Loading...
Cuộc sống ở NhậtKiến thức cần thiết

Thông tin chi phí chi tiết giúp bạn sang Nhật sinh sống & làm việc tiết kiệm hơn

Thông tin chi phí chi tiết giúp bạn sang Nhật sinh sống & làm việc tiết kiệm hơn

Nhật Bản vẫn luôn là đất nước nhiều người lựa chọn để du học và làm việc. Nắm rõ những thông tin, chi phí cần thiết, bạn sẽ không phải bỡ ngỡ hay chịu đựng sự thiệt thòi nơi xứ người. Những kinh nghiệm đi Nhật du học, sinh sống làm việc sẽ giúp bạn nhanh chóng sang và làm quen được với cuộc sống sinh hoạt tại Nhật Bản.     

Kinh nghiệm đi Nhật làm việc tự túc

Khi bạn tự túc liên hệ công ty tuyển dụng Nhật Bản và trúng tuyển, thông thường phía công ty tuyển dụng sẽ làm hồ sơ xin cấp tư cách lưu trú cho bạn.

Ngoài ra, do bạn đi theo hợp đồng cá nhân nên bạn phải có đầy đủ các điều kiện cũng như thực hiện một số thủ tục theo quy định tại Điều 50 luật số 72/2006/QH11 ngày 29-11-2006, cụ thể:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài
  • Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt
  • Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu nước tiếp nhận
  • Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Có hợp đồng lao động với công ty tiếp nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. Có thể tham khảo thêm về nội dung của hợp đồng cá nhân tại Điều 52 luật số 72/2006/QH11 ngày 29-11-2006 về người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.
  • Có giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động với công ty tiếp nhận của sở lao động – thương binh và xã hội nơi người lao động thường trú:
    • Hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động với Sở lao động – thương binh và xã hội nơi người lao động thường trú bao gồm:

          + Đơn đăng ký kèm theo bản sao hợp đồng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt 

          + Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

          + Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người lao động thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức.

    • Giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động phải được xuất trình khi người lao động làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.
    • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở lao động – thương binh và xã hội cấp giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động cho người lao động. Nếu không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

>>Trên thực tế, người lao động rất khó để tự tiếp xúc được với các doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhật Bản vì sự thiếu hụt thông tin. Flyout.io là một trang web cầu nối tốt kết nối người lao động có trình độ với công ty tại Nhật Bản. Đăng ký tại đây.

Xin visa lao động

Để sang được Nhật Bản sinh sống và làm việc trong một thời gian, người lao động cần xin được Visa lao động.

Dưới đây là những giấy tờ cần thiết để xin Visa lao động tại Đại sứ quán Nhật  

  • Hộ chiếu
  • Một mẫu đăng ký xin visa (công dân nước Nga, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập – CIS hoặc Georgia cần nộp 2 mẫu đơn xin visa)
  • Một ảnh (công dân nước Nga, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập – CIS, Georgia cần nộp 2 ảnh)
  • Giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản – Certificate of Eligibility (COE) – 有資格証明書 bản chính và bản sao

Các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc cần có thêm các giấy tờ sau:

  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Giấy phép tạm trú hoặc Giấy chứng nhận cư trú (đối với người nộp đơn không có sổ hộ khẩu trong khu vực thuộc thẩm quyền của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nơi các văn bản được đệ trình)

Tùy thuộc vào quốc tịch của người nộp đơn, những văn bản khác có thể bổ sung thêm. Để biết thêm chit tiết, xin vui lòng tham khảo trang web của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Lãnh sự quán nơi đệ trình các văn bản đó.

* Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (Certificate of Eligibility – COE) là xác nhận của Cục quản lý xuất nhập cảnh của Nhật về tư cách lưu trú hợp pháp của công dân các quốc gia khác tại Nhật.

Người nước ngoài sở hữu Giấy chứng nhận tư cách lưu trú có thể xin visa dễ dàng hơn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán theo khung thời gian cần thiết (5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin). Tuy nhiên, có xin được visa hay không thì không đảm bảo.

Ngoài ra, trình Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại thời điểm nhập cảnh, các thủ tục kiểm tra sẽ suôn sẻ hơn.

Với trường hợp xin visa dài hạn thì sao?

Đơn xin thị thực vẫn có thể được cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán mà không có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú này. Tuy nhiên, khi đó, người nộp đơn cần phải cung cấp một số lượng lớn các tài liệu xác minh những thông tin ở trên, thời gian xử lý sẽ lâu hơn (có thể vài tháng) vì hồ sơ sẽ được gửi đến Bộ Tư Pháp thông qua Bộ Ngoại giao Nhật Bản để kiểm tra.

  • Lệ phí xin Visa
    • Visa hiệu lực 1 lần: 650.000 VNĐ
    • Visa hiệu lực nhiều lần: 1,300.000 VNĐ

Tìm hiểu thêm về visa lao động và cách xin visa tại Visa đi Nhật

Nhận ebook kinh nghiệm đi Nhật du học, sinh sống và làm việc để nắm rõ thông tin giảm, miễn thuế và hoàn thuế tại đây.

Chi phí sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt một tháng của người đi Nhật làm việc tự túc cũng gần tương đương với chi phí của du học sinh nếu biết cách tiết kiệm. Ngoài ra, sẽ phải đóng thêm các loại bảo hiểm khác.

  • Tiền nhà : 40,000 yên
  • Tiền ăn : 20,000 yên
  • Tiền đi lại : 8,000 yên
  • Tiền điện, gas,… : 8,000 yên
  • Bảo hiểm : 3,000 yên
  • Sở thích và Giải trí : 9,000 yên
  • Các chi phí khác : 12,000 yên

2. Bảo hiểm của người lao động tại Nhật

Cũng như ở Việt Nam, ở Nhật có rất nhiều loại bảo hiểm, tuy vậy, hai loại bảo hiểm mà chúng ta thường gặp nhất là 国民健康保険 (Bảo hiểm sức khỏe quốc dân) và 社会保険  (Bảo hiểm xã hội theo công ty).

Về cơ bản, tất cả mọi người đều bắt buộc phải tham gia một trong hai loại bảo hiểm này. Đây là một loại nghĩa vụ được quy định trong luật của Nhật, và không một cá nhân nào đang sinh sống ở Nhật được chấp nhân việc không tham gia bất cứ một hình thức bảo hiểm nào.

Bảo hiểm quốc dân 国民健康保険

Đối tượng:

  • Đây là 1 trong 2 loại bảo hiểm chính tại Nhật
  • Đối tượng tham gia:
    • Toàn bộ người dân Nhật Bản
    • Người có tư cách lưu trú trên 3 tháng
    • Người có tư cách lưu trú dưới 3 tháng nhưng đi theo diện lưu diễn, thực tập sinh, công việc đặc thù,… hoặc một số trường hợp đặc biệt mà sẽ được chính quyền nơi sinh sống cấp cho tư cách lưu trú trên 3 tháng.

⇒ Đây là loại bảo hiểm bắt buộc.

Thủ tục đăng kỳ và chi phí

  • Khi có nguyện vọng đăng ký tham gia “Bảo hiểm quốc dân”, bạn cần thẻ cư trú trên 3 tháng. Nếu bạn chưa có thẻ thì cần phải có giấy tờ chứng nhận lưu trú trên 3 tháng. Sau đó, đến quầy phụ trách tại tòa thị chính của thành phố, huyện, thị trấn,… nơi mình sinh sống để được hướng dẫn.

Lưu ý, vài ngày sau khi đăng ký tham gia, bạn sẽ nhận được giấy khai báo thu nhập. Hãy cố gắng khai báo chính xác và gửi lại đúng hạn vì tiền bảo hiểm hàng tháng bạn phải đóng sẽ tùy vào thu nhập của bạn. Nếu chậm trễ thủ tục này, bạn có thể sẽ phải đóng phí bảo hiểm cao hơn mức lẽ ra bạn phải trả.

Chi phí bảo hiểm hàng tháng sẽ khác nhau tùy theo mức thu nhập của đối phương tham gia bảo hiểm và tùy theo quy định của từng địa phương. Phí bảo hiểm có thể được chi trả theo từng tháng hoặc thành phố một số lần trong năm. Bạn có thể nhận hóa đơn được gửi về nhà, sau đó đến bưu điện, cửa hàng tiện lợi hoặc thanh toán qua thẻ ngân hàng trong vòng 24 giờ gần nhất.

kinh nghiệm đi Nhật kinh nghiệm đi Nhật

 

 

 

 

 

Một số mẫu thẻ bảo hiểm quốc dân tùy vào từng địa phương sẽ có một số điểm khác nhau

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

Khi tham gia bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ chỉ phải chi trả khoảng 30% chi phí khám chữa bệnh.

  • Trẻ em dưới độ tuổi đi học bắt buộc chỉ phải trả 20% chi phí y tế
  • Người trong độ tuổi giáo dục bắt buộc và dưới 69 tuổi chỉ phải trả 30% chi phí y tế
  • Người trên 70 tuổi chỉ phải trả 10% chi phí y tế
  • Ngoài ra bạn cũng được hoàn lại tiền đi lại trong trường hợp vào viện cấp cứu, trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến việc chữa trị, tuy nhiên, phải có giấy xác nhận của bác sĩ.
  • Trong trường hợp nằm viện nội trú, bạn cũng sẽ được giảm tiền ăn và tiền ở.
  • Ngay cả khi sử dụng dịch vụ y tế ở nước ngoài, bạn sẽ được hỗ trợ 70 -90% phí y tế (tương đương với phí phải trả ở Nhật) miễn là các dịch vụ ấy giống như các dịch vụ được quy định trong bảo hiểm ở Nhật.

Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn phải đóng tiền bảo hiểm đầy đủ theo quy định thì mới được hưởng những ưu đãi trên

Những trường hợp không được hỗ trợ từ bảo hiểm

  • Phí ăn ở tại phòng đặc biệt, phòng theo yêu cầu tại bệnh viện
  • Điều trị bằng phương pháp đặc biệt, như phẫu thuật thẩm mỹ,…
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tiêm phòng
  • Chi phí để mua một số vật liệu dùng trong nha khoa, ví dụ như vàng làm răng giả,…

Một số lưu ý

  • Khi thay đổi thông tin cá nhân, thẻ visa, làm mất thẻ bảo hiểm,… hãy đến nơi bạn đăng ký tham gia bảo hiểm để làm lại thẻ bảo hiểm và xác định lại tiền bảo hiểm của mình nếu có thay đổi.
  • Trong trường hợp bạn đi khám bệnh mà quên thẻ bảo hiểm, thì bạn vẫn phải trả toàn bộ chi phí. Sau đó, bạn hãy đến tòa chính, mang nộp kèm hóa đơn thanh toán, thẻ bảo hiểm, xác nhận của bác sĩ để làm thủ tục nhận lại tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, thủ tục nhận lại tiền có thể mất thời gian khá lâu, vì vậy, hãy chắc chắn bạn có mang thẻ bảo hiểm khi khám bệnh.

Bảo hiểm quốc dân do các quận – thành phố quản lý, và tiền bảo hiểm cũng được chính các 市 và 区 quản lý tương tự như thuế thị dân (住民税). Nếu bạn cố tình không nộp sau nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, chính quyền địa phương sẽ có quyền đóng băng tài khoản và tự động trừ vào tài sản hiện có của bạn.

Bảo hiểm công ty 社会保険 kaisha hoken

Là bảo hiểm xã hội (trong đó có bao gồm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn lao động,..) mà những người đang làm việc tại một công ty hay cơ quan nào đó (bao gồm cả 正社員、契約社員、派遣社員 và cả những người đi làm thêm với số giờ đi làm tối thiểu) tham gia để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi gặp các vấn đề về sức khỏe, lao động…

Đây là loại bảo hiểm do các công ty – nghiệp đoàn bảo hiểm phụ trách. Công ty bạn tham gia vào nghiệp đoàn bảo hiểm nào, thì bạn sẽ được đăng ký bảo hiểm theo nghiệp đoàn bảo hiểm đó, và tùy vào từng công ty mà chế độ bảo hiểm cũng khác nhau đôi chút.

Khác với bảo hiểm 国民健康保険, tiền bảo hiểm loại này sẽ do công ty đóng 50% và bạn đóng 50%, nên cũng được lợi tương đối tiền.

⇒ Ở một thời điểm, bạn bắt buộc phải tham gia một trong hai loại bảo hiểm này. Nếu bạn đã đóng 社会保険 theo công ty, thì không cần phải đóng 国民健康保険 nữa.

Ví dụ, trước đây bạn là du học sinh và đóng bảo hiểm theo 国民健康保険, nhưng sau đó bạn tốt nghiệp, đi làm và đóng bảo hiểm theo 社会保険 của công ty. Khi đó, bạn sẽ không có nghĩa vụ phải đóng tiếp 国民健康保険 nữa.

Chú ý:

Nếu bạn không làm thủ tục báo cắt trên quận thì họ sẽ mặc định là bạn vẫn tham gia, và sẽ vẫn gửi giấy tờ yêu cầu nộp tiền về như trước đó. Nếu đã đi làm và tham gia bảo hiểm theo công ty, hãy nhớ mang thẻ bảo hiểm mới lên quận để làm thủ tục trả lại thẻ bảo hiểm cũ và cắt bảo hiểm 国民健康保険 đi nhé.

Và ngược lại, nếu bạn đã nghỉ việc mà chưa tìm được việc mới (để theo bảo hiểm của công ty mới), thì nhớ ra quận để đăng ký tham gia lại vào 国民健康保険 nếu như không muốn phải tự trả 100% số tiền khám chữa bệnh nếu như gặp trường hợp không may nào trong khoảng thời gian này nhé.

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn tiếp tục tham gia bảo hiểm theo nghiệp đoàn bảo hiểm mà mình đã đóng khi còn đi làm (社会保険の任意継続), tuy vậy, vì bạn không còn làm việc ở công ty nữa, nên sẽ phải tự trả 100% số tiền bảo hiểm chứ không được hỗ trợ 50% nữa.

Cách tính tiền bảo hiểm

Cả hai loại bảo hiểm đều tính dựa theo thu nhập trong năm của bạn.

Tức là kể cả bạn có là sinh viên, nhưng nếu bạn làm thêm nhiều và có thu nhập nhiều, thì tiền bảo hiểm cũng theo đó mà đội lên. Để tham khảo về mức tiền bảo hiểm 国民健康保険 phải đóng dựa theo thu nhập hiện tại, bạn có thể tham khảo trang web này Kokuho-keisan.

Lưu ý: Tùy vào từng quận-thành phố mà các mức tiền bảo hiểm được quy định khác nhau, nên các số liệu ở đây chỉ mang tính tham khảo chứ không chính xác tuyệt đối.

国民健康保険 Không có chế độ cho người phụ thuộc

Bảo hiểm quốc dân 国民健康保険 tính theo nhân khẩu, tức là bạn đang đóng bảo hiểm cho mình. Giờ có thêm vợ con và muốn đóng thêm, số tiền bảo hiểm phải đóng cũng sẽ tăng thêm, chứ không phải tiền bảo hiểm của bạn sẽ bao gồm cho cả vợ và con.

Lúc này, mức tiền bảo hiểm phải đóng sẽ căn cứ theo thu nhập của cả hộ gia đình (ví dụ nếu bạn có vợ và vợ đi làm, thì mức tiền bảo hiểm sẽ tính dựa trên tổng thu nhập của cả hai).

Đây chính là nhược điểm của 国民健康保険 so với bảo hiểm công ty 社会保険, vì 社会保険 có chế độ cover cả người phụ thuộc (vợ, con,… nếu những người này thỏa mãn những yêu cầu về thu nhập,..). Tức là bạn chỉ cần đóng 1 lần tiền bảo hiểm mà cover được cho cả nhà.

Các loại bảo hiểm khác

Bảo hiểm hưu trí quốc dân

Cũng tương tự như bảo hiểm quốc dân, đây là loại bảo hiểm bắt buộc áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm này là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.

Bảo hiểm hưu trí phúc lợi

Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp sủ dụng người lao động theo diện biên chế, mục đích chính là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất.

Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.

Nhận ebook kinh nghiệm đi Nhật du học, sinh sống và làm việc để nắm rõ thông tin giảm, miễn thuế và hoàn thuế tại đây.

3. Thuế thu nhập cá nhân

Theo kinh nghiệm đi Nhật làm việc của nhiều người, Morning Japan đã tổng hợp được thông tin về cách tính thuế thu nhập cũng như những thông tin khác về miễn, giảm thuế hay hoàn lại thuế thu nhập.

Cách tính thuế

Tiền thuế thu nhập 1 tháng tại Nhật

Vấn đề trước tiên là tại Nhật thu nhập hàng tháng sẽ bị tính tiền thuế như thế nào? Câu trả lời là:

  • Đối với những ai có thu nhập 1 tháng dưới 88,000 yên (tức là từ 0~87,999 yên) thì tiền lương tháng đó sẽ không bị trừ thuế.
  • Và đối với những ai có thu nhập 1 tháng từ 88,000 yên trở lên sẽ bị tính thuế.
  • Số tiền thuế bị trừ trong 1 tháng đó sẽ theo bảng thu thuế mà bộ tài chính Nhật Bản đưa ra.
  • Các bạn có thể Download bảng thuế năm 2016 của bộ tài chính Nhật Bản tại ĐÂY

kinh nghiệm đi Nhật

Cách xem bảng tính thuế này như sau:

  • Mục số 1  là mức thu nhập tháng đó trên bao nhiêu(以上)và dưới bao nhiêu(未満
  • Mục số 2  là trường hợp bạn có viết và nộp tờ khai báo thuế & số người lệ thuộc (扶養控除等(異動)申告書) cho chỗ làm thêm,hoặc ở công ty hàng năm.Khi đó số tiền thuế sẽ được tính như ở mục 2.
  • 7 Cột 1人、2人…7人 là số người lệ thuộc,thì số tiền thuế bị trừ sẽ tương ứng với số tiền bị ghi ở cột đó.

Ví dụ: 1 người (Số người lệ thuộc là 0) có thu nhập tháng đó là 92,500 yên và có viết tờ 扶養控除等(異動)申告書 năm đó rồi thì tháng đó sẽ bị trừ tiền thuế thu nhập là 340 yên .

Trường hợp người đó có đăng ký thêm có 1 người lệ thuộc thì số tiền thuế sẽ bị trừ là 0 yên.

  • Mục số 3  là số tiền thuế dành sẽ bị trừ dành cho những ai chưa nộp tờ giấy 扶養控除等(異動)申告書 bên trên.

Ví dụ: Người có thu nhập 92,500 giống bên trên nhưng chưa nộp tờ 扶養控除等(異動)申告書 thì số tiền thuế tháng đó sẽ là 3300 yên.

kinh nghiệm đi Nhật
Mẫu tờ giấy 扶養控除等(異動)申告書

Số tiền thuế thu nhập phải nộp trong 1 năm

Như giải thích ở phần trên đó là số tiền thuế thu nhập bị trừ hàng tháng sẽ được tính như thế nào.Thì tại phần này sẽ giải thích về số tiền thuế thu nhập phải nộp trong 1 năm là bao nhiêu.

Nếu tổng số tiền thuế thu nhập bạn đã đóng trong 12 tháng của năm đó mà vượt quá số tiền thuế thu nhập phải đóng trong 1 năm theo quy định của chi cục thuế Nhật Bản, thì bạn hãy đi làm thủ tục khai báo thuế 確定申告để được hoàn lại số tiền thuế đã đóng thừa.

Ngược lại nếu tổng số tiền thuế thu nhập mà bạn đã đóng trong 12 tháng của năm đó lại không đủ với mức thuế thu nhập quy định phải đóng trong 1 năm đó thì bạn phải đóng thêm phần còn thiếu.

Chính vì thế số tiền thuế thu nhập bị trừ hàng tháng, có tháng nhiều, có tháng ít không quan trọng.

Quan trọng nhất ở đây là tổng số tiền thu nhập của bạn 1 năm đó là bao nhiêu? thì số tiền thuế thu nhập phải đóng sẽ được tính theo tổng thu nhập năm đó.

*** Trước tiên muốn biết được số tiền thuế thu nhập được tính như thế nào thì bạn phải xem qua bảng tính tiền thuế thu nhập bị trừ tính trong 1 năm của sở thuế. Các bạn có thể download tại ĐÂY

Kinh nghiệm đi Nhật
Bảng tính thuế thu nhập theo năm

Về cách xem bảng tính thuế thu nhập theo năm này:

Mới nhìn lúc đầu có thể sẽ khá rối mắt và không hiểu cách xem như thế nào phải không nào?

Trên hình minh họa mình đã khoanh làm 3 khung cột màu đỏ cho dễ nhìn rồi.

Phần cột màu trắng là mức thu nhập từ bao nhiêu đến bao nhiêu.

Và phần cột màu xanh nhạt là số tiền sẽ bị tính thuế (tạm thời) ứng với mức thu nhập đó là bao nhiêu.

Trước khi đọc cách tính thuế cụ thể thì mọi người cần ghi nhớ 1 vài từ khóa sau:

  1. 給与等の金額: Tổng số tiền thu nhập.
  2. 給与所得控除後の給与等の金額: Số tiền tương ứng sẽ bị tính thuế từ tổng thu nhập.
  3. 社会保険料: Tổng số tiền bảo hiểm đã đóng trong năm đó.
  4. 扶養控除: Số tiền miễn thuế cho người phụ thuộc. (cứ 1 người sẽ được giảm 38万円 không bị tính thuế)
  5. 基礎控除:Số tiền miễn thuế cơ bản. (38万円)

Và 1 điều nữa là số % sẽ bị tính thuế dựa vào số tiền thu nhập sau khi trừ số tiền miễn giảm rồi là bao nhiêu?

→Nó được tính dựa vào bảng % số tiền thuế thu nhập sau đây:

kinh nghiệm đi Nhật
Bảng % thuế sẽ bị tính tương đương với mức thu nhập sau khi trừ các tiền miễn giảm

Cách tính (A)×(B)(C)=Thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ cụ thể

Ví dụ 1

Một người có mức thu nhập là: 150 man/năm.

Đóng tiền bảo hiểm y tế (社会保険) năm đó tổng cộng hết: 60,000 yên (6 man).

Số người lệ thuộc là: 1 người

→ Mức thu nhập của người này tương ứng ở phần số  1  khoang tròn đỏ hình minh họa bên trên.

Để ý ở cột bên màu xanh có dòng chữ 給与等の金額から650,000円を控除した金額 tức là lấy tổng số tiền thu nhập trừ đi 65 man sẽ ra số tiền tương ứng bị tính thuế

Tổng số tiền thu nhập: 給与等の金額=1,500,000円 (150 man)

→Số tiền tương ứng bị tính thuế trong lương (給与所得控除後の給与等の金額) sẽ là:

1,500,000―650,000850,000 (85 man)

Tiếp theo sẽ là:

Số tiền tương ứng bị tính thuế trong lươngSố tiền bảo hiểm đã đóngSố tiền người lệ thuộcSố tiền miễn thuế cơ bảnSố tiền bị tính thuế

Áp dụng công thức trên ta có: 8561×3838 = 3 man

→Số tiền người bị tính thuế của người này là 3 man

Dựa vào bảng % bị tính thuế bên trên thì người này nằm ở nhóm dưới 195 man (195万円以下)

Cho nên số %(税率) sẽ bị tính là 5%

→Số tiền thuế năm đó phải đóng sẽ là 30,000 × 5%01500

Và nếu trong tờ giấy 源泉徴収票 ( hình minh họa bên dưới) của người đó mục số 4 (源泉徴収税額)ghi 1 khoản tiền thuế đã bị thu lớn hơn số tiền 1500 bên trên thì có nghĩa là bạn đã đóng thừa thuế của năm đó.

Khi đó hãy đi xin hoàn lại khoản tiền thuế đã đóng thừa của mình.

Kinh nghiệm đi Nhật

Ví dụ 2

Ví dụ thu nhập năm ngoái của mình là :700 man

Số tiền bảo hiểm đã đóng là: 30 man

Số người lệ thuộc: 2 người

kinh nghiệm đi Nhật

Dựa vào bảng tính thuế thì số tiền tương ứng bị tính thuế từ mức thu nhập trên sẽ là:

給与等の金額に90%を乗じて算出した金額から1,200,000を控除した金額

Nghĩa là tổng mức thu nhập × 90% 120 man Số tiền tương ứng bị tính thuế.

→Áp dụng công thức trên với mức thu nhập 7,000,000 của mình thì sẽ như sau:

7,000,000 × 90% 1,200,0005,100,000 (510 man)

→Số tiền bị tính thuế sau khi trừ các khoản miễn giảm sẽ là:

5,100,000 300,000 2×380,000 380,000 3,660,000 (366 man)

Khoản tiền này nằm ở mức 330695 man 330万円超695万円以下)

→Mức % bị tính (税率) sẽ là 20%

→Số tiền thuế thu nhập cá nhân mà mình phải đóng cho sở thuế sẽ là: 336 × 20% 427,500 304,500

Nếu số tiền thuế thu nhập thực tế mình bị trừ ở tờ gensen là khoảng 20 man tức là mình vẫn đóng thiếu tầm 10,4 man nữa.

Khi đó cũng phải lên sở thuế để nộp nốt số tiền còn thiếu nếu không sớm muộn sẽ có ngày bị sở thuế “sờ gáy” vì đóng thiếu, và số tiền đóng thiếu sẽ có thể bị tính lên thành 115% vì tội nộp muộn, hoặc mức độ cao hơn nữa sẽ bị bắt vì trốn thuế.

Những vấn đề cần lưu ý:

  • Đăng ký người lệ thuộc thì người đó phải trên 16 tuổi trở lên.Thông thường người Việt Nam thường đăng ký vợ,hoặc bố mẹ đẻ.
  • Để đăng ký người lệ thuộc thì yêu cầu người đó phải là quan hệ ruột thịt (có tên trong sổ hộ tịch của bạn) và có thu nhập dưới 103 man/năm.
  • Nếu người lệ thuộc (vợ,cha,mẹ) của bạn trên 65 tuổi thì số tiền được miễn giảm không bị tính thuế sẽ là 48 man chứ không phải là 30 man nhé.
  • Cách đăng ký người lệ thuộc thì bạn phải photo, dịch, công chứng sổ hộ tịch + giấy chứng nhận thu nhập (của người lệ thuộc) + Giấy tờ chứng minh gửi tiền về nhà hàng tháng cho người lệ thuộc (đối với ai mới qua Nhật thì không có hình như vẫn được). Sau đó đưa cho người làm ở văn phòng công ty họ sẽ làm thủ tục cho mình. Thông thường văn phòng các công ty mà bạn đang làm thì họ đều tiếp nhận làm giúp cho mình.

Nhận ebook kinh nghiệm đi Nhật du học, sinh sống và làm việc để nắm rõ thông tin giảm, miễn thuế và hoàn thuế tại đây.

4. Kinh nghiệm đi Nhật xuất khẩu lao động

Hiện nay, số lượng người xuất khẩu lao động sang Nhật chiếm phần lớn người Việt Nam tại Nhật Bản do nhu cầu lớn về số lượng người lao động. Cũng vì thế mà rất nhiều trung tâm môi giới xuất khẩu lao động mọc lên như nấm và người lao động cũng cần tìm hiểu rõ ràng thông tin để tránh bị lừa đảo mất tiền.

Chi phí ban đầu    

Tiền dịch vụ

Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo quy định tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm, như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng.

Phí khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động. Do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển. Mức phí khám sức khỏe hiện nay khoảng 690.000 VND.

Chi phí học tiếng Nhật

Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.

Đào tạo tay nghề (nếu có)

Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.

Mức lương của người lao động

  • Mức lương cơ bản

Hiện tại, mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật dao động trong khoảng 120.000 đến 150.000 Yên/tháng. Mức lương này gần như không thay đổi tại Nhật trong vài năm nay, mỗi năm vẫn tăng lên theo tỷ lệ nhất định tại từng vùng, tuy vậy con số thay đổi là không nhiều.

* Vì đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được, cùng với vị trí công việc nhưng nếu là công nhân Nhật sẽ được trả cao hơn. Do vậy người lao động cũng không phải quá thắc mắc về mức thu nhập này nhưng cũng cần tìm hiểu rõ thông tin.

Lương của người lao động áp theo luật lao động Nhật Bản, mức lương tính theo giờ làm việc, mỗi giờ nhận được từ 650 – 850 Yên/giờ. Yêu cầu 8 tiếng/ngày, mỗi tuần từ 40 – 44 tiếng.

  • Thực lĩnh người lao động nhận được

Thông thường, khoản lương thực lĩnh của người lao động là lương cơ bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú. Chi phí sinh hoạt người lao động cần điều chỉnh để tiết kiệm nhất. Lương thực lĩnh người lao động nhận được từ 80.000 đến 110.000 Yên/tháng. (Lưu ý: Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được).

Mỗi tháng, theo kinh nghiệm đi Nhật xuất khẩu lao động của nhiều người, trung bình tiết kiệm được 15.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ tốt hơn.

Mức thu nhập phổ biến mà người lao động nhận được khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường khoảng 25 – 35 triệu đồng/tháng.

  • Tăng lương theo thời gian làm việc

Thực chất lương dự tính do công ty môi giới thông báo trước khi người lao động phỏng vấn thường thấp hơn mức lương sau khi xí nghiệp tiếp nhận và ký kết. Tâm lý tuyển chọn của hầu hết các ông chủ xí nghiệp đều là “Nếu anh có thể chấp nhận được mức lương dự kiến thấp thì các anh sẽ hài lòng và làm tốt hơn nếu được trả lương cao hơn” nên thay vì nói thẳng mức lương sẽ trả, họ thường nói mức lương thấp hơn một chút.

Việc tăng lương không có lộ trình cố định, cũng không có quy định nào về việc tăng lương, tùy thuộc vào chế độ từng công ty, tùy thuộc vào chất lượng người lao động mà xí nghiệp có xem xét tăng lương hay không. Có trường hợp người lao động được xí nghiệp Nhật tăng lương trong tháng làm việc thứ 3, nhiều xí nghiệp tăng liên tục theo quý, theo chất lượng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm người lao động.

  • Lương cơ bản của người lao động phụ thuộc vào những yếu tố:

    • Thay đổi theo khu vực: Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn)
    • Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, dàn giáo, … thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung
    • Thay đổi theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, … là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau
    • Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.

Chi phí sinh hoạt và các khoản trừ vào lương

  • Thuế

Thuế thu nhập được xí nghiệp trừ thằng vào lương, mức thuế này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, lương thực lĩnh của Thực tập sinh trừ thuế khoảng 1000 – 1500 yên/tháng (có thể lên đến 2500 Yên/tháng).

Tìm hiểu về thuế và cách tính thuế (Jumplink đến phần thuế)

  • Các loại bảo hiểm

Thực tập sinh được đóng 2 đến 3 loại bảo hiểm và tổng trừ khoảng 15.000 – 20.000 Yên/tháng.

Thực tập sinh được khám chữa bệnh định kỳ không mất phí, mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể báo cho xí nghiệp hoặc nghiệp đoàn quản lý để được đưa đi khám, chữa trị.

Sau khi hết hạn hợp đồng, Thực tập sinh được nhận lại các khoản trích từ bảo hiểm nhân thọ (gọi là tiền nenkin).

  • Phí nội trú và phí sửa chữa

Thông thường các thực tập sinh sẽ ở tại nhà ở dành cho công nhân của xí nghiệp, hoặc một số xí nghiệp cấp cho các bạn nhà riêng. Đôi khi thực tập sinh sẽ ở chung với chủ xí nghiệp nếu là xí nghiệp nhỏ. Mức phí nội trú này tùy theo hỗ trợ của xí nghiệp, có những xí nghiệp hỗ trợ hoàn toàn. Mức trừ thông thường là từ 0 – 20.000 Yên/tháng. Nếu bạn làm tại trung tâm thành phố thì mức này sẽ rất cao.

  • Tiền ăn, điện, nước, gas

Có đặc điểm là tiền điện, nước, gas ở Nhật Bản rất rẻ, nếu may mắn xí nghiệp sẽ hỗ trợ các bạn các khoản này. Lao động ngành nông nghiệp được hỗ trợ nhiều tiền ăn, do có thể chủ động được sản phẩm do chính mình làm ra. Nếu không được hỗ trợ, các bạn phải đóng mất 15.000 – 25.000 Yên/tháng.

  • Các khoản phụ phí khác

Có thể tùy theo đặc thù ngành nghề, theo vùng và xí nghiệp mà phát sinh thêm một vài khoản phí nhỏ khác không kể ở trên.

5. Kinh nghiệm đi Nhật du học

Chi phí ban đầu

Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn du học Nhật Bản để học tập và được trải nghiệm những điều mới lạ.  

Lựa chọn phổ biến nhất để đi du học đó là thông qua các trung tâm. Cách này giúp bạn xử lý hồ sơ một cách dễ dàng nhanh chóng và đầy đủ thủ tục. Ngoài ra các trung tâm này còn hỗ trợ các du học sinh. Ví dụ như tìm việc làm thêm, chỗ ở trong thời gian đầu.

Dưới đây là những chi phí cần thiết ban đầu Morning Japan đã tham khảo được:

Tên phí

Chi tiết

Chi phí (VND)

Phí xử lý hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ gốc, hướng dẫn sửa đổi bổ sung giấy tờ gốc. Viết lý do du học, dịch thuật, hoàn thiện hồ sơ để gửi cho trường 5.000.000

Chứng minh tài chính và thu nhập

Công ty hướng dẫn gia đình tự chứng minh khả năng tài chính và thu nhập của người bảo lãnh Theo thực tế

Chứng thực bằng cấp

Hầu hết các trường yêu cầu xác thực bằng cấp qua đơn vị trực thuộc bộ giáo dục.

Phí chứng thực bằng cấp 750.000 VND + 650.000 VND phí gửi nhanh kết quả

1.400.000

Phí chuyển phát hồ sơ sang Nhật

Phí chuyển phát nhận hồ sơ và các giấy tờ bổ sung sang Nhật 600.000

Học phí và ký túc xá

* Sau khi có kết quả tư cách lưu trú, trường sẽ gửi scan tài liệu cho bạn. Bao gồm tư cách lưu trú COE, giấy nhập học và thông báo nộp tiền invoice.

COE: Certificate of  Eligibility: tư cách lưu trú

* Công ty hướng dẫn học viên nộp trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của trường

* Sau khi xác nhận học viên đã nộp tiền đầy đủ, trường sẽ gửi giấy tờ gốc về Việt Nam để xin visa.

* Mức học phí tham khảo: 720.000 – 760.000 yên (đã bao gồm phí xét tuyển, nhập học, thiết bị,..)

Ký túc xá 3 tháng ở Tokyo: 160.000 yên và Osaka: 130.000 yên

180.000.000

Phí xin Visa

Học viên cung cấp hộ chiếu và ảnh cho công ty

Công ty làm form đăng ký và gửi cho Đại sứ quán Nhật

1.000.000
ww

Vé máy bay

Công ty hỗ trợ đặt vé máy bay (500 USD) – tùy tí giá 11.500.000

TỔNG CHI PHÍ

Khoảng 200.000.000
(Mức chi phí giữa các trung tâm có thể khác nhau tùy theo chính sách của trung tâm)
  • Mức 200 triệu đồng như bảng ở trên là tính cho các bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật N5. Nếu không có N5 thì bạn phải học khoảng 3 – 4 tháng. Nếu tính cả tiền ăn, ở học trong 3 tháng thì mất khoảng 20 triệu đồng.
  • Mức học phí và kí túc xá sẽ dao động lên hoặc xuống tùy theo tỉ giá yên. Điều này cũng như mức học phí của trường Nhật ngữ mà các bạn theo học.
  • Thông thường, du học sinh nên mang theo từ 150,000 – 200,000 Yên Nhật. Số tiền này là để mua sắm thêm đồ đạc, vé tàu điện hoặc xe đạp, chi phí làm giấy tờ tùy thân tại Nhật.

Quá trình du học

  • Khi sang tới Nhật, du học sinh sẽ trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Du học sinh học tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ. Thời gian là trong khoảng từ 1 năm 3 tháng tới 2 năm. Đối với những bạn học tiếng nhanh thì chỉ trong vòng 1 năm. Vì 1 năm cũng đủ đạt được chứng chỉ tiếng Nhật N3 cho những ai học tốt.

Giai đoạn 2: Du học sinh có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích. Bạn có thể chọn theo các bậc học: Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm).

  • Thời gian học 1 ngày bên Nhật khoảng 3,5 tiếng, từ 9h sáng tới 12h30.

Nhận ebook kinh nghiệm đi Nhật du học, sinh sống và làm việc để nắm rõ thông tin, chi phí cần thiết tại đây .

Sinh hoạt phí du học Nhật Bản

Để tiết kiệm hơn, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi Nhật của du học sinh khác.

  • Tiền ăn: Nếu bạn tự nấu ăn thì chi phí du học Nhật sẽ giảm đi đôi chút. Số tiền rơi vào khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
  • Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà. Chi phí du học Nhật Bản phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên – 40.000 yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 – 480.000 Yên

Trường hợp thuê căn hộ thì thường gồm các khoản chi phí như sau:

    • Tiền thuê nhà : Tiền thuê nhà tháng đó (theo ngày) + Tiền thuê nhà tháng tiếp theo
    • Tiền đặt cọc : 1 ~ 2 tháng tiền thuê nhà (khi chuyển đi sẽ được trả lại một phần)
    • Tiền lễ : 1 ~ 2 tháng tiền thuê nhà
    • Ví dụ, nếu bạn muốn thuê phòng 50.000 yên/tháng, bạn phải chuẩn bị khoảng 200.000 ~ 300.000 yên.

Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka là rất cao. Trong khi tại các địa phương chi phí thấp hơn, cuộc sống cũng thoải mái hơn. Nếu bạn phải tự lo toàn bộ sinh hoạt thì số tiền cần sẽ khá lớn. Chi phí để ổn định cuộc sống ban đầu tại Tokyo như thuê nhà, sắm nội thất… là khoảng 300.000 yên. Tìm hiểu chi tiết thuê nhà ở Nhật.

⇒ Sinh hoạt phí trung bình 1 tháng tại Tokyo khoảng 100.000 yên.

  • Tiền nhà : 40,000 yên
  • Tiền ăn : 20,000 yên
  • Tiền đi lại : 8,000 yên
  • Tiền điện, gas, v.v… : 8,000 yên
  • Bảo hiểm : 3,000 yên
  • Sở thích và Giải trí : 9,000 yên
  • Các chi phí khác : 12,000 yên

Ngoài ra còn nhiều điều khác trong cuộc sống nơi xứ lạ, bạn có thể tìm hiểu qua kinh nghiệm đi Nhật của những người đi trước với bộ tài liệu về Nhật Bản mà người nước ngoài không thể không biết.   

Con số 100.000 yên/tháng là khá đắt đỏ với những du học sinh của Việt Nam. Nhưng Nhật Bản cũng có chính sách hỗ trợ cho du học sinh. Các bạn được đi làm thêm để trang trải sinh hoạt.

Trong thời gian du học, việc làm của du học sinh chỉ là việc làm thêm. Chính phủ Nhật Bản đã quy định các du học sinh chỉ được làm thêm 4 tiếng/ngày. Đối với những ngày nghỉ như thứ  7, chủ nhật có thể làm 8 tiếng/ ngày. Và số giờ không được vượt quá 28 tiếng/tuần.

Những công việc có thể làm:

  • Phục vụ tại quán ăn (lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền…)
  • Phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là
  • Làm việc trong xưởng đông lạnh
  • Làm việc trong nhà máy chế biến rau
  • Làm việc trong xưởng may, các công ty đóng gói thực phẩm
  • Làm công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp,…

Công việc làm thêm sẽ được trả lương theo giờ. Mức lương nhận được sẽ tùy thuộc vào trình tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Mức lương thông thường sẽ dao động từ 800 – 1200 yên/giờ. Giả sử mức lương thấp nhất bạn nhận được là 800 yên/giờ. Vậy, trong một tháng bạn sẽ nhận được 152 giờ x 800 yên = 121,600 yên.

Nhưng bạn sẽ không nhận được hoàn toàn số tiền đó mà sẽ phải đóng một phần cho thuế. Tìm hiểu về đóng thuế tại đây

Bảo hiểm của du học sinh:

Khi sinh sống tại Nhật Bản, du học sinh cũng sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm.

Có hai loại bảo hiểm dành cho du học sinh

Bảo hiểm quốc dân 

Morning Japan đã đề cập đến bảo hiểm quốc dân ở phần 1 – Kinh nghiệm đi Nhật tự túc

Bảo hiểm du học sinh

Đây là loại bảo hiểm thứ hai mà du học sinh cần biết. Nếu bạn có cả bảo hiểm quốc dân + du học sinh thì chi phí y tế được giảm rất nhiều. Đây là kinh nghiệm đi Nhật du học của các bạn du học sinh khác.

Đối tượng

Du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản theo diện tự túc, bán tự túc, học bổng,…

Thủ tục đăng ký

  • Bạn có thể mua bảo hiểm du học sinh trực tiếp tại trường mình theo học ở Nhật. Nhà trường sẽ đăng ký toàn bộ thủ tục tham gia bảo hiểm cho bạn.
  • Đối với du học sinh có visa du học thì chi phí bảo hiểm đã bao gồm trong học phí.

Quyền lợi

Khi tham gia bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ được hỗ trợ 70% chi phí y tế. Tức là bạn chỉ phải trả 30%. Tuy nhiên, nếu 30% đó vượt quá 3000 yên thì khi đăng ký bảo hiểm du học sinh, bạn chỉ phải trả 30% của 30% đó. Ngoại trừ trường hợp bệnh mãn tính hoặc điều trị nha khoa.

Ví dụ: Bạn bị tai nạn cần phải điều trị trong bệnh viện. Phí điều trị và tổng tiền thuốc, tiền lưu trí tại viện là 30.000 yên

  • Nếu tham gia Bảo hiểm quốc dân, bạn chỉ phải trả 30% của 30.000 yên đó, tức là 9000 yên.
  • Tuy nhiên, phần phát sinh này lớn hơn 3000 yên. Nên nếu tham gia cả bảo hiểm du học sinh, bạn sẽ chỉ phải trả 30% của 9000 yên. Tức số tiền là 3000 yên và được hỗ trợ 6000 yên.

Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc, tuy nhiên, nếu tham gia bảo hiểm du học sinh, bạn có thể giảm bớt được gánh nặng về chi phí y tế trong cuộc sống tại Nhật Bản.

Bạn có kinh nghiệm đi Nhật nào khác muốn chia sẻ không?

Hãy comment bên dưới và chúng mình sẽ thảo luận với bạn. Ngoài ra, nếu bài viết này bổ ích hãy bấm nút chia sẻ bên dưới nhé!  

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *