Loading...
Cuộc sống ở NhậtKiến thức cần thiết

Visa đi Nhật – Ebook tổng hợp tất cả thông tin về visa để làm việc ở Nhật

visa đi Nhật

Hiểu rõ các loại visa đi Nhật và cách xin visa đi Nhật sẽ giúp bạn nhanh chóng sang Nhật và làm việc sớm hơn. Đặc biệt, hạn chế được trường hợp trở thành nạn nhân của dịch vụ làm visa lừa đảo. Visa không xin được, việc làm tại Nhật không có mà còn mất tiền oan. 

Thủ tục đổi visa đi Nhật: từ visa du học sang visa lao động

Thủ tục đổi visa du học sang visa lao động (gồm các nhóm ngành nghề thuộc Visa lao động: Kỹ thuật, Trí thức nhân văn…) gồm những thủ tục chính sau:

Địa điểm làm thủ tục visa

Người nước ngoài cần đi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc chi nhánh để làm thủ tục đổi visa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, đại diện hợp pháp của người nộp đơn có thể đến làm thủ tục thay cho người nộp đơn.

Giấy tờ cần mang theo

Do cá nhân chuẩn bị

  1. Hộ chiếu cá nhân (hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh)
  2. Thẻ cư trú
  3. Đơn xin thay đổi visa cư trú
  • Mẫu đơn xin đổi visa cư trú phụ thuộc vào từng loại visa của người nộp đơn.

VD: Người nộp đơn làm nghề biên dịch viên thì sử dụng mẫu N “Trí thức nhân văn/ Nghiệp vụ quốc tế”.

  • Tải mẫu đơn từ trang web Bộ Tư Pháp. Link tại đây
  • Người nộp đơn cũng có thể xin mẫu đơn đăng ký trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Ảnh 3*4
  1. Giấy trình bày lí do xin visa
  • Người nộp đơn không bắt buộc nộp giấy này. Tuy nhiên, giấy trình bày này sẽ tạo thêm cơ sở trong quá trình xét duyệt đánh giá hồ sơ.
  • Nội dung đơn: lí do tại sao đi làm, công việc và ngành học có liên quan tới nhau không…
  • Người viết theo mẫu tùy ý

Do công ty chuẩn bị

Để xin được visa lao động, người nộp đơn cần phải xin được một công việc. Khi đó, công ty tuyển dụng người đó sẽ cung cấp những giấy tờ cần thiết để người lao động hoàn tất thủ tục thay đổi visa của mình.

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

  • Giấy chứng nhận này được phát hành không quá 3 tháng tại thời điểm làm thủ tục visa
  1. Hợp đồng lao động (bản sao)

  • Trong một số trường hợp, có thể sử dụng bản sao giấy Quyết định bổ nhiệm hoặc Thông báo trúng tuyển đi kèm nội dung về điều kiện làm việc: thời hạn hợp đồng, địa điểm, nội dung công việc….
  1. Báo cáo quyết toán (bản sao)

  • Người nộp đơn cần xin bản báo cáo quyết toán của năm gần nhất
  • Nếu công ty mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán, có thể thay thế bằng bang kế hoạch kinh doanh trong 1 năm tới
  1. Bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhập trong một năm (bản sao)

  • Văn bản này được các công ty nộp cho cục thuế vào tháng 1 hàng năm. Người nộp đơn có thể dùng bản sao và có dấu của cơ quan thuế.
  • Với công ty mới thành lập, người nộp đơn cần xin bản sao giấy đăng ký thành lập văn phòng có trả lương hoặc bản sao bảng kê các khoản thuế thu nhập đối với thu nhập từ lương hoặc trợ cấp thôi việc trong 3 tháng gần nhất
  1. Tài liệu giới thiệu công ty

  • Người nộp đơn có thể in các thông tin giới thiệu công ty từ trang web hoặc sử dụng tài liệu giới thiệu công ty.
  • Thông tin gồm có: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, vốn điều lệ, quá trình phát triển, vốn điều lệ, thành viên hội đồng quản trị, bộ máy nhân sự, tổng số nhân viên, số nhân viên người nước ngoài, doanh thu hàng năm, các ngành nghề kinh doanh (danh sách các đối tác chính).
  1. Bản trình bày lí do tuyển dụng

Văn bản này không bắt buộc. Tuy nhiên, giấy trình bày này sẽ tạo thêm cơ sở trong quá trình xét duyệt đánh giá hồ sơ.

Người nộp đơn có thể được miễn nộp giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo quyết toán, bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhâp, tài liệu giới thiệu công ty trong một số trường hợp. Ngoài ra, người nộp đơn cũng có thể được yêu cầu để bổ sung thêm những tài liệu khác.

Do nhà trường chuẩn bị

Giấy chứng nhận tốt nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp)

  • Học sinh trường chuyên môn cần giấy chứng nhận học vị chuyên môn
  • Nếu chưa nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp lúc làm thủ tục visa, có thể xin giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp. Sau đó người nộp đơn có thể bổ sung bản chính thức sau.
  • Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì cần đính kèm bản dịch tiếng Nhật.
  • Chuẩn bị bản sao để nộp cùng bản gốc
  • Đề xuất với người nhận hồ sơ về việc bạn cần nhận lại bản gốc giấy tờ nào (vì Cục xuất nhập cảnh sẽ không trả lại hồ sơ đã được nộp)

Các bước thẩm duyệt hồ sơ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh

  1. Xem xét tư cách lưu trú của người nộp đơn thuộc loại visa nào dựa trên hồ sơ của người đó
  2. Kiểm tra người nộp đơn có kiến thức hay không dựa vào lý lịch ghi trong hồ sơ. Kiến thức đó có ứng dụng vào công việc người nộp đơn định làm hay không
  3. Đánh giá về chế độ lương thưởng của công ty cho người nộp đơn có hợp lý không, quy mô công ty có đáp ứng yêu cầu không
  4. Xem xét về cơ hội phát triển nghề nghiệp của người nộp đơn.

Phí đổi visa lao động: 4000 Yên.

Nhận trọn bộ Ebook Tổng hợp thông tin về visa để làm việc ở Nhật nhanh chóng, dễ dàng hơn tại đây.

Thay đổi tình trạng cư trú
6 bước cơ bản để thay đổi tình trạng cư trú
Bước 1: Đến Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương hoặc Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh Tokyo ở Shinagawa.

Bước 2: Đệ trình đơn xin đổi tình trạng cư trú và các văn bản liên quan. Việc thay đổi từ visa nay sang visa khác sẽ đi kèm với các loại văn bản, giấy tờ khác nhau. Bạn có thể tìm các văn bản theo loại visa mình muốn chuyển sang tại trang web này.

Lưu ý về tên của mẫu đăng ký: Đơn xin thay đổi tình trạng cư trú – Application for Change of Status of Residence

Bước 3: Sau khi điền vào đơn đăng ký, bạn sẽ điền thông tin vào một tấm bưu thiếp. Tấm bưu thiếp này sẽ được gửi đến bạn sau 2 đến 4 tuần sau đó.

Bước 4: Đến Cục quản lý xuất nhập cảnh và mang theo bưu thiếp, hộ chiếu cùng các giấy tờ đã được xác nhận.

Bước 5: Tem cũ trên visa sẽ được đóng dấu Cancel – Hủyvisa đi nhật
Bước 6: Trạng thái cư trú sẽ được cập nhật thành công
Chi phí thay đổi trạng thái cư trú ở Nhật Bản là 4000 Yên visa đi nhật

Nhận trọn bộ Ebook Tổng hợp thông tin về visa để làm việc ở Nhật nhanh chóng, dễ dàng hơn tại đây.

Bảng tổng hợp về cách thức thay đổi tình trạng cư trú

Tên đơn đăng ký

Đơn xin thay đổi visa cư trú/ tình trạng cư trú – Application for Change of Status of Residence

Điều luật

Điều 20, Luật Kiểm soát Xuất nhâp cảnh và Công nhận Cư trú

Người nộp đơn

Người nước ngoài có nguyện vọng thay đổi trạng thái cư trú (trừ trường hợp người nước ngoài có nguyện vọng thay đổi tình trạng cư trú thành vĩnh trú)

Nộp đơn khi nào

Bất kì khi nào cho đến khi cư trú của người nước ngoài hết hạn

Nộp đơn như thế nào?

Người nộp đơn cần đầy đủ thông tin vào những form cần thiết, chuẩn bị một bản tài liệu đầy đủ và sau đó nộp tại Văn phòng nhập cư trong khu vực

Ai có thể nộp đơn?

1.      Người nộp đơn

2.      Đại diện hợp pháp của người nộp đơn

3.      Những người sau đây có thể hoàn tất các thủ tục xin thay đổi tình trạng visa (nộp hộ chiếu, thẻ cư trú, form thay đổi cư trú…) thay cho người nộp đơn

  • Nhân viên của tổ chức hoặc công ty mà các giám đốc của Phòng quản lý xuất nhập cảnh khu vực đã xét duyệt (trong trường hợp theo yêu cầu của người nộp đơn hoặc đại diện hợp pháp của người nộp đơn)
  • Luật sư hoặc công chứng viên được thông qua giám độc Phòng quản lý xuất nhập cảnh
  • Người thân của người nộp đơn, người sống cùng người nộp đơn. Giám đốc Phòng quản lý xuất nhập cảnh khu vực xem duyệt đối tượng phù hợp (trong trường hợp người nộp đơn có độ tuổi dưới 16, bị bệnh  hoặc do những nguyên nhân khác)

Chi phí nộp

Thay đổi tình trạng cư trú sẽ mất chi phí là 4000 Yên. Người nộp đơn cần mua tem có giá trị 4000 Yên để dán vào visa khi thay đổi tình trạng cư trú

Văn bản cần thiết

1.      Đơn xin thay đổi visa

2.      Ảnh 4*3

  • Ảnh thẻ, chụp cá nhân
  • Ứng viên ngồi thẳng, mặt đối diện phía trước, không đội nón, mũ…
  • Ảnh thẻ có nền trắng/ xanh
  • Ảnh chụp rõ ràng, sắc nét
  • Ảnh được chụp không quá 3 tháng trước khi nộp hồ sơ\

3.      Các tài liệu khác đi kèm nộp cùng khi gửi đơn xin thay đổi tình trạng cư trú

4.      Hộ chiếu và thẻ cư trú. Giấy chứng minh tình trạng cư trú (đối với trường hợp người đại diện pháp lý của người nộp đơn)

Về nguyên tắc, các tài liệu và văn bản đã nộp sẽ không được trả lại.

Nếu người nộp đơn đã gửi các bản sao của tài liệu, văn bản thì khó có thể lấy lại được. Nếu muốn nhận lại, bạn cần thông báo ngay khi nộp đơn xin thay đổi tình trạng cư trú.

Định dạng

1.      Đơn xin thay đổi tình trạng cư trú

  • Các văn phòng quản lý xuất nhập cảnh chỉ chấp nhận định dạng đơn xin thay đổi ở dạng A4

2.       Thư bảo lãnh

Điền thông tin như thế nào

Bạn hãy đến văn phòng quản lý xuất nhập cảnh trong khu vực để tham khảo rõ hơn

Nơi nộp đơn

Các văn phòng quản lý xuất nhập cảnh trong khu vực sống của người nộp đơn (Tham khảo Danh sách các văn phòng quản lý xuất nhập cảnh)

Thời gian mở cửa

Giờ hành chính:

9:00 – 12:00 và 13:00-16:00 các ngày trong tuần.

Để biết thêm thông tin về giờ làm việc hoặc ngày làm việc cho từng thủ tục xin cụ thể, vui lòng liên hệ tới văn phòng quản lý xuất nhập cảnh khu vực

Dịch vụ thông tin

Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc trung tâm thông tin xuất nhập cảnh

Thời gian làm thủ tục

1 tháng đến 3 tháng

Đăng ký nhận eBook về Visa làm việc ở Nhật ngay nào!

Để hiểu rõ hơn nữa về visa lao động gồm những loại nào, thủ tục xin visa đi Nhật ra sao, yêu cầu cho từng loại visa như thế nào… bạn hãy đọc trong ebook TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ VISA ĐỂ LÀM VIỆC Ở NHẬT ở đây nhé. 

Nội dung ebook gồm các phần sau:

  1. Phân loại visa đi Nhật
7. Thời gian cư trú, thụ tục xin visa đi Nhật của visa thông thường
2. Đặc điểm của visa lao dộng 8. Sơ đồ hướng dẫn quy trình xin visa đi Nhật
3. Đặc điểm của visa không lao động 9. Những điểm cần lưu ý và thủ tục nộp đơn
4. Đặc điểm của visa dạng phụ thuộc 10. Thời gian xử lý visa
5. Thời gian cư trú, thụ tục xin visa đi Nhật của visa Chuyên gia tay nghề cao 11. Hiệu lực của visa
6. Thời gian cư trú, thụ tục xin visa đi Nhật của visa lao động 12. Các bước thay đổi tình trạng cư trú cho visa

xin visa đi Nhật

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *