Loading...
Kiến thức cần thiếtTuyển dụng

Tăng cơ hội trúng tuyển với 18 lưu ý khi viết hồ sơ xin việc Rirekisho

Hồ sơ xin việc

Mỗi hồ sơ xin việc chỉ có 3 giây đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt với nhà tuyển dụng là người Nhật, một CV viết theo Rirekisho sẽ giúp bạn có cơ hội lọt vào “tầm ngắm” của họ.

Đọc những lưu ý khi viết hồ sơ xin việc sau sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng điền không đúng thông tin hoặc sai những mục không-hề-nghĩ-đến.

Đăng ký email tại đây để nhận file PDF bài viết cộng thêm ví dụ chi tiết để nắm rõ hơn cách viết PR bản thân Lý do ứng tuyển, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

1. Ngày gửi hồ sơ xin việc

Ngày được ghi trên cv xin việc là ngày được viết theo hệ thống lịch của Nhật Bản. Sử dụng bảng chuyển đổi để chuyển năm hiện tại thành năm tương đương theo lịch Nhật.

Sử dụng trang web chuyển đổi lịch tại đây.

Ví dụ: 平成20年8月4日, hoặc August 4, 2008.

hồ sơ xin việc

Chú ý: Nếu bạn viết CV đã lâu so với ngày nộp CV thì hãy cập nhật ngày tháng gần với ngày nộp. không được để ngày quá cũ.

Chẳng hạn bạn viết CV từ tháng 3 năm 2016, mà tháng 1 năm 2017 bạn mới gửi CV đến nhà tuyển dụng thì hãy chỉnh lại thời gian nhé. Đừng để bị mất điểm vì những điều này.

2. Tên ứng viên

Tên (氏名) của bạn nên được viết theo Họ + tên, không cần phải đổi lại thành Tên + Họ.

Tiếng Nhật có hai bộ ngôn ngữ khác nhau là Hiragana và Katakana. Mỗi bộ sẽ có một cách viết tên khác nhau, tùy theo bạn thích cách viết nào để lựa chọn nhé.

hồ sơ xin việc

Ví dụ: Michael Johnson khi chuyển sang Hiragana sẽ thành まいけるじょんそん. nhưng Katahana lại là マイケル・ジョンソン.

3. Con dấu

Là nơi mà bạn sẽ đóng dấu hoặc dán ảnh scan dấu cá nhân của bạn vào hồ sơ. Nếu không bạn có thể bỏ trống mục này. Tuy nhiên, ở Nhật những con dấu cá nhân thường chuyên nghiệp hơn là chữ ký viết tay.

hồ sơ xin việc

Đọc thêm bài viết về con dấu cá nhân để hiểu rõ thêm.

4. Ảnh cá nhân

Ảnh cá nhân như một điều kiện chuẩn trong Rirekisho ở Nhật.

Bức ảnh nên được chụp cẩn thận, giống như là bạn chụp ảnh thẻ ở Việt Nam. Quần áo chỉnh tề, nghiêm túc. Đầu tóc gọn gàng, nhìn thẳng. Khi chụp ảnh, bạn hãy thể hiện được sự tươi tắn trên nét mặt, nhưng không phải là cười toe toét nhé. Họ sẽ nghĩ bạn không nghiêm túc.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chụp với dáng vẻ mặt buồn buồn, gây cảm giác như đang thiếu sức sống. Nhớ là hài hòa sao cho thể hiện được sự tươi tắn, sự nhiệt huyết nhưng cũng đủ chín chắn và nghiêm túc.

Đặc biệt, bạn không-được-phép dán ảnh chụp selfie vào hồ sơ xin việc cá nhân của mình. Đảm bảo rằng nếu dùng ảnh selfie bạn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe.

Đăng ký email tại đây để nhận file PDF bài viết + ví dụ chi tiết cách viết PR bản thân và lí do xin việc

hồ sơ xin việc

  • Kích thước ảnh:

+ Cao: 36 – 40mm

+ Rộng: 24 – 30mm

5. Ngày, tháng, năm sinh, tuổi tác và giới tính

Ở phần 1 chỗ viết ngày tháng viết hồ sơ xin việc, bạn để thời gian theo lịch nào (lịch truyền thống của Nhật Bản hoặc lịch của phương Tây) thì mục này cũng để thống nhất như vậy.

Ví dụ:  昭和56 8月3日, hoặc August 3, 1981.

Tuổi: 満35歳.

Giới tính bạn có hai lựa chọn:  男 – Nam và 女 – nữ. Khoanh tròn ở giới tính của bạn.

hồ sơ xin việc

6. Địa chỉ

Địa chỉ gồm 2 phần.

Địa chỉ hiện tại: ghi rõ cả mã bưu điện và phần phiên âm

Địa chỉ khác: ví dụ bạn sắp chuyển đi nơi khác, muốn được liên lạc qua địa chỉ khác có thể ghi “Từ ngày 10/1, ….

hồ sơ xin việc

  7. Số điện thoại hiện tại

Điền số điện thoại hiện tại của bạn (số điện thoại bàn hoặc di động). Thêm dấu “+” trước mã vùng nước bạn và số điện thoại của bạn nhé!

Ví dụ: +84…

hồ sơ xin việc

8. Thông tin liên lạc

Nếu bạn có người quen (người thân, bạn bè hay luật sư) sống Nhật để công ty liên lạc, thì có thể để lại thông tin đó ở mục này.

Nếu không bạn có thể để trổng.

hồ sơ xin việc

9. Số điện thoại liên lạc

Nếu giống như ở mục 7 thì không cần viết lại nữa. Nếu ở mục 7 là số điện thoại nhà, thì bạn có thể điền số di động của bạn ở mục 9 trong trường hợp bạn không thường xuyên ở nhà.

hồ sơ xin việc

Đăng ký email tại đây để nhận file PDF bài viết đọc bất kỳ khi nào bạn muốn ngay trên điện thoại, laptop.

10. Học tập

Các bạn hãy nhớ là phần học tập và phần công việc phải viết tách riêng ra, không gộp 2 phần này vào.

Quá trình học tập và làm việc đều viết theo dạng từ xưa đến nay theo thời gian tiến dần.

Chú ý

  • Viết theo cặp thời gian 入学 và 卒業 (hoặc 卒業見込み)
  • Không ghi mỗi ngày 入学 hoặc 卒業 vì người đọc sẽ không nắm đc là bạn đã hoàn thành chưa, hay giữa các giai đoạn có khoảng trống gì không.
  • Không dùng cả cụm câu: ◯◯大学で勉強しました、◯◯学校に入学しました、卒業しました

Cả câu dài như vậy chỉ dùng trong đoạn văn, không dùng trong hồ sơ xin việc 履歴書.

  • Trong hồ sơ xin việc 履歴書 chỉ dùng các chữ Hán: 入学、編入、卒業、終了 ,…
  • Khi nộp hồ sơ xin việc bạn chỉ cần viết quá trình học tập của mình từ cấp 3 trở lên. Không cần thiết phải ghi học cấp 1, cấp 2.
  • Nếu bạn viết thời gian theo lịch Nhật Bản ở phần đầu thì ở những phần sau cũng viết thống nhất theo lịch Nhật Bản. Tương tự đối với lịch phương Tây.

hồ sơ xin việc

Lưu ý ghi tên quốc gia (国), trường đại học (大学), ngành học (学部) và môn học (留学).

Nếu bạn có bằng cấp, chứng chỉ, hoặc những nghiên cứu, khóa luận riêng có liên quan đến công việc có thể ghi tất vào mục này nhé! Nó cũng là một lợi thế lớn để nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn hơn so với những ứng viên khác.

Một số từ chuyên ngành để các bạn đỡ mất công tìm kiếm:

法学部 Luật 経済学部 Kinh tế
商学部 Thương mại 教育学部 Giáo dục
文学部 Văn học 外国語学部 Ngoại ngữ
社会学部 Xã hội học 教養学部 Liberal Arts
芸術学部 Art 国際関係学部 Quan hệ quốc tế
理学部 Khoa học 工学部 Kỹ thuật
医学部 Dược 獣医学部 Thú y
歯学部 Nha khoa 薬学部 Khoa học dược phẩm
農学部 Nông nghiệp

11. Công việc

Nhà tuyển dụng người Nhật đề cao ứng viên của họ sẽ làm việc lâu dài cho một công ty. Bởi theo họ, như vậy thể hiện được sự trung thành. Morning Japan đã đề cập tới trong văn hóa làm việc của người Nhật những bài trước.

Mục này bạn cũng ghi các công việc mình đã từng làm vào. Chú ý là Công việc và Học tập là hai mục tách riêng biệt nhau nhé bạn. Không được gộp chung.

hồ sơ xin việc

Đăng ký email tại đây để nhận file PDF bài viết + ví dụ chi tiết cách viết PR bản thân, Lí do xin việc, giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển.

Một số cụm từ cho lý do thôi việc:

  • 退職: sa thải
  • リストラ, 解雇: bạn thuộc diện tinh giảm biên chế do công ty tái tổ chức hay giảm thiểu nhân sự.
  • 一身上の都合により退社 xin nghỉ việc vì lí do cá nhân.
  • 現在に至る” – cho tới thời điểm hiện tại.

Sau khi hoàn thành phần công việc và học tập, hãy cách ra 3 dòng và kết thúc bằng cụm từ “以上”.
hồ sơ xin việc

Tên bộ phận trong công ty

総務部 Phòng Tổng vụ 人事部 Phòng Hành chính nhân sự
経理部 Phòng Kế toán 営業部 Phòng Kinh doanh
調達部 Phòng Đấu thầu 研究開発部 Phòng Nghiên cứu và phát triển
技術部 Phòng Kỹ thuật 製造部 Phòng Sản xuất
輸出部 phòng Xuất khẩu 広報部 Phòng Quan hệ công chúng (đối ngoại)
法務部 Phòng Pháp chế 企画部 Phòng Kế hoạch
販売促進部 Phòng Kinh doanh quảng cáo 企画開発部 Phòng Kế hoạch và phát triển dự án
秘書室 Phòng thư ký 社長室 Phòng giám đốc


Vị trí công việc(役職名)

会長 Chủ tịch      副会長 Phó chủ tịch
社長 Giám đốc 副社長 Phó giám đốc
代表取締役 Giám đốc đại diện 取締役/役員 Ủy viên hội đồng quản trị
専務取締役 Giám đốc điều hành cấp cao 常務取締役 Giám đốc điều hành
監査役 Kiểm toán 相談役 Cố vấn
社外取締役 Giám đốc phụ trách đối ngoại 部長 Trưởng quản lý
副部長 Phó quản lý 課長 Quản lý
係長 Trợ lý giám đốc 工場長 Quản lý kế hoạch
秘書 Thư ký 支店長 Quản lý chi nhánh
最高経営責任者(CEO) Giám đốc điều hành 最高執行責任者(COO) Giám đốc điều hành
執行役員 Nhân viên điều hành 最高技術責任者(CTO) Giám đốc kỹ thuật
最高情報責任者(CIO) Giám đốc bộ phận thông tin

12. Bằng lái và chứng chỉ

Sở hữu bằng lái xe khi đi xin việc ở Nhật được coi là một yêu cầu và một lợi thế hơn so với những ứng viên khác.

Bạn có thể sử dụng bằng lái quốc gia của bạn hoặc bằng lái quốc tế và có thể chuyển đổi nó sang bằng lái của Nhật Bản.

Tốt nhất bạn nên chuyển qua bằng lái của Nhật cho thuận tiện.

hồ sơ xin việc

Một thứ không thể không ghi trong hồ sơ xin việc đó là chứng chỉ tiếng Nhật 日本語能力試験1級 合格 – Japanese Language Proficiency Certificate.

Ngoài ra, nếu có chứng chỉ nào khác, bạn có thể ghi thêm.

13. PR bản thân và lí do xin việc

Đây là một phần vô cùng quan trọng và chủ chốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cách viết phần này thì không phải ai cũng biết cách viết ấn tượng.

hồ sơ xin việc

A. GIỚI THIỆU BẢN THÂN

3 BƯỚC VIẾT GIỚI THIỆU BẢN THÂN

Bước 1: Xác định yêu cầu

Trước khi viết Giới thiệu bản thân, cần xác định được doanh nghiệp yêu cầu những kỹ năng, tố chất gì ở ứng viên cho vị trí công việc ứng tuyển. Tìm hiểu công ty cũng là một trong những việc cần thiết nếu bạn được tham gia phỏng vấn.

Ví dụ:

  • 「前向きな人」→「常に目標を達成する能力、意欲がある人」

Doanh nghiệp tìm kiếm người 「前向きな人」tức là họ mong muốn người ứng tuyển là người có suy nghĩ tích cực, có mong muốn và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu.

  • 「事業を引っ張っていける人」→「メンバーを巻き込むリーダーシップ、企画力がある人」

Hay「事業を引っ張る人」là những người mang tố chất lãnh đạo, kết nối được những thành viên trong nhóm và khả năng lập kế hoạch và quản lý.

Bước 2: Hiểu rõ bản thân

Liêt kê những công việc đã làm, những kinh nghiệm mà bạn đạt được từ trước đến nay, từ đó chỉ ra những thành quả, kỹ năng thu được. Thực hiện bước này giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về năng lực bản thân và sẽ không cần phải lăp lại một lần nữa khi gửi đơn ở những công ty khác.

Ví dụ: hồ sơ xin việc

  • 大きなプロジェクトを任された → 企画実施力、メンバーをまとめるマネジメント力がついた

Đã từng nhận trách nhiệm một dự án lớn nên đã có khả năng lập kế hoạch, quản lý các thành viên trong nhóm.

  • 目標を超える高い実績を出して表彰された → 目標に対するコミット力と貪欲な姿勢、仕事遂行力の高さの証明

Từng được khen thưởng vì đạt hiệu quả vượt qua mục tiêu công việc, có chứng nhận về khả năng làm việc tốt, năng suất và có hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể liệt kê thêm những điểm yếu, sở thích của mình.“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” càng hiểu rõ về bản thân và công ty bạn càng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những điểm này có thể viết hoặc không viết vào CV nhưng đều sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia phỏng vấn vì doanh nghiệp sẽ có xu hướng hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên.

Bước 3: Nắm bắt cơ hội

Đối chiếu giữa những kỹ năng, điểm mạnh đã liệt kê ở bước trên với yêu cầu của doanh nghiệp, loại bỏ đi những điểm không cần thiết. Từ đó bạn sẽ xác định được những khía cạnh có lợi cho việc tuyển chọn và đi sâu vào nó trong Giới thiệu bản thân. Tương tự đối với sở thích, điểm yếu…

Với mỗi vị trí ứng tuyển lại có những yêu cầu khác nhau nên bạn cần điều chỉnh linh hoạt các yếu tố sao cho phù hợp với từng công việc.

Đăng ký email tại đây để nhận bản PDF bài viết + các ví dụ chi tiết để nắm rõ hơn cách viết PR bản thân Lý do ứng tuyển, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.  

NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT GIỚI THIỆU BẢN THÂN

Trình bày ngắn gọn.

Nói tóm tắt những điểm bạn muốn đề cập đến giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính sau đó mới đi sau vào từng điểm một. hồ sơ xin việc

Tránh trường hợp nói lan man sẽ khiến nhà tuyển dụng gặp rắc rối trong việc đọc và nắm bắt thông tin, bất lợi của nhà tuyển dụng cũng sẽ gây ra bất lợi cho chính bản thân mình.

 

Sáng tạo từ ngữ của riêng mình.

Với những dòng thông tin ngắn hãy sử dụng từ ngữ sao cho sáng tạo mà vẫn súc tích, ngắn gọn.

Nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm hàng nghìn CV mỗi ngày, sẽ rất nhàm chán nếu CV của bạn cũng giống như những người khác.

Việc sáng tạo từ ngữ của mình cũng là một trong những cách tạo sự thu hút nhỏ đối với nhà tuyển dụng

Ví dụ:

「ひとつのことにこだわらずに、いろいろな角度で物事を考え、見て、行動できることです。そのときの状況を踏まえて行動できるからこそうまくいきます。」

“Tôi không chỉ để ý đến một vấn đề mà thường xuyên suy nghĩ quan sát sự việc theo nhiều góc độ khác nhau. Tùy theo tình huống khi đó mà tôi có thể làm việc một cách hiệu quả nhất có thể.”

Đưa ra dẫn chứng chi tiết.

Mô tả kĩ cho những gì bạn viết. Sẽ không ai tin bạn nếu không có chứng cứ và điều tốt nhất làm chứng cho bạn là những kinh nghiệm đã trải qua.

Với một đoạn PR, bạn có thể nêu lên kỹ năng, điểm mạnh của mình, sau đó kể về tình huống, khó khăn đã gặp phải, mô tả chi tiết cách giải quyết của bạn trong trường hợp đó, và kết quả thu được. Tất cả đều giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn.

Đăng ký email tại đây để nhận bản PDF bài viết + các ví dụ chi tiết để nắm rõ hơn cách viết PR bản thân Lý do ứng tuyển, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.  

B. LÝ DO ỨNG TUYỂN

3 NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG PHẦN LÝ DO ỨNG TUYỂN

Thứ nhất: Kỹ năng bản thân và lý do ứng tuyển

Trong phần này bạn cần giới thiệu ngắn gọn những kỹ năng của mình có liên quan đến công việc ứng tuyển. Tiếp theo mới nói ra lý do ứng tuyển, đó là những việc bạn muốn làm, mục tiêu muốn đạt được nếu trúng tuyển vào công ty. Những mục tiêu, công việc bạn đề ra sẽ cho nhà tuyển dụng thấy lòng nhiệt huyết của bạn đối với công việc.

Ví dụ:

  • 私は大学での講義や実習でプログラミングを学び、プログラミングには自信があります。アルバイト先で、プログラミングを活かして簡単なマクロを組んだ所、従業員からとても感謝され、ITシステムの持つ課題解決の可能性を感じ、IS業界に興味を持ちました。

Trong quãng thời gian học đại học, tôi đã được đào tạo và thực hành về lập trình máy tính, vì thế tôi tự tin vào kỹ năng lập trình của mình. Ở công việc làm thêm trước, tôi đã vận dụng khả năng của mình xây dưng một hàm lệnh đơn giản, và đã nhận được sự cảm ơn từ các nhân viên ở đây. Từ đó, tôi thấy rằng mình có khả năng trong việc giải quyết vấn đề của hệ thống Công nghệ thông tin, và đặc biệt có hứng thú về ngành Hệ thông thông tin quản lý.

Thứ 2: Lý do lựa chọn công ty

Lý do bạn lựa chọn công ty để ứng tuyển là gì? Vì ngành nghề, văn hóa công ty,… hay vì lý do nào, nó đều cần phù hợp được với mục tiêu bạn đã đặt ra.

Đây là phần để bạn thể hiện sự hiểu biết của mình về công ty đã ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự muốn trở thành nhân viên của công ty.  

Ví dụ, hãy nêu thế mạnh của công ty, phân tích xem điều đó giúp bạn đạt được mục tiêu của mình như thế nào.

Ví dụ:

  • IS業界の中でも、貴社は、日立グループの情報通信における中核として、大規模ERPやCRMの開発に強いプレゼンスがあります。貴社でならITシステムを通して社会の課題を解決したい、という私の想いを実現できると感じ、貴社を強く志望しております。

Trong ngành Hệ thống thông tin hiện nay, quý công ty với tư cách là cốt lỗi truyền thông của tập đoàn Hitachi, có một vị trí lớn trong việc phát triển hệ thống quy mô lớn ERP và CRM. Nếu làm việc ở quý công ty, thông qua hệ thống công nghệ thông tin, có thể hiện thực hóa được những suy nghĩ của tôi trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nên tôi có mong muốn mãnh liệt được gia nhập quý công ty.

hồ sơ xin việc

Thứ 3: Những dự định trong tương lai

Sau khi đã nói về lý do ứng tuyển vào công ty, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rõ hơn lòng nhiệt huyết đối với công việc. Hãy bày tỏ mong muốn gia nhập công ty. Bạn có thể nói về những dự định, nguyện vọng cống hiến, những điều muốn học được trong tương lai.

Ví dụ:

  • 仮に入社できた際、海外営業として、留学時代に培った語学力を活かし、貴社製品の世界展開に貢献していきたいと考えております。

Nếu được gia nhập vào quý công ty, tôi muốn phụ trách mảng kinh doanh với các đối tác nước ngoài, tận dụng khả năng ngoại ngữ của mình trong quãng thời gian du học, góp phần đưa những sản phẩm của công ty ra khắp thế giới.

CÁC LƯU Ý KHI VIẾT LÝ DO ỨNG TUYỂN

Sử dụng kính ngữ

Khi viết CV Rirekisho, bạn cần sử dụng kính ngữ hay khiêm nhường ngữ một cách cẩn thận và chính xác.

Ví dụ:

Đối với công ty ứng tuyển, khi viết hãy sử dụng「貴社」để thể hiện sự kính trọng.

(「御社」là cách sử dụng khi nói chuyện, xưng hô, phỏng vấn)

Tránh viết những nội dung tiêu cực

Nếu đề cập đến lý do lý do nghỉ việc ở công ty cũ, hãy tránh việc chê bai công ty trước. Vì như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về bạn.

Tự tin về bản thân là điều tốt khi ứng tuyển. Nhưng đối với đất nước đề cao sự khiêm tốn như Nhật, bạn không nên thể hiện sự tự tin quá mức. Hãy thể hiện sự tích cực, tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi.

Lỗi nội dung chung chung

Đây là lỗi khá dễ mắc phải khi bạn gửi CV ở nhiều công ty. Nhiều bạn viết phần này như có mẫu chung sử dụng cho tất cả các công ty. Nhà tuyển dụng sẽ không thấy được điểm khác biệt để tuyển bạn.

Ví dụ:

  • ベトナムと日本と架け橋になりたいからです。・

Tôi muốn trở thành cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản

  • にほんでべんきょうしことを生かせるしごとをしたいからです。

Tôi muốn phát huy được những gì đã học ở Nhật Bản.

Đăng ký email tại đây để nhận bản PDF bài viết + các ví dụ chi tiết để nắm rõ hơn cách viết PR bản thân Lý do ứng tuyển, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.  

14. Số người phụ thuộc (không bao gồm vợ/chồng).

Điền số người phụ thuộc vào bạn vào bên trái của từ “人”. Nếu không bạn hãy điền số “0”.

hồ sơ xin việc

15. Tình trạng hôn nhân

Nếu bạn đã có gia đình hãy khoanh tròn “有”, nếu không “無”.

hồ sơ xin việc

16. Chăm sóc vợ/ chồng

Nếu bạn thuộc diện đặc biệt hãy khoanh tròn “有”. Ví dụ đang chăm sóc vợ nghỉ đẻ, hay chồng trong thời gian dưỡng bệnh và phải nghỉ ở nhà. Nếu không khoanh tròn vào “無”.

hồ sơ xin việc17. Yêu cầu của ứng viên với công ty ứng tuyển

 Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu gì đặc biệt hãy điền ở mục này. Ví dụ trong những điều khoản về lương, công việc, thời gian làm việc, vị trí làm việc…

hồ sơ xin việc

18. Người giám hộ

Mục này có thể để trống trừ khi bạn là trẻ vị thành niên. Thông tin yêu cầu sẽ là tên, số điện thoại và địa chỉ của người giám hộ.

hồ sơ xin việc

Bạn đã sẵn sàng để tạo một CV tiếng Nhật chuẩn chưa?

Để viết được hồ sơ xin việc chuẩn Rirekisho không phải ai cũng biết cách. Có rất nhiều thứ chúng ta cần tìm hiểu mới có thể tạo được bộ CV chuẩn Nhật.

Tuy nhiên, thay vì mất thời gian và công sức tự nghiên cứu, mày mò, các bạn hoàn toàn có thể tự tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật chỉ với 10 phút bởi trang web sau đây. Hoàn thiện CV xong, bạn sẽ được dịch CV từ tiếng Việt sang tiếng Nhật miễn phí bởi các biên dịch viên N1 tiếng Nhật và có kinh nghiệm về mảng tuyển dụng. 

–> Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật và tăng cơ hội trúng tuyển việc làm Nhật với trang tạo CV tiếng Nhật chuẩn này nhé bạn! 

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *