Đối với quốc gia có nền văn hóa đặc sắc như Nhật Bản, hẳn sẽ có những quy tắc ứng xử rất đặc biệt. Thấu hiểu những điều này giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và tránh những hiểu lầm không đáng có. Sau đây là tổng hợp 23 nét độc đáo về con người Nhật Bản bạn không thể ngờ tới!
1. Việc chia hóa đơn của người Nhật Bản
Tại Nhật, việc chia hóa đơn khi đi ăn uống là chuyện bình thường đối với bạn bè, thậm chí cả những người đang hẹn hò. Trong tiếng Nhật thường gọi là betsu- betsu (別々), nghĩa là tách riêng từng phần.
Mọi người sẽ chia ước lượng phần của từng người sẽ trả. Tuy nhiên trong trường hợp hóa đơn đắt tiền, nam giới hoặc người có địa vị cao thường sẽ là người trả phần nhiều hơn một ít.
Bạn cũng cần lưu ý việc này không được chấp nhận trong các tình huống kinh doanh. Khi đi ăn uống với đối tác, bên công ty đang muốn thương thuyết hợp đồng hay bán sản phẩm sẽ là người trả tiền. Tuyệt đối không chia hoặc để cho khách hàng trả tiền. Nếu khách hàng làm việc này cũng đồng nghĩa với công ty còn rất ít cơ hội.
2. Itadakimasu
Trước bữa ăn, người Nhật thường nói “Itadakimasu”. Đó là một cách nói lịch sự, nghĩa là “xin mời”. Cùng với đó là hành động chắp tay như tư thế cầu nguyện.
Người Nhật Bản cũng ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Từ này cũng xuất phát từ quan niệm trong đó, nó có ý nghĩa cảm tạ khi được nhận sinh mệnh của mọi vật trong thế gian. Ngoài ra cũng là lời cảm ơn đặc biệt dành tặng cho những người đã làm nên bữa ăn-người nông dân, cư dân, đầu bếp.
Đây được xem là nét đẹp văn hóa của Nhật Bản, đón nhận mọi thứ bằng thái độ trân trọng và biết ơn nhất!
3. Không rót đồ uống cho riêng mình
Tại Nhật, trong các bữa tiệc, bị cho rằng thô lỗ nếu bạn rót đồ uống cho riêng mình. Thay vào đó, nên rót cho mọi người và sẽ có người để ý đến làm tương tự lại cho bạn.
Đây là hành động thể hiện sự tinh tế của con người Nhật Bản, luôn quan tâm đến người khác. Việc mua những đồ uống có dung tích lớn có thể uống cùng nhau cũng là điều phổ biến tại Nhật trong các buổi họp mặt.
4. Nguyên tắc trong việc đổ rác
Bảng chỉ dẫn đổ rác của người Nhật Bản hẳn sẽ đem lại cho bạn nhiều sự ngạc nhiên. Có quá nhiều những quy tắc trong việc vứt rác đúng cách. Từ việc gói rác như thế nào đến việc phân loại tái chế cho xe bán tải đều được quy định rõ ràng.
Mỗi khu phố tại Nhật sẽ cử ra một người để quản lý và theo dõi hành động đổ rác. Điều này sẽ giúp cho mọi người tự giác hơn trong việc tuân thủ các quy tắc trên. Ngoài ra việc hiểu và quen việc thực hiện đúng quy trình sẽ khiến việc đổ rác đúng cách không còn là nỗi ái ngại của riêng ai.
5. Tránh nói thẳng những vấn đề không vừa lòng
Không có gì ngạc nhiên nếu con người Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ về sự lịch sự. Họ thường không nói trực tiếp những vấn đề không vừa lòng hoặc có thể gây xung đột. Họ cho rằng việc nói trực tiếp những chuyện này là một việc thiếu sự tinh tế.
Nếu biết rõ điều này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy người Nhật Bản sẽ đưa ra những ẩn ý khéo léo thay vì tuyên bố trực tiếp. Khả năng đọc gợi ý được xem như kỹ năng giao tiếp quan trọng phải biết khi đến Nhật Bản.
6. Không chỉ tay
Bạn nên tránh chỉ tay tại Nhật Bản. Bởi đây được xem là hành động thể hiện sự đe dọa. Thay vào đó, bạn nên chỉ hướng với bàn tay mở. Việc hướng dẫn bằng lời nói cũng phổ biến tại Nhật Bản hơn là việc thể hiện hành động.
7. Trân trọng với đũa
Đũa ở Nhật là vật dụng đòi hỏi sự trân trọng. Vậy nên tại đây có những nguyên tắc về việc dùng đũa bạn cần lưu ý:
- Tránh sử dụng vào mục đích khác ngoài ăn uống. Chẳng hạn dùng để chỉ trỏ hoặc cầm lơ lửng khi nói chuyện.
- Tránh gắp cùng người nào đó trên cùng một đĩa trong cùng một thời gian
- Tránh đảo đũa trong đĩa thức ăn. Hãy gắp thức ăn trong đĩa gần với bạn nhất!
- Tránh đâm thức ăn lên bằng đũa nếu bạn thấy khó gắp chúng lên. Người Nhật xem đây là hành động thô bạo với thức ăn của mình.
- Tránh khuấy đũa trong bát canh. Người Nhật cho rằng bạn đang có hành động “làm sạch đũa”.
- Tránh chuyển thức ăn từ đũa của mình đến đũa người khác. Đây là hành động tối kỵ vì liên tưởng đến nghi lễ tang của người Nhật.
8. Cúi chào
Năm 2009, tổng thống Mỹ Obama đã vừa bắt tay vừa cúi người chào Nhật Hoàng. Hình ảnh này được ghi lại và gây ra sự tranh cãi trong suốt thời gian đó.
Cũng như tổng thống Mỹ Obama, một số người nước ngoài khi đến Nhật thường hoang mang không biết nên cúi đầu hay bắt tay để chào hỏi ai đó. Cuối cùng họ thường làm hai điều đó cùng một lúc. Đây thực sự là một sự hiểu lầm không đáng có!
Bắt tay là hình thức chào hỏi thông thường tại Nhật Bản. Bạn sẽ không phải cúi người chào nếu không quen với hình thức đó. Việc bạn làm hai thứ cùng một lúc sẽ làm người đối diện thấy vô cùng khó xử và ngại ngùng!
9. Dùng khăn ướt trước khi ăn
Oshibori là loại khăn ẩm thường được cung cấp tại các nhà hàng Nhật Bản. Nó được dùng để lau tay trước khi ăn. Oshibori nóng hay lạnh tùy thuộc vào thời tiết, để đem lại cho thực khách những giây phút thoải mái nhất. Bạn nên tránh sử dụng Oshibori để lau mặt hoặc dùng để khăn lót khi ăn, đây được xem là hành động thô lỗ tại Nhật.
Hiện nay loại khăn này không chỉ xuất hiện nhiều ở các nhà hàng mà còn ở trên máy bay, spa… Nó đại diện cho hình ảnh một nước Nhật lịch sự, tinh tế từ những điều nhỏ nhặt nhất
10. Dùng kính ngữ khi nói chuyện
Keigo là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói với người nghe (kính ngữ). Tùy theo đối tượng mà lại có các cách sử dụng mức độ Keigo khác nhau. Ngay cả đối với người Nhật Bản, việc sử dụng thành thạo Keigo cũng là khó khăn lớn.
Tuy vậy đừng vì thế mà bạn bỏ Keigo trong những trường hợp cần sử dụng trong giao tiếp tại Nhật. Nếu không, bạn sẽ được cho là người thô lỗ và không hiểu biết về văn hóa xứ sở mặt trời mọc.
11. Trân trọng danh thiếp
Danh thiếp gọi là Meishi trong tiếng Nhật, đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa tại Nhật. Việc bạn cho thấy sự trân trọng khi nhận Meishi từ người khác cũng là nghệ thuật trong giao tiếp ở đây. Nhận bằng cả hai tay và quan sát kỹ chúng. Trong cuộc họp mặt với họ, bạn nên để tấm card vừa nhận được trước mặt trên bàn. Đó thể hiện thái độ quý trọng mối quan hệ của bạn.
Bộ sưu tập Meishi cũng là tài sản mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng muốn sở hữu. Bạn sẽ được xem là người có kỹ năng đối ngoại tốt nếu có trong tay số lượng lớn Meishi tại Nhật Bản.
12. Mang ba lô trên tay
Tại các tàu, xe đông đúc, người dân Nhật thường cởi ba lô và giữ nó trên tay mình. Hành động này cũng xuất phát từ nét đẹp trong tính cách của con người Nhật Bản. Họ luôn mong những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
Phần lớn các công ty vận tải đã nỗ lực hướng dẫn hàng triệu hành khách cư xử đúng mực. Ngoài ra, họ cũng rất đầu tư cho những sáng kiến để nâng cao nhận thức của người dân trên phương tiện công cộng.
13. Đừng tips kể cả bạn là tỉ phú
Tại Nhật, bạn sẽ không cần chi tiền tip cho dịch vụ nhà hàng hoặc taxi. Việc chi tiền “hoa hồng” tại đây có thể bị cho rằng đang xúc phạm hoặc ít nhất gây khó xử cho nhân viên.
Họ phục vụ khách hàng với tấm lòng chân thành nhất, không vì mục đích nào khác. Bởi vậy hãy thoải mái đón nhận tinh thần phục vụ tuyệt vời này như món quà mà người Nhật Bản dành tặng bạn
14. Luôn mang ô bên mình
Người Nhật lúc nào cũng mang ô bên mình. Thói quen này cũng xuất phát từ văn hóa của con người Nhật Bản được thấm nhuần từ bé. Đó là cư xử lịch sự, tinh tế và không gây ảnh hưởng đến người khác.
Bởi họ rất sợ làm ướt mọi người xung quanh khi trên xe bus hay tàu đông đúc. Các nhà hàng hay cửa hàng bách hóa cung cấp bao bọc ô dành cho khách để tránh sàn trơn trợt.
15. Tinh thần làm việc nhóm
Người Nhật luôn gắn liền với hình ảnh làm việc nhóm. Thành quả là sự nỗ lực của cả tập thể chứ không chỉ riêng ai. Trong nhiều trường hợp, các nhân viên ở lại làm việc muộn bởi vì nhóm của họ chưa ai về sớm. Những người về trước phần còn lại của nhóm sẽ được cho là công việc không thỏa mãn họ.
16. Tặng Oseibo và Ochugen
Oseibo và Ochugen là quà tặng vào mùa đông và mùa hè do các gia đình chuẩn bị. Quà tặng thường là trái cây, bia hoặc đồ ngọt. Họ tặng cho người thân, hàng xóm hoặc bất cứ ai đã giúp đỡ bạn trong một năm vừa qua. Oseibo và Ochugen là quà tặng cho các gia đình với nhau chứ không phải cá nhân.
17. Việc bóp còi
Những người lái xe tại Nhật thường rất kiên nhẫn và tránh việc hối thúc người khác bằng việc bóp còi. Việc sử dụng còi chỉ dành cho những trường hợp nguy hiểm.
Tiếng báo động hoặc đèn nhấp nháy thường trên đường là lời cảnh báo rằng bạn đang không bật đèn vào buổi đêm.
18. Tránh hút thuốc, nói to nơi công cộng
Người Nhật Bản nổi tiếng với việc cư xử lịch sự và tinh tế. Hút thuốc, nói chuyện hay nghe nhạc quá to là điều cấm kỵ nơi công cộng ở Nhật. Bạn sẽ để ý rằng rất hiếm khi người Nhật nói chuyện với nhau trên phương tiện giao thông công cộng.
Vậy nên bạn nên tránh việc nói chuyện điện thoại trên tàu hay xe bus. Hút thuốc đúng nơi quy định, tránh làm việc đó những nơi công cộng để làm ảnh hưởng đến mọi người.
19. Không dùng mực đỏ để viết tên
Nếu bạn có ý định ở lại Nhật, thì nên bỏ suy nghĩ viết mọi thứ bằng mực đỏ. Ngày xưa người Nhật Bản thường dùng mực đỏ viết tên những người đã chết trong sổ gia đình. Họ quan niệm rằng mực đỏ chỉ dành viết cho người đã chết.
Mặc dù đây là một quan niệm của ngày xưa, nhưng hiện nay người Nhật vẫn coi việc viết tên ai đó bằng mực đỏ là rất thô lỗ. Vậy nên bạn nên tránh sử dụng một cây bút màu đỏ để tránh những hiểu lầm không đáng có nhé!
20. Không đi giày trong nhà
Bạn cần cởi giày trước lối vào các khách sạn, nhà cửa và công ty ở Nhật. Thông thường họ sẽ cung cấp dép để đi vào các nơi này.
Tuy nhiên đừng bao giờ đi dép khi bước vào nhà có thảm tatami ( tatami là tấm nệm được dùng để lát mặt sàn nhà truyền thống của Nhật Bản ). Một số người nước ngoài vẫn đi dép vào các đền chùa có rải thảm tatami ở Nhật. Hãy lưu ý điều này để tránh hiểu lầm không đáng có nhé!
21. Không dùng thìa khi ăn súp
Súp được phục vụ trong một bát nhỏ, ví dụ như súp miso. Nó thường được phục vụ ngay khi bắt đầu hầu hết các bữa ăn của Nhật Bản. Bạn không phải dùng thìa vào khi dùng súp. Thay vào đó, bạn có thể mang bát gần miệng của bạn và uống nó.
22. Cử chỉ thân thiết
Người Nhật không thích sự đụng chạm như ôm hay vỗ lưng từ đằng sau. Họ cảm thấy không thoải mái với những cử chỉ như vậy. Những người yêu cũng có khuynh hướng tránh sự thân thiết về thể xác ở những nơi công cộng.
23. Chỗ ngồi trong khi họp
Trong các cuộc họp kinh doanh, mọi người từ một công ty đều ngồi ở cùng một phía. Khách hàng ngồi ở phần sâu nhất của phòng, xa nhất từ cửa. Đây được coi là vị trí ngồi tốt đối với người Nhật Bản
Mỗi một thói quen hay hành động của người Nhật cũng xuất phát từ truyền thống đẹp đẽ được thấm nhuần từ tấm bé. Nhanh chóng sang Nhật để có dịp trải nghiệm những điều thú vị này nhé!
Đăng ký CV trên Flyout để phát triển con đường sự nghiệp tại Nhật Bản. Flyout sẽ là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng Nhật- mọi thứ chưa bao giờ đơn giản đến thế!