Loading...
Học tiếng NhậtKiến thức cần thiếtVăn hóa Nhật Bản

4 câu nói dễ khiến bạn hiểu nhầm do đặc trưng văn hoá Nhật Bản

4 câu nói dễ khiến bạn hiểu nhầm do đặc trưng văn hoá Nhật Bản

Cả buổi nói chuyện bạn đều nhận được những cái gật đầu và câu trả lời “vâng” nhưng đến khi kết thúc cuộc trao đổi họ lại nói “để chúng tôi xem xét thêm rồi liên lạc lại” khiến bạn chưng hửng vô cùng. Liệu điều này có phải do đặc trưng văn hóa Nhật Bản?

Tại sao người Nhật lại luôn “nói vậy mà không phải vậy”?

Người Nhật thường mong muốn duy trì mối quan hệ hoà hơp, tránh mâu thuẫn.

Điều này vô tình dẫn đến hiểu nhầm thậm chí gây cảm giác không thoải mái cho người Việt mình khi mới làm việc tại Nhật.

Người Nhật còn hay mượn từ của tiếng Anh và sử dụng chúng với nghĩa hoàn toàn khác. Đăng ký ngay email tại đây để xem cách người Nhật sử dụng từ tiếng Anh và tránh những hiểu lầm không đáng có nhé.

Với đặc trưng văn hoá Nhật Bản, “Vâng” chưa chắc đã là đồng ý

Đối với người Nhật, “Vâng” có thể có nghĩa là “vâng, tôi đang lắng nghe bạn” hoặc “Vâng, tôi đã hiểu những gì bạn nói” hoặc “Vâng, tôi đã hiểu nhưng tôi không đồng ý đâu”.

Một độc giả của Morning Japan từng kể lại rằng:

Một lần tôi phải đi thương thảo với đối tác người Nhật khác. Suốt cả buổi họ luôn nói “Vâng” hoặc “Có” mỗi khi tôi nói về một vấn đề gì đó.

Họ chỉ nói thế với ý “vâng, tôi hiểu rồi” nhưng tôi lại tự hiểu là họ đồng tình với những thứ tôi trình bày.

Thế nên khi cuộc đàm phán kết thúc, tôi đã đứng dậy chuẩn bị bắt tay và hẹn kí kết.

Lúc này đối tác người Nhật kia nói “Chúng tôi sẽ cân nhắc và liên hệ với anh sau” khiến tôi khá chưng hửng.

đặc trưng văn hóa nhật bản
Đặc trưng văn hóa Nhật Bản

Vì vậy khi người Nhật nói “Vâng”, bạn đừng tự ngầm hiểu rằng họ đồng ý với những gì bạn nói nhé. Hãy tinh tế để ý thêm các biểu cảm hay sự ngần ngừ khi nói “vâng” của họ.

Đừng quá hi vọng vào câu “Chúng tôi sẽ cân nhắc”

Kiểu trả lời này thường được sử dụng như một cách khéo léo kết thúc cuộc trao đổi.

Họ sẽ không từ chối thẳng mà chỉ kết thúc cuộc nói chuyện như vậy.

Thỉnh thoảng cũng sẽ có trường hợp họ về cân nhắc và liên lạc lại với bạn thật.

Tuy nhiên nếu sau cuộc nói chuyện mà họ không có phản hồi gì thêm về vấn đề đó, bạn có thể hiểu rằng họ đã không đồng tình với những gì bạn nêu ra rồi đấy. 

Người Nhật mượn rất nhiều từ tiếng Anh và dùng chúng với nghĩa khác hẳn. Để không bị hiểu sai ý của người Nhật, hãy đăng kí email ở đây và nhận tài liệu cách dùng tiếng Anh của người Nhật.

Người Nhật sẽ không hiểu “Đây là việc rất gấp” gấp đến như nào

Một trong những nguyên nhân gây thiếu rõ ràng trong giao tiếp với người Nhật là việc đưa ra những câu không cụ thể. Điều này gây ra bởi cả 2 phía vì theo văn hoá Nhật Bản và văn hoà Việt Nam rất khác nhau.

giao tiếp với người nhật
Giao tiếp với người Nhật

Một bạn mới sang Nhật du học có chia sẻ với chúng tôi như sau:

Bạn phải nói theo cách lượng hoá rõ ràng cụ thể khi bảo ai đó làm gì.

Ví dụ, khi người Nhật nhờ ai đó làm gì, kể cả công việc đó chỉ mất tầm 1 tiếng, thì đôi khi họ sẽ phải mất đến nửa ngày hoặc hơn nữa.

Ngay cả khi họ có được bảo “đây là công việc rất gấp” thì bạn cũng không chắc chắc được điều gì.

Trong những trường hợp này, bạn không nên nói “đây là công việc cần gấp”. Hãy đưa ra số giờ hoặc thời gian cụ thể mà bạn cần công việc phải hoàn thành.

Vậy, khi được ai đó nhờ làm gì kèm câu “rất gấp”, bạn biết phải làm gì chứ? Hãy hỏi rõ lại là họ sẽ cần công việc được hoàn thành trong bao lâu.

(Đọc thêm các bài viết khác của Morning Japan để thấu hiểu văn hoá ứng xử nơi công sở tại Nhật)

“Chúng tôi sẽ tăng lương cho bạn sau một thời gian nữa”

Khi bạn nhận được câu nói đó từ sếp, bạn chờ đợi sẽ được tăng lương sau bao lâu? tháng sau hay 2-3 tháng nữa?

Một giám đốc người Nhật từng nói với cấp dưới là người Việt Nam “chúng tôi sẽ tăng lương cho anh”.

Như bao người Việt Nam khác, anh ta đã hiểu rằng mình sẽ được tăng lương sau 2-3 tháng nữa.

Khi đợi mãi mà không được tăng lương, anh ta nghĩ sếp mình đã không giữ lời hứa.

Nhưng thực tế không phải như vậy. Sau này ông giám đốc đã phải giải thích lại. Ý ông ta là anh người Việt kia sẽ được tăng lương sau 2-3 năm nữa kìa!

dac trung van hoa nhat ban

Như bạn cũng biết, văn hoá nhật bản và đặc biệt là văn hoá nơi công sở của người Nhật rất đặc trưng.

Người Nhật không mấy khi nhảy việc, họ đã làm ở đâu thì sẽ gắn bó rất lâu. Thế nên khoảng thời gian để họ được xét tăng lương cũng sẽ lâu không kém.

(Tìm hiểu ngay top 8 công việc đáng mở ước tại Nhật mà bạn có thể có được.)

Hiểu văn hóa Nhật Bản để làm việc với người Nhật tốt hơn

Kết lại, văn hoá Nhật bản có rất nhiều điểm khác biệt, thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kĩ thói quen giao tiếp của họ nhé. Hãy cố gắng để tránh những tình huống “dở khóc dở cười” khi giao tiếp với người Nhật.

Đừng quên comment phía dưới những câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho Morning Japan nữa nhé!

“She is smart” không hề có ý khen một cô gái thông minh như bạn nghĩ đâu.

Người Nhật rất hay sử dụng các cụm từ tiếng Anh trong hội thoại với nghĩa hoàn toàn khác.

Bình luận Facebook
Chia sẻ
One comment
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *