Nếu bạn cho rằng câu hỏi phỏng vấn ở mọi nơi (kể cả Nhật Bản) đều na ná nhau, thì hôm nay Morning Japan sẽ thay đổi suy nghĩ đó của bạn.
Với đất nước có nền văn hóa phong phú như Nhật Bản, quan điểm và cách suy nghĩ của họ đều khác biệt. Và để thể hiện mình là ứng viên phù hợp với họ nhất, bạn cần thuận theo điểm “khác biệt” đó.
Ở bài trước, Morning Japan đã gợi ý 6 tips khi đi phỏng vấn để bạn tạo được ấn tượng đầu tiên thật tốt với nhà tuyển dụng. Còn sau đây sẽ là 50 câu hỏi phỏng vấn các công ty Nhật Bản thường đưa ra và cách trả lời để bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng, vượt qua vòng phỏng vấn.
50 câu hỏi này dài tận 13456 từ cơ. Hãy đăng ký email tại đây để nhận được trọn bộ ebook 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời kèm ví dụ chi tiết về nghiên cứu dần nhé!
Câu hỏi phỏng vấn 1: Hãy cho chúng tôi biết động lực, nguyện vọng khiến bạn ứng tuyển vào công ty (志望動機を教えてください)
Theo cuộc điều tra đối tượng là các nhà tuyển dụng, tâm huyết của ứng viên với công ty được chú trọng thứ 2 sau tính cách của ứng viên.
+ 72% doanh nghiệp chú trọng đến động lực khiến ứng viên ứng tuyển vào công ty
+ Chỉ có 10% chú trọng đến việc tham gia hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ của ứng viên.
Vậy tại sao các nhà tuyển dụng lại chú trọng câu hỏi phỏng vấn này đến vậy?
-
Đánh giá mức độ nhiệt huyết của ứng viên đối với công ty
Nếu có tâm huyết lớn, khi ứng viên trở thành nhân viên sẽ có khả năng làm việc một cách hiệu quả, nhiệt huyết. Từ câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể biết bạn mong muốn làm việc trong công ty họ đến mức nào.
-
Muốn biết rằng mong muốn làm việc của ứng viên có phù hợp với phương châm làm việc của công ty hay không
Những ứng viên muốn được làm việc tại nước ngoài hoặc với đối tác nước ngoài sẽ không phù hợp với một công ty chỉ hoạt động tại thị trường nội địa. Bởi đôi bên đều sẽ không thể đáp ứng được nguyện vọng của nhau.
Vì vậy, việc thấu hiểu nguyện vọng của ứng viên và đánh giá độ phù hợp của ứng viên với công ty là vô cùng quan trọng.
-
Đánh giá được tính cách của ứng viên thông qua câu trả lời
VD: Câu trả lời ‘’Dù công ty còn trẻ nhưng tôi bị hấp dẫn bởi môi trường làm việc nhiều thử thách’’ tất nhiên sẽ khác với ‘’Tôi muốn làm việc tại một công ty lớn và đã phát triển, ổn định’’
Từ những câu trả lời đó, tính cách của ứng viên ít nhiều sẽ được bộc lộ dưới con mắt phân tích đánh giá tỉ mỉ của các nhà tuyển dụng.
Cách trả lời và lưu ý:
- Không chỉ đơn thuần trả lời những điểm tốt, hấp dẫn của công ty, mà cần đưa ra mục đích và tầm nhìn của bản thân, mình muốn làm gì và trở thành ai trong tương lai. Từ đó, cho phía công ty thấy rằng chỉ có họ mới có thể biến những ước muốn nguyện vọng ấy thành hiện thực.
- Phân tích điểm mạnh, đặc trưng của công ty ứng tuyển so với các công ty khác trong ngành. Sau đó kết nối các đặc trưng đó với tầm nhìn của bản thân.
- Đưa ra lý do thuyết phục cho nguyện vọng đó
VD: Bạn nói muốn làm việc tại nước ngoài. Chỉ một câu nói đó thôi cũng phản ánh cách suy nghĩ và kinh nghiệm cuộc sống của bạn.
Đào sâu câu hỏi “Tại sao làm việc tại nước ngoài có sức hấp dẫn đối với mình”. Nếu nói lý do khiến mình ôm ấp nguyện vọng hoài bão, sẽ khiến câu trả lời của bạn khác biệt và không lặp lại những câu trả lời của ứng viên khác.
-
Truyền tải được quan điểm của bạn về những định hướng tương lai
Hãy nói chi tiết về việc sau khi vào công ty bạn sẽ làm việc như thế nào, ví dụ như “để đạt được mục đích A thì tôi muốn được phân vào phòng ban B, tham gia vào công việc C.” Miêu tả càng chi tiết càng tốt lộ trình và hướng đi sau này của bạn khi vào công ty.
-
Tránh nêu ra những nguyện vọng thông thường chung chung
Có những động cơ và nguyện vọng khá chung chung. Ví dụ rất nhiều ứng viên trả lời “Tôi muốn đóng vai trò hỗ trợ cho ngành kinh tế hay tạo ra những sản phẩm chưa từng có. Tôi muốn được thử thách nhiều hơn. Tôi muốn mài giũa năng lực của mình trong những môi trường đó.”
Những câu nói như thế đã được sử dụng quá nhiều trong các cuộc phỏng vấn rồi. Các bạn hãy cố gắng nghĩ ra các câu trả lời chi tiết và khác biệt với những người khác.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách thuyết phục thì không còn cách nào ngoài việc nắm vững các thông tin về công ty ứng tuyển.
Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu về bản thân bạn (自己紹介をしてください)
Tại sao buổi phỏng vấn lại cần bạn giới thiệu về bản thân
- Để biết được năng lực, đặc trưng của bạn
- Để biết được trong một thời gian ngắn như vậy thì bạn có thể giới thiệu về mình được đến đâu
Cách trả lời:
- Nói sơ lược những thông tin cá nhân và những việc mà bạn nỗ lực nhất
Bao gồm: Tên tuổi, trường, chuyên ngành, thêm vào đó là năng lực, điểm mạnh của bạn. Không cần phải đi vào chi tiết quá nhưng trong vòng 60 giây hãy tóm tắt ngắn gọn về bản thân bạn.
- Dựa vào nội dung phần giới thiệu của các bạn mà cuộc phỏng vấn phát triển. Vì vậy hãy dẫn dắt nhà tuyển dụng khéo léo đến phần mà bạn muốn nói đến nhất.
VD: Khi bạn nói “Do những phản đối về phương châm vận hành của câu lạc bộ mà có người nói với tôi rằng vì lỗi của tôi mà câu lạc bộ trở nên chán ngắt”. Như thế bạn đã khéo léo đưa vào những nội dung mà người khác ngạc nhiên và muốn hỏi sâu hơn nữa để biết tại sao lại như vậy. Sau đó các câu hỏi phỏng vấn sau phần trình bày của bạn sẽ tập trung hơn vào những chỗ đó.
Câu hỏi 3: Công việc bạn muốn làm sau khi vào công ty? (入社後にやりたい仕事は?)
Ý đồ của câu hỏi:
- Kiểm tra xem ứng viên đã hiểu nội dung của công việc đến mức nào
- Kiểm tra xem những việc ứng viên muốn làm với công việc thực tế có khớp với nhau không
- Muốn biết quan điểm của ứng viên đối với công việc
Cách trả lời và lưu ý:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng về công việc và thử tưởng tượng trong đầu khi bạn làm công việc đó sẽ như thế nào.
- Nói lý do tại sao bạn muốn làm những việc này từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
- Thể hiện rằng bạn muốn làm những việc này để phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mình.
- Để đạt được mục đích ấy, thì bạn sẽ cố gắng nỗ lực những gì. Ý này sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Đừng để câu trả lời của mình chệch khỏi định hướng của công ty.
Đăng ký email tại đây để nhận được file PDF trọn bộ 50 câu hỏi phỏng vấn, cách trả lời kèm ví dụ chi tiết với 10 câu nhà tuyển dụng hay hỏi khó ứng viên giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn!
Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì? (あなたの長所は何ですか?)
Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn chắc chắn xem bạn có phải là nhân sự có thể làm việc được trong công ty hay không. Hãy tìm hiểu rõ xem công ty cần những điểm mạnh, yếu tố nào từ phía ứng viên?
Cách trả lời:
- Đưa ra kết luận: Tôi có điểm mạnh là…, Tôi tự tin là mình có thể…..
- Không dùng những từ ngữ trừu tượng mà dùng từ cụ thể để nói về những điểm tốt của bản thân
- Hãy nói về những trường hợp mình đã phát huy được những điểm mạnh đó
- Mình sẽ phát huy những thế mạnh ấy trong công ty như thế nào
Câu hỏi 5: Điểm yếu của bạn là gì? (自分の短所は何ですか?)
Ý đồ của câu hỏi
- Bản thân ứng viên có nhận biết được điểm yếu của bạn thân không? Năng lực nhận biết bản thân như thế nào?
- Ứng viên khắc phục khuyết điểm của mình như thế nào.
- Bản thân có thể thành thật nói ra những điểm yếu của mình không
Cách trả lời và lưu ý:
- Trả lời thẳng thắn chân thực về khuyết điểm của mình.
- Không nói về những khuyết điểm nhất định nào đó. Ví dụ bạn không nhất thiết phải nói về những khuyết điểm trong công việc, có thể nói về khuyết điểm trong cuộc sống.
- Đừng chỉ nói khuyết điểm của tôi là như này, tôi định sửa chữa nó mà hãy chỉ ra chi tiết những biện pháp khắc phục: để cải thiện khuyết điểm đó tôi đã làm những gì.
- Ngoài ra nếu như những phương pháp bạn thực hiện có kết quả thì hãy nói mức độ cải thiện của bạn đến đâu. Hãy nói về việc bạn đã trưởng thành sau khi khắc phục những khuyết điểm trên.
Câu hỏi 6: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn? (就活の軸は何ですか?)
Ý đồ của câu hỏi:
- Để biết rằng ứng viên có sự chuẩn bị khi lựa chọn công việc chính xác theo ý muốn của mình hay không?
Công ty muốn loại bỏ những người chỉ nhìn vào vẻ hình thức, bề ngoài của công ty. Những câu trả lời như là “những công ty có thể phát triển”, “công ty đóng góp cho xã hội” hay “công ty có những sản phẩm mà tôi thích”… đều sẽ bị đánh giá thấp.
- Để biết được quan điểm của ứng viên đối với công việc có thống nhất với công việc của công ty không?
Công ty muốn kiểm tra lại một lần nữa liệu những thứ mà ứng viên đòi hỏi trong công việc và công ty liệu có phù hợp, thống nhất với những đặc trưng của công ty hay không?
Cách trả lời và lưu ý:
- Đừng đứng trên quan điểm của khách hàng, mà hãy dựa trên những điều mình muốn làm để đưa ra được trục định hướng cho công việc của mình.
Có nhiều người dựa trên con mắt của người tiêu dùng để đánh giá như “Vì là công ty lớn”, hay “Vì tôi thích sản phẩm của công ty”.
Từ nay trở về sau, bạn sẽ làm việc trong công ty như một nhân viên chính thức nên những câu trả lời đơn giản như vậy sẽ không được đánh giá cao.
Ngoài ra nếu như bạn nói rằng Chế độ về giáo dục rất tốt hay chế độ phúc lợi tốt sẽ để lại ấn tượng cho người nghe.
- Đừng nói những định hướng mà bạn có thể có ở bất cứ công ty nào
Nhiều người hay trả lời chung chung là thông qua công việc có thể đóng góp cho xã hội hoặc công việc có thể giúp bản thân trưởng thành hơn. Điều này không được đánh giá cao bởi bạn có thể đạt được nó ở bất cứ công ty nào.
- Hãy nói tạo sao bạn có những định hướng nghề nghiệp như thế dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để có được 1 câu trả lời thuyết phục
- Hãy nói để hướng tới kết luận rằng trở thành nhân viên công ty là nguyện vọng số 1 của bạn. Muốn đưa ra được kết luận như vậy, bạn phải thống nhất được định hướng công việc của bạn và những đặc trưng của công ty
Đăng ký email tại đây để nhận được thêm 10 câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay hỏi khó ứng viên!
Câu hỏi 7: Hãy nói cho tôi biết về tình hình lựa chọn các công ty khác của bạn (他社の選考状況を教えてください)
Ý đồ của câu hỏi
- Muốn biết định hướng lựa chọn công ty của bạn
Công ty muốn kiểm tra xem bạn ứng tuyển có phải vì những lý do như Công ty lớn và nổi tiếng hay không, hay là những lý do khác. Hãy dựa vào một định hướng thống nhất, nhất quán của mình để lựa chọn
- Câu hỏi phỏng vấn này để tham khảo thêm về việc có đưa ra Naitei cho bạn không
* Naitei (内定): giấy chứng nhận tuyển dụng
Cách trả lời và lưu ý
- Hãy đưa ra một định hướng lựa chọn công ty nhất quán
- Tổng hợp theo ngành nghề bạn muốn làm như: Tôi chú trọng vào các ngành tài chính. Trong đó công ty A là ưu tiên thứ N….
- Tổng hợp theo những thứ bạn muốn làm như Tôi tập trung vào những công ty khởi nghiệp thông qua việc phát triển app điện thoại thông minh. Trong đó có các công ty A, B, C……
-
Đừng chỉ nêu tên các công ty
Ví dụ: Tôi đang ứng tuyển các công ty Mitsubishi, ngân hàng Mitsui UFJ, Toyota, Honda, Ngân hàng Mitsui Sumitomo
Hãy bỏ cách trả lời này vì như thế bạn chỉ cân nhắc những công ty lớn, lựa chọn dựa vào bề ngoài, cảm tính chứ không hề có ý thức lựa chọn nghề nghiệp nghiêm túc.
-
Không cần phải kể tên hết những công ty đang ứng tuyển
Có rất nhiều ứng viên vừa ứng tuyển công ty tài chính, vừa ứng tuyển công ty thương mại, công ty sản xuất. Bạn ứng tuyển công ty thuộc ngành nào thì bạn hãy nói định hướng chọn lựa là ngành đó.
-
Không cần phải nói đến những công ty mà bạn đã trượt
Vì như thế sẽ để lại ấn tượng rất xấu cho nhà tuyển dụng.
Đối với những công ty mà bạn chưa biết là đỗ hay trượt, thì chỉ cần nói là bạn đang ứng tuyển công ty X và đang chờ kết quả.
-
Đừng nói dối
Nhiều người cảm thấy nếu không ứng tuyển vào các công ty lớn thì sẽ không tự nhiên nên đã nói dối. Thực tế, để không bị lấy mất những ứng viên tiềm năng, công ty đã nắm chắc kế hoạch phỏng vấn và naitei của các công ty khác nên nếu nói dối thì khả năng bị lộ sẽ rất cao.
Câu hỏi 8: Hãy nói về kinh nghiệm hoạt động câu lạc bộ/ngoại khóa của bạn (サークル・部活動経験について)
Ý đồ của câu hỏi:
- Biết được tính cách của bạn thông qua các hoạt động ngoại khoá bạn tham gia
- Biết được năng lực của bạn
- Biết được khả năng làm việc nhóm của bạn
Cách trả lời và lưu ý:
- Hãy trả lời thẳng thắn bạn thuộc câu lạc bộ nào,những hoạt động của câu lạc bộ đó là gì? Bạn tham gia vào hoạt động nào của CLB? Tất nhiên nếu như là các hoạt động thông thường quá thì ai cũng hiểu. Nhưng có những câu lạc bộ mà có nhiều người chưa nghe qua bao giờ. Nên bạn hãy giải thích để nhà tuyển dụng dễ hiểu.
- Trình bày về các nôi dung hoạt động. Bạn sẽ hay được hỏi những câu về cách giải quyết vấn đề như là trải nghiệm nào đáng thất vọng nhất đối với bạn. Hãy trả lời về vấn đề là gì, cách giải quyết ra sao và kết quả như thế nào
- Nếu như bạn có một chức vụ trong câu lạc bộ thì hãy nêu rõ chức vụ đó là gì, hoạt động như thế nào và có những suy nghĩ, hành động gì để xây dựng câu lạc bộ. Ngay cả khi bạn không có chức vụ gì trong câu lạc bộ thì hãy PR năng lực hoạt động nhóm của bạn bằng cách nói ra những nỗ lực của bạn vì tập thể.
- Khi nghe về những hoạt động câu lạc bộ của bạn, nhà tuyển dụng có thể đo được mức độ phối hợp làm việc nhóm của bạn. Trong tập thể làm thể nào để bạn phối hợp với mọi người tạo ra thành quả. Hãy nói bạn luôn cố gắng suy nghĩ hành động nỗ lực cho tập thể đó.
>> Người không tham gia các hoạt động ngoại khoá thì trả lời như thế nào?
Nếu như bạn không tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ thì hãy trả lời thành thực, không cần phải nói dối. Nếu thấy không khí im lặng mất tự nhiên thì có thể nói rằng thay vào đó tôi đã dồn toàn bộ sức lực vào làm việc khác…
Câu hỏi 9: Công việc mong muốn của bạn là gì? (希望職種は何ですか?)
Ý đồ của câu hỏi
- Muốn biết bạn có thành ý làm việc gắn bó với công ty không?
- Biết được bạn muốn làm công việc như thế nào trong tương lai
Cách trả lời và lưu ý
- Hãy nghiên cứu cẩn thận đầy đủ về các loại ngành nghề
- Những nguồn để nghiên cứu về nghề nghiệp
- Giao lưu với các sempai
- Tìm các bài phỏng vấn các nhân sự cấp cao trên các trang web của công ty
- Những trang về nghề nghiệp, công việc trong những quyển sách nghiên cứu về ngành nghề
- Lý do mà bạn muốn làm công việc đó?
Sau đây là 3 cách để bạn nói ra lý do theo đuổi ngành nghề đó:
-
- Sử dụng những trải nghiệm trong quá khứ để dẫn tới lý do bạn cảm thấy công việc này hấp dẫn.
- Hãy nói rằng công việc đó có thể giúp bạn phát huy đươc những kiến thức chuyên ngành của bạn khi còn học đại học.
- Căn cứ vào ưu điểm, thế mạnh của mình mà nói rằng công việc này giúp phát huy thế mạnh đó của bạn.
Câu hỏi 10: Hãy PR bản thân bạn(自己PRをしてください)
Ý đồ của câu hỏi:
- Công ty muốn biết ứng viên có đủ năng lực để làm việc trong công ty không
Ví dụ như công ty tư vấn cần khả năng tư duy lý luận, công ty thương mại thì khả năng quản lý và khả năng thương lượng được đề cao. Cứ như vậy, tuỳ theo công ty mà yêu cầu khả năng của ứng viên khác nhau.
- Công ty muốn biết những cơ sở của việc PR đó
Nếu như bạn chỉ nói suông là tôi rất giỏi việc này thì sẽ không ai tin. Nhưng nếu bạn đưa ra những cơ sở, dẫn chứng cho việc này thì câu trả lời của bạn sẽ thuyết phục hơn rất nhiều
- Họ muốn biết là liệu những điểm mạnh của bạn có đủ để làm việc trong công ty.
Điểm mạnh cũng có những mức độ khác nhau. Điểm mạnh của bạn có thể cải thiện được vấn đề gì cho công ty, có thể mang lại lợi ích cho công ty không là điều rất cần thiết.
Để có thể thành công khi PR bản thân:
-
“Sale” bản thân phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng
Những gì ứng viên PR về bản thân có thống nhất với những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên không?
Dù bạn có cố gắng lăng xê bản thân mình như thế nào, mà những thứ đó bạn không thể có cơ hội phát huy trong công ty, hay không có ích lợi gì cho công việc thì cũng không có ý nghĩa.
Muốn biết công ty mình ứng tuyển cần những năng lực điểm mạnh gì thì hãy phân tích công ty thật kỹ lưỡng.
Những bài phỏng vấn không bị lan man là những bài thấu hiểu được những năng lực mà nhà tuyển dụng đòi hỏi
-
Truyền đạt từ chủ trương đến cơ sở đến thứ tự ví dụ cụ thể
Ban đầu bạn nên đi từ kết luận để cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh trong năng lực của bạn. Tiếp đến bạn sẽ nói về cơ sở căn cứ để bạn trình bày những điểm mạnh đó. Ví dụ như điểm mạnh đó được phát huy mạnh mẽ nhất là trong các hoạt động…. thời sinh viên…. Cuối cùng hãy nói những ví dụ cụ thể như là những điểm mạnh ấy đã được phát huy ra sao và đạt được những thành quả như thế nào..
-
Đi vào chi tiết
Việc trình bày chi tiết căn cứ, cơ sở của năng lực và điểm mạnh của bạn là vô cùng cần thiết. Bạn phải nói như thể nào để những người hoàn toàn không biết gì về bạn có thể hiểu được.
Ví dụ: Tôi đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ…..
Để giải quyết nhiệm vụ đó, tôi nghĩ cần phải…..
Do đó, tôi đã thực hiện những cách giải quyết….
Kết quả đã đem lại cho tôi bài học kinh nghiệm là…..
-
Nói về những định hướng tầm nhìn trong tương lai
Những năng lực mà bạn PR cho phía công ty cần phải có ích đối với công ty. Để nhà tuyển dụng nghĩ rằng những năng lực bạn có trong tay phù hợp và có lợi cho công ty hãy nói về tầm nhìn trong tương lai. “Công việc này của quý công ty các ngài rất cần đến năng lực này. Những năng lực ấy của tôi sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc… của các vị.”
-
Tư thế khi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn bạn nên ngồi với tư thế ưỡn ngực, thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt người đối diện nhưng hạn chế nhìn liên tục mà có thể hạ tầm nhìn xuống vùng cổ, cà vạt, sử dụng body language, nói bằng giọng to, rõ ràng.
Thái độ khi phỏng vấn của các bạn sẽ để lại ấn tượng to lớn tới nhà tuyển dụng. Nếu bạn nói bằng sự tự tin thì bài PR của bạn sẽ được đánh giá cao. Nếu bạn nói bằng giọng lo lắng, sợ sệt thì bài phỏng vấn của bạn sẽ bị điểm trừ.
Đăng ký email tại đây để nhận được ebook 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời kèm ví dụ chi tiết, trong đó 10 câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi khó ứng viên giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn!
Câu hỏi 11: Nếu phải di chuyển công tác đi chỗ khác thì bạn có vấn đề gì không? (転勤・勤務地についての確認)
Làm việc ở nước ngoài hay làm việc ở những tỉnh khác trong nước là điều đương nhiên trong những công ty tổng hợp.
Vì vậy mà công ty hay hỏi “Có thể luân chuyển công tác không?” hoặc “Bạn có thể làm việc trong văn phòng ở thành phố khác không?”. Câu hỏi phỏng vấn này để xác nhận lại liệu ứng viên có thể làm việc ở nơi khác ngoài nơi bạn sinh ra và lớn lên không?
Cách trả lời và lưu ý:
- Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ mong chờ một câu trả lời như là: “Tôi có thể làm việc bất cứ đâu kể cả nước ngoài”. Tại những công ty tuyển các công việc tổng hợp (không tuyển bất cứ một vị trí cụ thể nào), thì việc luân chuyển công tác tại các tỉnh và nước ngoài là tiền đề của công việc. Nếu bạn trả lời nếu mà có thể tôi muốn làm việc ở Tokyo thì đó là một câu trả lời gây nghi ngờ vè sự sẵn sàng làm việc của bạn.
*Công ty tổng hợp: Họ sẽ sử dụng chủ yếu sinh viên mới ra trường chưa hề có kinh nghiệm nào. Sau đó cho sinh viên đó làm một số các công việc khác nhau để đánh giá tư chất của sinh viên đó. Nguyện vọng của bạn là như thế nhưng không chắc chắn hoàn toàn 100% bạn được làm công việc đó. Có nhiều sự luân chuyển thay đổi giữa các phòng ban trong công ty.
Nếu không có lý do chính đáng thì sẽ không được chấp nhận nên câu trả lời chính xác sẽ là “Tôi không câu nệ về nơi làm việc. Tôi có thể làm việc tại bất cứ đâu”
- Nói lý do thuyết phục cho câu trả lời 「どこでも大丈夫だ」”Tôi có thể làm việc tại bất cứ đâu”
Khi bạn trả lời như thế này thì nhà tuyển dụng sẽ băn khoăn là không biết thực sự bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu không. Vì vậy hãy tạo ra câu trả lời logic mang tính thuyết phục.
Câu 12: Công ty chúng tôi có phải là công ty bạn mong muốn nhất không? (第一志望ですか?)
Ý đồ của câu hỏi:
Để kiểm tra lại xem sau khi nhận được naitei cua công ty, các bạn có thực sự vào làm việc cho công ty không. Nếu mà bộ phận tuyển dụng nghĩ rằng bạn dù có nhận được Naitei cũng không vào công ty làm việc thì khả năng nhận được lời mời làm việc của công ty là rất thấp.
* Naitei: Giấy chứng nhận tuyển dụng
Cách trả lời
- Điều công ty muốn đó là một người vừa có năng lực vừa có tâm huyết muốn gắn bó với công ty. Nếu bạn thực sự muốn có Naitei hãy trả lời là có.
- Đưa ra những lý do để thuyết phục bộ phận tuyển dụng:
- Đưa ra quá trình lựa chọn các công ty của bạn rồi dẫn đến kết luận công ty mà bạn ứng tuyển là công ty phù hợp nhất.
- Mặc dù bạn nói rằng công ty đó là nguyện vọng số 1 của bạn, nhưng sau đó bạn cũng có thể từ chối naitei với lý do sau: Lúc đó công ty là nguyện vọng số một của tôi. Tuy nhiên, sau này tôi đã suy nghĩ kỹ lưỡng lại một lần nữa, và quyết định vào làm việc tại công ty khác.
Câu 13: Hãy nói về kinh nghiệm đi làm thêm của bạn (アルバイト経験について教えてください)
Ý đồ câu hỏi:
- Từ thái độ nỗ lực của bạn trong các công việc làm thêm, nhà tuyển dụng có thể đo được thái độ của bạn đối với công việc sau này. Chỉ một công việc làm thêm nhỏ nhoi mà bạn cũng để tâm và học được nhiều điều từ nó, thì sau này khi trở thành nhân viên chính thức bạn sẽ có tiềm năng phát triển lớn. Đó là điều mà công ty nào cũng mong muốn ở nhân viên của mình.
- Thông qua đó biết được tính cách của ứng viên
Cách mà bạn làm việc sẽ bộc lộ cho họ thấy được tính cách con người bạn. Ví dụ như người nói rằng để tăng doanh thu của cửa hàng, ngoài giờ làm việc tôi đã tự làm rất nhiều sticker, pop card… là người có khả năng sáng tạo để tạo ra thành quả.
Cách trả lời:
- Đưa ra kết luận trước: Bạn đã học được điều gì qua những trải nghiệm đi làm thêm
- Giải thích nhưng đừng chú trọng vào kết quả mà hãy đi sâu vào quá trình
- Doanh nghiệp sẽ không quan tâm mấy về kinh nghiệm làm thêm của bạn là gì.
Cho nên vì thế thay vì nói Tôi đã được bổ nhiệm làm leader của nhóm hay tôi đã đạt được những kết quả như thế này mà hãy kể về quá trình làm việc của bạn như Tôi đã nghĩ về những vấn đề….và hành động như thế này…
- Tại sao lại dùng phương pháp đó thay vì các phương pháp khác. Ví dụ như để tăng doanh thu của cửa hàng thì có rất nhiều cách như thu hút khách hàng, tăng giá sản phẩm,… tại sao bạn lại sử dụng cách này?
- Từ công việc làm thêm bạn học được những điều gì?
Cái mà bạn học được khi làm thêm sẽ đánh giá được khả năng phát triển của bạn sau này. Đó là điều công ty chú trọng ngoài năng lực của bạn hiện tại.
Câu hỏi 14: Sở thích của bạn là gì? (あなたの趣味は何ですか?)
Ý đồ câu hỏi:
- Biết được tính cách của ứng viên
- Đoán được mức độ nhiệt tình của ứng viên
Cách trả lời và lưu ý:
-
Không cần nói những sở thích gì cao cả
Có những bạn không có sở thích nào nhưng để gây ấn tượng đã nói rằng “Sở thích của tôi là đọc sách. Thỉnh thoảng tôi đọc sách của Druker (chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị)”. Cách nói như vậy sẽ không hay.
Hay là cách nói “Thực sự sở thích của tôi là đọc sách nhưng tôi muốn được nghĩ là người năng động nên đã chơi futsal”.
-
Tại sao bạn lại có sở thích đó?
Khi bạn nói lý do bạn thích thì bạn cũng bộc lộ được tính cách của mình cho nhà tuyển dụng.
Đừng dừng lại quá sớm ở chỗ “Sở thích của tôi là…. “mà hãy tiếp tục nói như là “Sở thích của tôi là đọc sách. Vì tôi có thể biết thêm được nhiều điều mới mẻ. Mỗi khi biết được thêm điều nào mới là tôi lại cảm thấy vô cùng phấn khích.”
Như vậy bạn đã khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách của bạn rồi.
-
Cho vào những điểm dẫn dắt
Bạn hãy cố gắng để kéo dài cuộc nói chuyện càng lâu càng tốt. Ví dụ như sở thích của bạn là đọc sách thì nếu như bạn nói rằng “tôi đam mê đắm chìm vào nó đến mức tôi đã đạt được kỹ thuật đọc 1 quyển sách mới trong vòng 5 phút” thì bạn sẽ dẫn dắt được câu hỏi tiếp theo là “Gì cơ, như thế nào vậy?” Câu chuyện như thế này là chuyên môn của bạn rồi nên bạn hãy cố gắng hết sức nói càng nhiều càng tốt.
-
Đừng nói về những sở thích tiêu cực
Điều quan trọng là qua câu trả lời bạn cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách con người bạn. Cho dù là như vậy nhưng hãy chỉ chọn ra những phần nào mà bạn muốn họ thấy thôi.
Ví dụ: “Sở thích của tôi là quan sát mọi người trên tàu điện ngầm” hoặc nói rằng “Sở thích của tôi là dùng facebook” thường sẽ mang đến những ấn tượng tiêu cực cho bạn. Hãy chọn ra trong những sở thích những gì gắn liền vói giá trị quan của bạn cũng như điều gì mà bạn chắc chắn có thể nói ra.
Câu hỏi 15: Sở đoản của bạn là gì? (苦手なことは何ですか?)
Cách trả lời tương tự câu 5
Câu hỏi 16: Xác nhận dự định muốn vào công ty (入社の意思確認)
Ý đồ của câu hỏi phỏng vấn này để kiểm tra xem bạn có thật sự muốn vào làm việc tại công ty không? Khi giám đốc và các trưởng phòng đã đề xuất đưa ra naitei cho ứng viên, họ không hề muốn bị từ chối. Do vậy, đây là một câu hỏi phỏng vấn vô cùng quan trọng.
* (Naitei: Giấy chứng nhận tuyển dụng)
Cách trả lời và lưu ý:
- Câu trả lời tốt nhất là nói rằng 「御社に決め、就職活動をやめます」(nếu như được công ty chọn thì tôi sẽ kết thúc quá trình tìm việc làm ở đây).
- Đừng nói rằng hãy cho tôi thời gian suy nghĩ hoặc chần chừ về câu trả lời.
Một khi công ty đã đưa ra Naitei thì họ không muốn bị từ chối. Nếu bạn cứ lưỡng lự không đưa ra câu trả lời hoặc nói rằng hãy cho thêm thời gian thì bạn sẽ bị nghi ngờ về mức độ mong muốn được làm viẹc tại công ty. Hãy nói rằng: “Nếu như tôi được công ty chọn thì sẽ kết thúc quá trình tìm việc ở đây”
- Có trường hợp bạn sẽ bị yêu cầu từ chối các công ty khác, thậm chí có công ty còn kiểm tra cả lịch trình trong sổ tay của bạn.
- Sau khi trả lời sẽ làm việc cho công ty và nhận naitei, bạn vẫn có thể hủy hợp đồng đến một ngày nhất định nào đó.
Câu hỏi 17: Bạn thấy mình giống loài động vật nào? (自分を動物に例えると?)
Ý đồ câu hỏi:
- Muốn xem ứng viên ứng xử thông minh, nhanh trí đến đâu
Trong công việc, đối nhân xử thế cũng là một điều quan trọng. Trả lời nhanh gọn lẹ những câu hỏi mà mình không lường trước được là một tư chất quan trọng
- Đây là một câu hỏi phỏng vấn bẫy nhằm kiểm tra mức độ ứng xử của ứng viên
- Nhận biết được tính cách con người của ứng viên thông qua câu trả lời
Cách trả lời và lưu ý:
- Hãy nghĩ câu trả lời sẵn từ trước
- Hãy nói về một con vật thể hiện được những điểm mạnh của bạn
Bước 1: Nghĩ đến những điểm mạnh của bản thân
Bước 2: Nghĩ đến những con vật mà có những đặc trưng thống nhất với điểm mạnh của mình
- Không cần đưa ra những câu trả lời thành thật nhưng khiến mình bị điểm trừ như:
私は羊です。群れていないと、あまり落ち着かないからです。(Tôi là một con cừu. Nếu bị lạc bầy sẽ bị hỗn loạn)
- Hãy dựa vào những chuyện có thật trong quá khứ để khiến câu trả lời trở nên thuyết phục hơn
Đăng ký email tại đây để nhận được ebook 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời kèm ví dụ chi tiết giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn!
Câu hỏi 18: Lý do bạn lựa chọn ngành nghề này (業界の志望理由は?)
Ý đồ câu hỏi
Muốn kiểm tra xem mức độ nghiêm túc của bạn khi chọn lựa công việc này đến đâu. Có thật sự mong muốn làm trong ngành này hay không
Cách trả lời
- Nghĩ xem tại sao lại là ngành này mà không phải những ngành khác.
- Dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra lý do thuyết phục
Ví dụ:
“Qua những kinh nghiệm đi thực tập thì tôi nhận thấy vấn đề thiếu hụt nguồn đầu tư vô cùng cấp bách tại những công ty vừa và nhỏ. => Tôi muốn làm việc trong ngân hàng để thông qua các hoạt động tài chính có thể hỗ trợ các doanh nghiệp”
- Hãy nói bạn muốn thử thách những gì trong ngành đó, bộc lộ thành ý của bạn.
Ý đồ câu hỏi
- Kế hoạch nghề nghiệp của ứng có phù hợp, thống nhất với lộ trình công việc của công ty hay không.
- Kiểm tra mức độ mong muốn vào công ty
- Xem ứng viên có phải là người có mục tiêu và tầm nhìn chính xác không
Cách trả lời và lưu ý
- Tìm một hình mẫu sempai
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này, ứng viên cần mô tả cụ thể mình trong 10 năm sau sẽ như thế nào theo kế hoạch của bản thân. Thế nhưng, ứng viên cũng khó có thể tưởng tượng được 10 năm sau mình sẽ như thế nào ở công ty ứng tuyển. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể biết được:
- Hỏi các sempai và tìm ra một hình mẫu cho bản thân.
- Trong page của nhà tuyển dụng hay có những bài phỏng vấn các nhân viên senior, hãy tìm trong đó hình mẫu bạn muốn trở thành.
- Nắm bắt được lộ trình sau 10 năm qua trang careerconnect.jp
- Để đạt mục tiêu thì bạn sẽ cố gắng thế nào trong 10 năm tới
Nếu bạn nói chi tiết kế hoạch của bản thân để đạt được mục tiêu của bản thân thì bạn sẽ cho họ thấy được tham vọng cũng như thành ý đối với công ty
- Ý thức được phương hướng phát triển của công ty sau 10 năm. Và thống nhất mục tiêu 10 năm của bạn với phương châm kinh doanh của công ty
- Đừng nói về những bộ phận mà tuyển dụng ít người
- Đừng nói gì ngoài những kế hoạch trong công việc
Cũng có những người nói về những chuyện cá nhân như “Sau khi kết hôn tôi sẽ trở thành mẹ, vừa chăm con vừa làm việc…”. Hãy bỏ cách trả lời đó đi và chỉ tập trung vào công việc. Cũng nên bỏ những cách nói chuyện trừu tượng như “Tôi muốn việc kinh doanh đạt được sự tin tưởng từ mọi người”.
Câu hỏi 20: Tại sao bạn lựa chọn ngành học hiện tại (今の学部を選んだ理由は?)
Ý đồ câu hỏi:
- Xem ứng viên có trải qua thời đại học mà biết mình muốn gì không
Việc nỗ lực trong việc học sẽ dẫn đến những chuyên tâm trong công việc. Những sinh viên ý thức được mình nên chuyên tâm vào học gì thì cũng sẽ biết được mình muốn làm gì và nỗ lực vào công việc như thế nào.
- Từ lý do lựa chọn ngành học, biết được tính cách, những điều ứng viên quan tâm
Từ câu hỏi “Bạn chọn ngành nào, lý do tại sao”, sẽ hiện ra những điều mà ứng viên quan tâm. Người chọn ngành văn học và người chọn ngành kinh tế sẽ có những tính cách khác nhau. Doanh nghiệp sau khi nghe lý do lựa chọn sẽ đoán được tính cách, quan điểm của ứng viên.
Cách trả lời:
- 「なんとなく…」(không biết vì sao) không phải là câu trả lời
Nhiều người khi nói đến lý do lựa chọn ngành học thì trả lời những câu như “Không biết vì sao…”, “Ngành đó tốt nhất trong những ngành đã qua”. Tuy nhiên, nếu trả lời như vậy, người phỏng vấn sẽ có những nghi ngờ, thắc mắc rằng không biết liệu rằng ứng viên cũng không biết tại sao lại lựa chọn công việc này.
- Nói về mục tiêu
Nếu bạn giải thích được “Vì tôi có mục tiêu như thế, nên tôi đã lựa chọn ngành học này”, sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là người làm việc có mục tiêu, kế hoạch. Tốt nhất đó là bạn có thể nói về giấc mơ, mong muốn trong tương lai của mình, và để đạt được mong muốn đó đã lựa chọn ngành học này…
- Nếu không thể nói ra lý do lựa chọn ngành học, hãy suy nghĩ từ cảm giác hiện tại
Có nhiều người “khi lựa chọn ngành học thì không có mục tiêu. Không biết vì sao cảm thấy ngành đó tốt và quyết định chọn”. Những người như thế không có mục tiêu khi lựa chọn.
Khi đó, hãy dựa trên những gì bạn được học và cảm thấy cuốn hút sau khi học ở ngành đó và biến nó thành mục tiêu sau này.
- Thể hiện sức hút bằng cách thể hiện ngành học của mình có liên quan và giúp ích cho kinh doanh
Câu hỏi 21: Suy nghĩ của bạn về các vấn đề thời sự hiện nay? (時事問題についての質問)
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Xem ứng viên có quan tâm đến những vấn đề xã hội không
- Xem ứng viên có bày tỏ được quan điểm của mình không
Cách trả lời và lưu ý:
-
Xem tin tức gần nhất
Nếu trong các bài kiểm tra viết mà công ty tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa những câu hỏi liên quan đến những chủ đề nhỏ. Nhưng nếu trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chủ đề lớn như “Chính sách kinh tế Abenomics”,… Khi chuẩn bị cho những câu hỏi về vấn đề hiện tại, hãy thường xuyên đọc trên mạng các bài báo từ những tờ báo chính (Asahi, Mainichi, Nikkei, Sankei,…).
- Sẵn sàng cho việc giải thích và nêu ý kiến bản thân về tin tức đó
Khi được hỏi về vấn đề hiện tại, bạn hãy nói theo 2 bước:
- Giải thích cách hiểu của bản thân về vấn đề được hỏi
- Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề được hỏi
- Hãy nói về ảnh hưởng mà vấn đề hiện tại sẽ đem đến cho công ty về sau.
Bạn hãy tự mình suy nghĩ và trả lời xem tin tức này sẽ ảnh hưởng đến xã hội, việc kinh doanh như thế nào. Như thế, người phỏng vấn sẽ có ấn tượng rằng bạn là người có thói quen hay tự mình suy nghĩ nhiều vấn đề.
- Hãy trả lời “Tôi không biết” đúng lúc
Trong một số trường hợp không biết về vấn đề được hỏi, hãy trả lời một cách chân thành nhất:
申し訳ありません。勉強不足のため、わかりません。次回までに必ず勉強してきます
(Thành thật xin lỗi. Vì chưa ôn luyện đầy đủ nên tôi không biết về vấn đề này. Lần tới tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn)
Nếu bạn trả lời một cách ngắc ngứ như「ええと…バーゼルですか…大事だと思います」thì sẽ gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 22: Cuối cùng, bạn có câu hỏi gì không? (最後に何か質問はありますか?)
Ý đồ của câu hỏi:
- Biết được ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không?
- Kiểm tra xem ứng viên có năng lực đưa ra câu hỏi không? Vì nếu đưa ra được câu hỏi tốt, thì ứng viên là người có khả năng lấy được những thông tin hữu ích từ người khác, và làm tăng tính hiệu quả của công việc.
- Xoá bỏ những thắc mắc và hiểu lầm ở cả 2 phía nếu có
Cách trả lời
- Chuẩn bị câu hỏi từ trước
- Đặt câu hỏi chi tiết và nhắm đến điểm trọng yếu của đối phương.
Ví dụ như câu hỏi Kinh doanh thành công và kinh doanh thất bại khác nhau ở điểm nào. Đối với bộ phận nhân sự có thể hỏi câu: điểm khác biệt giữa nhân viên có thể nâng cao được thành tích của công ty và các nhân viên khác là gì ? Chúng ta nên hỏi những câu hỏi mà có thể khai thác được kinh nghiệm của người khác.
- Đừng đặt những câu hỏi mà đối phương khó trả lời
- Đừng hỏi về chiến lược kinh doanh của công ty
- Đừng hỏi những câu hỏi đóng khiến đối phương chỉ có thể trả lời đúng sai, có không.
Câu hỏi 23: Đối với bạn “công việc” là gì? (あなたにとって仕事とは何ですか?)
Ý đồ của công ty:
- Biết được quan điểm về công việc của ứng viên
- Quan điểm của ứng viên và văn hóa công ty có thống nhất không
Cách trả lời:
- Đừng trả lời sự thật, hãy nói ra nguyện vọng lớn lao của bạn
Câu hỏi này được đưa ra để hỏi bạn ý thức về công việc như thế nào. Vì thế, đừng trả lời những câu như “Để kiếm tiền”, “Để trang trải sinh hoạt”.
- Tham khảo triết lý kinh doanh hoặc văn hóa công ty
Câu hỏi này để nhà tuyển dụng xem quan điểm về công việc của bạn và những triết lý, văn hóa của công ty có hợp nhau không. Nếu nhà tuyển dụng thấy rằng không phù hợp lắm thì sẽ là điểm trừ trong việc tuyển dụng.
- Kết hợp với kinh nghiệm bản thân
Nếu bạn kết hợp cùng với những trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, thì sẽ làm câu trả lời tăng tính thuyết phục hơn.
- Hãy nói về những ấp ủ cho công việc sau này
Sau khi giải thích đối với bản thân công việc là gì, nếu bày tỏ những dự định cống hiến của mình cho công ty, sẽ làm nổi bật mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp tuyển dụng của mình.
Câu hỏi 24: Bạn có kính trọng một người nào đó không? (尊敬する人はいますか?)
Dụng ý của nhà tuyển dụng:
Ở câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng không phải muốn biết về người mà bạn kính trọng là ai. Mà với lý do tại sao bạn kính trọng người đó, họ sẽ biết được những quan điểm, suy nghĩ của bạn.
Giả sử như người mà ứng viên kính trọng là Masayoshi Son, thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng bạn chú trọng đến những điều như “sự thử thách”, “sáng tạo trong công việc”, “sẵn sàng hành động”
Cách trả lời và lưu ý:
- Trước tiên nói đến lý do tại sao kính trọng
Người mà bạn kính trọng là ai không quá quan trọng, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là tại sao bạn lại kính trọng người đó. Ví dụ như nếu bạn kính trọng Steve Jobs thì lý do tại sao, tinh thần chấp nhận thử thách, hoặc là sự chăm chút đến từng chi tiết nhỏ,… Hãy nói rõ chính xác lý do của bạn.
- Sẽ khá khó khăn nếu trả lời đó là bố mẹ
Cũng có nhiều người nói người họ kính trọng nhất là bố mẹ. Tuy nhiên, ý đồ của câu hỏi phỏng vấn này là để biết về tính cách của ứng viên. Vì thế đừng trả lời những lý do hiển nhiên, thông thường như “Vì bố mẹ là người đã sinh ra và nuôi lớn tôi”, hay “Họ đã thực hiện công việc một cách tuyệt vời”, bạn sẽ không thể thể hiện được những quan điểm, cách nghĩ của mình.
- Liên hệ với việc PR bản thân
Do ảnh hưởng của người mà bạn kính trọng, bản thân đã thay đổi như thế nào, khi nói về điều này cũng liên hệ với phần PR bản thân. Có một từ đó là 「ロールモデル」(role model, hình mẫu lý tưởng), ai cũng có một hình mẫu để hướng tới và trưởng thành giống như người đấy. Vì thế, nếu người bạn kính trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân, hãy truyền tải điều đấy đến người phỏng vấn.
Đăng ký email tại đây để nhận được ebook 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời kèm ví dụ!
Câu hỏi 25: 5 năm sau bạn mong muốn mình sẽ trở thành như thế nào? (5年後の自分はどうなっていたい?)
Cách trả lời:
-
Nghiên cứu kỹ ngành nghề, công việc
Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn cũng cần giải thích được một nhân viên làm việc ở công ty này trong 5 năm làm những công việc gì. Nếu biết được điều đấy, bạn có thể trả lời chi tiết câu hỏi này.
Có một số cách mà bạn có thể tham khảo:
- Hỏi kinh nghiệm đàn anh đi trước, xác định con đường sự nghiệp
- Nắm được công việc 5 năm sau bằng mục 「先輩社員インタビュー」
- Sử dụng những trang web như キャリコネ (careerconnection.jp) và dựa trên kinh nghiệm cũng những nhân viên 28, 30 tuổi.
-
Trình bày bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được mong muốn của mình
Không chỉ trả lời 5 năm sau mình sẽ như thế nào, nếu nói đến mình sẽ nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu đó, thì bạn sẽ thể hiện được lòng nhiệt huyết trong công việc của mình đến với nhà tuyển dụng.
- Sau khi vào được công ty, sẽ nỗ lực học tập …, rèn luyện…
- Sau 5 năm tôi sẽ ở vị trí …
Cách trả lời như này có thể truyền tải một cách dễ hiểu và lòng nhiệt huyết đến đối phương.
-
Trả lời câu hỏi “Điều quan trọng nhất trong công việc”
Trong quá trình tuyển dụng, cũng có những người trả lời những vấn đề riêng tư như “Với vai trò là một người mẹ, tôi muốn sắp xếp công việc và gia đình ngang hàng với nhau”. Tuy nhiên, khi gặp câu hỏi phỏng vấn này hãy trả lời những điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc.
Và bạn hãy trả lời về mục tiêu 5 năm sau của mình như là điều quan trọng nhất trong công việc, tránh nói về những vấn đề riêng tư cá nhân.
Câu hỏi 26: Hãy nói về nội dung bài nghiên cứu trong seminar của bạn (研究内容を教えてください)
Nội dung nghiên cứu của seminar hoàn toàn bao gồm những kiến thức chuyên môn. Vì thế để giải thích cho bộ phận tuyển dụng, người không có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau, thì không phải là dễ. Cho nên rất nhiều ứng viên không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này suôn sẻ.
Lý do nhà tuyển dụng hỏi về nội dung nghiên cứu của bạn
- Muốn biết ứng viên có nỗ lực, nghiêm túc trong việc học không
- Muốn biết khả năng giải thích và trình bày vấn đề của ứng viên
Có thể giải thích những kiến thức chuyên môn rất khó hiểu cho một người bình thường có thể hiểu được là một kỹ năng quan trọng. Nhà tuyển dụng muốn xem xem bạn có thể truyền tải được dễ hiểu đến đâu.
- Những nghiên cứu của seminar là những thứ mà sinh viên tâm đắc nhất trong quá trình học đại học. Thông qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sinh viên đã học những gì và đã trưởng thành như thế nào
Cách trả lời và lưu ý
- Không sử dụng những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành mà dùng những từ ngữ thông thường dễ hiểu.
- PR bản thân qua những gì mà bạn đã học được sau seminar
Không đơn thuần chỉ là giải thích về nội dung nghiên cứu, hãy trình bày mình sẽ phát huy những gì trong công việc
Câu hỏi 27: Điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc là gì?
(働く上で大切なことは何ですか?)
Nếu gặp phải câu hỏi phỏng vấn này, bạn hãy nghĩ điều quan trọng nhất đó là định hướng trong công việc của mình, và trả lời tương tự câu 6.
Câu hỏi 28: Khả năng đặc biệt khác của bạn là gì? (あなたの特技は何ですか?)
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Muốn biết bạn đã nỗ lực, chuyên tâm cho khả năng đặc biệt của mình
- Muốn được nghe những chuyện mà ứng viên đắc ý, và thư giãn khi đang phỏng vấn
- Đây không phải câu hỏi mang tính quyết định
Cách trả lời
Bước 1: Bạn đã nỗ lực tập luyện khả năng như thế nào
Nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết “Khả năng đặc biệt của bạn là gì?”, mà còn quan tâm đến việc thông qua những nỗ lực luyện tập có thể nhìn thấy được con người của ứng viên.
Bước 2: Những gì bạn học được thông qua khả năng đặc biệt đó
Bạn cũng hãy nói về những gì mình học được qua việc nỗ lực luyện tập kỹ năng đó. Các doanh nghiệp đánh giá cao những nhân viên học được và trưởng thành từ những kinh nghiệm. Theo bảng điều tra của Recruit, điều quan tâm đứng thứ 3 mà các công ty thường hướng đến là “khả năng làm việc sau này”
Vì thế đừng quên những gì mình đã học được và hãy truyền tải đến các doanh nghiệp.
Bước 3: Tự tin thể hiện bản thân mình
Từ những kinh nghiệm tuyển dụng, tôi vẫn được người khác hỏi rằng “Quả nhiên là những người thích vận động, hướng ngoại thì gây được ấn tượng tốt hơn phải không?”. Tuy nhiên, những kỹ năng của người năng nổ, thành tích đạt được như thế nào, có bằng cấp hay không hoàn toàn không liên quan. Những khả năng của người hướng nội cũng được, bằng cấp không có cũng không sao. Chỉ cần bạn tự tin trả lời rằng “Đó là khả năng đặc biệt của tôi” thì bất cứ điều gì cũng được.
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp không quá chú trọng vào sở thích, khả năng đặc biệt của ứng viên. Họ hứng thú với tính cách con người ứng viên sau khi đã nỗ lực chú tâm tập luyện khả năng của mình.
Câu hỏi 29: Hãy nói về quyển sách bạn đọc gần đây (最近読んだ本を教えて下さい)
Ý đồ của công ty:
Thông qua câu hỏi phỏng vấn này, doanh nghiệp muốn biết nhiều hơn về phía ứng viên, điều ứng viên quan tâm, sở thích, quan niệm về giá trị và những điều này đều thể hiện tích cách, con người của ứng viên.
Cách trả lời và lưu ý:
-
Không nhất thiết phải vươn quá cao
Nhiều người để nhận được sự đánh cao từ nhà tuyển dụng, đều trả lời những câu như “Gần đây tôi đã đọc quyển Vốn thế kỷ 21 của Thomas Piketty” hay những quyển sách của Drucker. Tuy nhiên nếu nói đến lý do, mà chỉ trả lời rằng “Tôi nghĩ đó là quyển sách tuyệt vời” thì câu trả lời đó sẽ mất đi giá trị.
Hãy cứ nêu tên quyển sách bất kỳ mà bạn đọc gần đây. Tuy nhiên, vì là buổi phỏng vấn xin việc, những quyển sách giáo dục, thực hành, kinh tế thì sẽ dễ gần hơn tiểu thuyết.
-
Hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí
Với sinh viên thì vẫn có người trả lời gần đây đọc truyện tranh hay tạp chí. Tuy nhiên, với người đi làm thì nhiều người cho rằng đọc truyện tranh hay tạp chí là không phải đọc sách, vì thế hãy hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí.
-
Tại sao lại cảm thấy nó thú vị?
Khi được hỏi “Bạn đọc thể loại sách gì, quan tâm đến những điều như thế nào?”, nhà tuyển dụng muốn nắm được những điều quan tâm, quan điểm của ứng viên.
Vì thế, không chỉ trả lời là đọc sách gì mà hãy kết hợp thêm với việc nói thêm quyển sách đó thú vị ở điểm gì, như thế nào.
-
Ảnh hưởng của sách như thế nào, khiến các hoạt động của bản thân thay đổi ra sao
Nếu nói rằng bạn đã áp dụng những gì học được trong sách sẽ khơi dậy tính tò mò của đối phương. Người trưởng thành từ những kiến thức học được từ trong sách vở, cũng là người sẽ trưởng thành nhờ hấp thụ kiến thức trong công việc.
Nếu bạn có bị ảnh hưởng bởi những quyển sách đã đọc, hãy truyền tải điều đó đến với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 30: Hãy nói về lý do khiến bạn bị lưu ban (留年理由について教えてください)
Nếu ứng viên là người đã từng bị lưu ban hay học chậm một năm ở trường đại học, nhà tuyển dụng sẽ để ý và đưa ra câu hỏi phỏng vấn này
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Xác nhận khả năng quản lý bản thân
- Ứng viên có ưu tiên việc gì hơn việc học không
- Ứng viên có khả năng cải thiện bản thân không
Cách trả lời và lưu ý:
- Bày tỏ ý định tự nguyện kiểm điểm bản thân
Việc lưu ban là một chuyện không tốt. Vì thế, việc đầu tiên là chấp nhận lỗi của mình, kiểm điểm vì đã thờ ơ với việc học, xác nhận lại lỗi của bản thân. Nếu nói ra lỗi lầm của mình, người phỏng vấn sẽ nhanh chóng dễ dàng chấp nhận ứng viên hơn.
- Bày tỏ chính xác lý do lưu ban
Hãy nói về lý do bạn bị lưu ban. Nếu có thể nói ra lý do mang sức thuyết phục đối phương, thì sẽ tránh được điểm trừ trong buổi phỏng vấn.
Tuy nhiên, nếu lý do không chính đáng, trong trường hợp bạn dành thời gian cho việc thả lỏng, chơi đùa, thì hãy nhận lỗi như “Vì đã quá nhiệt tình cho việc hoạt động câu lạc bộ, mà tôi đã dần trở nên thờ ơ với việc học”.
- Nói về cách để cải thiện bản thân
Việc quan trọng là bài học từ sự thất bại, bạn đã thực hiện thay đổi như thế nào. Thất bại là một việc mà ai cũng có thể mắc phải. Khi đã học được bài học thì sẽ không mắc lại lần thứ hai. Vì thế, hãy nói bạn đã lên hoạch cải thiện bản thân chi tiết như thế nào để đầu tư, cố gắng trong việc học.
Câu hỏi 31: Hãy nói về kinh nghiệm làm tình nguyện của bạn (ボランティア経験について)
- Các doanh nghiệp không quá hứng thú đến kinh nghiệm làm tình nguyện
Đầu tiên, nên chú ý một điểm khi dùng kinh nghiệm làm tình nguyện để PR bản thân, đó là các doanh nghiệp không có hứng thú với kinh nghiệm làm tình nguyện của ứng viên cho lắm.
Vì thế, dù thể hiện rằng mình đã đóng góp to lớn như thế nào cho việc tình nguyện, thì doanh nghiệp cũng sẽ không bị ấn tượng. Vậy làm thế nào để thu hút nhà tuyển dụng, đó là sử dụng kinh nghiệm đi tình nguyện làm bàn đạp để thể hiện cá tính, điểm mạnh của mình.
- Từ kinh nghiệm làm tình nguyện, hãy tạo sức hút cho bản thân
Ví dụ:
Tôi là người luôn luôn sẵn sàng đón nhận thử thách. Tôi thường xuyên hành động trước khi thử suy nghĩ xem mình có thể làm được hay không. Năng lực này được phát huy khi tôi từng ủng hộ cho một tổ chức phi chính phủ 200.000 yên, giúp đỡ xây dựng một trường tiểu học ở Cambodia.
Điều mà doanh nghiệp muốn biết đó là tính cách ứng viên. Vì thế không phải thu hút bằng thành tích hoạt động tình nguyện mà bạn hãy dựa vào kinh nghiệm hoạt động, thể hiện bản thân mình cho đối phương thấy được. Đừng nêu những kinh nghiệm hoạt động mà không có chủ ý, nếu không sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là kiêu căng, khoác lác.
-
Giải thích động cơ, lý do tham gia tình nguyện
Như đã nói ở trên, điều doanh nghiệp muốn biết là ứng viên là con người như thế nào. Nếu giải thích lý do tại sao lại tham gia hoạt động tình nguyện, thì bạn sẽ truyền tải được tính cách con người mình.
Đặc biệt, với những lý do tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, bạn sẽ dễ dàng thể hiện được những khía cạnh tích cực của mình như người thành thật, hướng ngoại.
- Bạn đã nghĩ gì và hành động như thế nào để thu được thành quả
Để đóng góp cho tổ chức đã tham gia, bạn đã hoạt động, bỏ công sức ra như thế nào, và cách bạn đối phó với vấn đề gặp phải hãy mô tả chi tiết cho người phỏng vấn. Chẳng hạn như “để đạt được mục tiêu, tôi đã tổ chức những hoạt động thu hút mọi người”,… giúp truyền tải được một phần tính cách của ứng viên.
- Bạn sẽ áp dụng kinh nghiệm đấy vào công việc như thế nào
Điều doanh nghiệp quan tâm nhất là liệu ứng viên có đem lại lợi ích cho công ty không. Vì thế, không chỉ nói lên điểm mạnh của mình, mà bạn hãy nói thêm cả điểm mạnh của mình sẽ giúp ích cho công ty đó như thế nào.
Đăng ký email tại đây để nhận được ebook 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời kèm ví dụ chi tiết, trong đó 10 câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi khó ứng viên giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn!
Câu hỏi 32: Hãy nói về khả năng ngoại ngữ của bạn (語学力について)
Thông thường các ứng viên sẽ găp phải câu hỏi phỏng vấn này, bởi vì ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh là thứ giúp giao tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài.
-
Ứng viên không viết gì về khả năng tiếng Anh
Khi viết CV Rirekisho, cũng có nhiều ứng viên không viết về điểm thi tiếng Anh của mình như TOEIC. Có những ứng viên năng lực không tốt, điểm quá thấp nên đã không viết vào hoặc là những người chưa từng tham gia kỳ thi năng lực tiếng Anh nào. Người phỏng vấn sẽ có những câu hỏi đặt ra cho những ứng viên đó như:
「履歴書にTOEICのスコアが書いてないけど受けてないの?」
「TOEICスコアが書かれてないけど、英語はどう?」
Nếu bạn gặp phải tình huống câu hỏi phỏng vấn như thế này, cách trả lời tốt nhất sẽ là trả lời thật về tình trạng của bản thân mình, và bày tỏ ý định đầu tư vào việc học tiếng Anh trong tương lai.
「英語力は、今はそこまで高くはありませんが、少しでも上げるために努力しているところです。」
Khả năng tiếng Anh của tôi cho đến bây giờ mặc dù chưa tốt, nhưng tôi đang nỗ lực từng ngày để nâng cao trình độ của mình.
Nếu trả lời như vậy, bạn sẽ không gặp phải vấn đề nào khác.
Bạn không cần phải cảm thấy quá nghiêm trọng khi khả năng tiếng Anh của mình thấp. So với năng lực hiện tại của ứng viên, các công ty thường đánh giá năng lực trong tương lai của ứng viên, ứng viên có thể đem lại giá trị gì cho công ty trong tương lai,… nhiều hơn.
Vì thế hãy thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm và cách thức của mình trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhà tuyển dụng thấy.
-
Ứng viên ghi điểm cao trong CV
Có những ứng viên trong CV Rirekisho có điểm thi tiếng Anh đạt thành tích cao, rực rỡ như TOEIC 900, 800… Đối với những ứng viên này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng có thể thật sự sử dụng tiếng Anh không, hay việc ứng viên đã học tập tiếng Anh như thế nào,…
「英語で自己紹介できる?」(英語話せる?)
「どうやって英語を身に着けた?」
Ngoài ra, ứng viên cũng sẽ có thể phải trả lời một số câu hỏi phỏng vấn khác bằng tiếng Anh để thể hiện trình độ của minh.
Hãy nói thêm về quá trình học tập tiếng Anh của mình cho nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị trước một câu chuyện để nói lên quá trình cũng như những khó khăn, nỗ lực của mình để đạt đến thành tích ngày hôm này.
Câu hỏi 33: Hãy nói về tính cách của bạn(自分の性格について)
Ý đồ của câu hỏi:
- Muốn biết tính cách của ứng viên
- Muốn biết ứng viên có khả năng hiểu và phân tích khả năng của bản thân không
Cách trả lời:
- Hãy nói về những điểm tích cực trong tính cách của bạn
- Hãy thêm vào những câu chuyện để chứng minh về tính cách của bạn
- Hãy thêm cả những đánh giá của người khác nữa để cho câu trả lời của bạn thêm phần tin cậy
Thay vì nói rằng “Tôi là một người nghiêm túc” hay “Tôi là một người có trách nhiệm” thì hãy nói rằng “Bạn bè hay mọi người xung quanh đều nói tôi là một người…”, làm như vậy sẽ tăng mức độ tin cậy của câu trả lời.
Câu hỏi 34: Các khả năng khác của bạn ngoài những kiến thức thu được trên trường là gì? (学業以外で力を入れたこと)
Cách trả lời tương tự câu 8
Câu hỏi 35: Hãy nói về các bằng cấp, chứng chỉ bạn có (資格について)
Hãy xem ví dụ về 2 cách trả lời sau đây:
A: 私はコツコツと地道な努力を積み上げることができます。その例としてTOEICの点数を500点から800点にあげた経験があります。
Tôi là người có thể làm việc siêng năng và nỗ lực không ngừng nghỉ. Lấy ví dụ từ việc Tôi đã nâng được điểm TOEIC từ 500 lên 800
B: 私は語学に自信があります。学生時代は、TOEICを500点から800点まで伸ばしました。
Tôi là người rất tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình. Trong thời gian còn là học sinh tôi đã nâng được điểm TOEIC từ 500 lên 800.
Thay vì trả lời giống B, bạn hãy trả lời theo A. Thông qua quá trình đạt được những chứng chỉ đó, bạn hãy cho thấy được tư thế nỗ lực, cố gắng và tham vọng của mình
-
Tại sao bạn lại muốn lấy chứng chỉ đó
Lý do mà bạn muốn lấy chứng chỉ đó bộc lộ tính cách của bạn:
Hãy nói động lực mà bằng mọi giá bạn phải đạt được chứng chỉ ấy. Chứng chỉ ấy có độ hấp dẫn gì, có thể phục vụ cho mục tiêu tương lai của bạn như thế nào
-
Nói về những nỗ lực của bạn
A: やるからには結果を出したいと思い、必死に努力した結果、TOEICを300点伸ばすことができました
Một khi tôi đã làm việc gì thì tôi muốn có kết quả luôn. Sau những nỗ lực quyết tâm cao độ thì điểm TOEIC của tôi đã tăng lên 300 điểm.
B: 教育実習の授業でスケジュールが厳しい中、学習を進めるために、以下の3つを実施しました。1.リスニング教材を持ち歩き、移動中は必ず聞く 2.10分空き時間があったら、問題集を開く 3.「毎日最低1時間」のノルマを課し、こなせなければ罰金として1万円寄付をする
Trong lúc lịch học chính trên trường rất căng, để việc học của mình có tiến bộ tôi đã thực hiện 3 điều sau đây: Nghe các bài nghe trong khi đang đi bộ hay di chuyển; Hễ có 10 phút trống là tôi lại mở sách bài tập ra; Hàng ngày tôi tự đưa ra cho mình quy định phải học ít nhất 1 giờ, nếu không sẽ phải nộp phạt 10000 yên
Cả 2 ví dụ đều cho thấy ứng viên là người như thế nào nhưng câu B còn cho thấy được cả quá trình siêng năng rèn luyện của ứng viên.
-
Hãy nói cả những chứng chỉ mà bạn đang học
Ví dụ: Cứ 1 ngày học 6 tiếng đồng hồ, tôi đã đạt được chứng chỉ kế toán cấp độ 2 sau 3 tháng. Hiện tại tôi đang học để lấy bằng Kế toán cấp độ 1.
Câu hỏi 36: Đề tài bài luận tốt nghiệp của bạn là gì? (卒論のテーマは何ですか?)
Ý đồ của câu hỏi:
- Muốn biết ứng viên quyết định đề tài ấy với mục đích gì
Doanh nghiệp muốn biết bạn quan tâm đến vấn đề nào và chọn đề tài nào để nghiên cứu. Lý do mà bạn lựa chọn đề tài nghiên cứu như thế nào sẽ thể hiện mức độ đào sâu nghiên cứu và độ hiếu kỳ của bạn với kiến thức.
- Thông qua việc chuyên tâm nghiên cứu, công ty có thể đánh giá được mức độ chuyên tâm trong công việc của ứng viên
Cách trả lời và lưu ý
- Bạn hãy trả lời lý do chọn đề tài đó thay vì chỉ nêu ra đề tài đó là gì
Nội dung của luận văn tốt nghiệp của bạn sẽ có rất nhiều kiến thức chuyên môn nên dù bạn có nói ra thì chưa chắc người nghe đã hiểu. Vì vậy, thay vào đó hãy nói lý do mà bạn lựa chọn đề tài nghiên cứu đó.
- Để viết được luận văn đó bạn đã phải làm những gì
- Bạn mới bắt đầu cũng được nhưng hãy nói kế hoạch để hoàn thành
Quá trình đi xin việc rất bận rộn nên rất nhiều sinh viên chưa thể bắt tay vào làm luận văn được. Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến mức độ tiến triển của luận văn mà quan tâm đến quá trình bạn sẽ thực hiện nó như thế nào.
Câu hỏi 37: Câu nói, châm ngôn yêu thích của bạn là gì? (好きな言葉・座右の銘(モットー)は何ですか?)
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Biết về quan điểm của ứng viên
- Biết về quá trình hình thành nên quan điểm đó
Cách trả lời:
- Nói về từ ngữ thể hiện cách nghĩ của mình
Khi nghe đến “Câu nói yêu thích”, cũng có người nghĩ đơn giản là câu nói mà mình thích. Tuy nhiên, đấy không hẳn là câu trả lời tốt.
Nhà tuyển dụng thông qua câu hỏi phỏng vấn này, có thể phán đoán được quan điểm của ứng viên. Vì thế, không chỉ chọn câu nói mình yêu thích, mà hãy chọn câu nói thể hiện được tiêu chuẩn cho quan điểm, cách làm việc của mình.
- Nói về lý do yêu thích câu nói đó
Chỉ trả lời “Câu nói yêu thích của tôi là …” thì sẽ không thể truyền tải được điều gì. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết là tính cách ứng viên thông qua câu nói yêu thích. Vì thế, hãy nói thêm cả lý do tại sao mình thích câu nói đấy.
- Nói về cách bạn đã thực hiện theo “Câu nói yêu thích”
Nếu chỉ nói về câu nói yêu thích và lý do yêu thích câu nói đó, thì câu trả lời sẽ thiếu tính thuyết phục. Ví dụ như:
私の好きな言葉は「継続は力なり」です。小さな努力を日々積み上げることが、大きな成果につながると信じているからです。
Câu nói yêu thích của tôi là 「継続は力なり」. Bởi vì tôi tin rằng nếu cố gắng nỗ lực từng ngày sẽ thu được thành quả to lớn.
Nếu chỉ có vậy, không hẳn là không tốt nhưng đó là một điều mà ai cũng có thể nói được. Để trả lời câu này tốt hơn, bạn có thể thêm vào mình đã thực hiện theo câu nói đấy như thế nào. Ngoài ra, bằng việc trình bày cụ thể bạn đã thực hiện như thế nào cũng đã thể hiện được tính cách của mình. Và hãy nói thêm bạn đã học được điều gì từ những kinh nghiệm đấy.
Câu hỏi 38: Ước mơ trong tương lai của bạn là gì? (将来の夢は何ですか?)
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Bạn có đem giấc mơ, nguyện vọng của mình vào công việc không
- Quan điểm của ứng viên có hợp với triết lý kinh doanh, văn hóa công ty không
Cách trả lời và lưu ý:
- Không trả lời những mong muốn cá nhân hay những giấc mơ xa vời
Nhiều người khi gặp câu hỏi này đã trả lời những ước muốn cá nhân như “Kết hôn, có một đứa con,…”. Trả lời như vậy hoàn toàn gây bất lợi. Những giấc mơ xa vời như “Mang hạnh phúc cho mọi người” cũng không đúng. Bạn hãy nói đến những ước mơ có liên quan đến công việc,.
- Nói về giấc mơ xuyên suốt trong sự nghiệp
Với câu hỏi phỏng vấn này, hãy trả lời những câu thể hiện giấc mơ của mình trong tương lai sẽ được hiện thực thông qua công việc ở công ty tuyển dụng. Nếu thể hiện được điều này tức là đã truyền tải được lòng nhiệt huyết của bạn.
- Bày tỏ ước mơ của mình phù hợp với chính sách kinh doanh của công ty
Khi nói về mục tiêu của mình, hãy nói sao cho phù hợp với chính sách tông ty. Ví dụ như nó phù hợp chính sách kinh doanh của công ty như thế nào.
Nếu ước muốn của ứng viên quá khác biệt so với chính sách hoạt động của công ty thì sẽ là điểm trừ. Đầu tiên hãy nói về phương châm hoạt động của công ty. Sau đó giải thích nó phù hợp với giấc mơ của mình như thế nào.
- Bày tỏ những cố gắng nỗ lực để đạt được mục tiêu
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang nỗ lực rèn luyện để đạt đến giấc mơ của mình.
Câu hỏi 39: Bạn nghĩ như thế nào về chính sách Abenomic
Chú thích: đây là chính sách kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe
(アベノミクスについて)
Cách trả lời tương tự câu 21
Ví dụ:
Q.アベノミクスについてどう思いますか?
Bạn nghĩ thế nào về chính sách kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe?
A.方向性としては正しいと思いますが、消費税増税のタイミングに疑問が残ります。
日銀がお金をすり、マネーを供給すれば、経済が活力を増し、デフレへの対策になるので、アベノミクスの金融緩和については賛成です。
しかし、金融緩和をするのと同じタイミングで、消費活動を停滞させる消費増税をするのは「右を向きながら左を向く」ようなもので、非常に相性が悪いと思います。
実際、アベノミクスによる昇給も、増税効果で実質的にはマイナスになり、実質労働賃金は低下しています。
>私としては、このまま金融緩和を継続させつつ、経済が回復しきったタイミングで10%の増税に踏み切るべきだと思います。
Theo tôi phương hướng thì chính xác, nhưng tôi vẫn còn chút hoài nghi về thời điểm tăng thuế tiêu dùng.
Nếu ngân hàng trung ương của Nhật Bản in tiền, và cung cấp tiền, nền kinh tế sẽ tăng trưởng hơn. Đó là nhờ vào các biện pháp chống lạm phát. Tôi đồng ý với chính sách nới lỏng tiền tệ của Abenomic.
Tuy nhiên, cùng thời điểm với việc nới lỏng tiền tệ là việc tăng thuế tiêu dùng làm đình trệ các hoạt động mua sắm, hoàn toàn không thích hợp với nhau.
Trên thực tế, nhờ vào chính sách Abenomic tiền lương được tăng, nhưng việc tăng thuế tiêu dùng trên thực tế lại trở thành điểm trừ, nên tiền lương thực tế bị giảm.
Đối với tôi, dù là cứ giữ nguyên việc nới lỏng tiền tệ như thế này, nên tăng thuế tiêu dùng 10% vào thời điểm nền kinh tế đang phục hồi.
Câu hỏi 40: Cuối cùng, bạn có điều gì muốn nói không? (最後に何か言いたいことはありますか?)
Ý đồ của nhà tuyển dụng:
- Muốn biết thêm những nỗ lực, khả năng của ứng viên đã bị bỏ lỡ trong quá trình phỏng vấn
- Nhận được sự đồng ý kết thúc phỏng vấn từ ứng viên
Cách trả lời và lưu ý:
- Nói đến những điểm mạnh chưa thể hiện được
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này hãy trả lời những điểm mạnh mà mình chưa nói đến. Giả sử như bạn đang thể hiện sức hút bằng hình ảnh nỗ lực của bản thân chẳng hạn. Hãy bộc lộ sức hút trong mối quan hệ với người khác bằng khả năng làm việc nhóm.
- Nếu tự tin mình đã nói hết thì không nói gì cũng được
Nếu bạn tự tin mình đã nói hết những gì mình muốn nói, thì không cần trả lời thêm. Câu hỏi này là “Cơ hội cuối cùng” cho các ứng viên để thể hiện mình. Nếu bạn đã thể hiện hết khả năng thì không trả lời câu hỏi này cũng được.
Khi không có gì đặc biệt muốn nói, bạn có thể trả lời
「特にございません。本日はありがとうございました。」
Ngoài ra, còn 10 câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay hỏi để làm khó ứng viên. Đăng ký email để nhận trọn bộ ebook giúp bạn đối phó được với những câu hỏi gây áp lực, những tình huống ứng xử ít khi gặp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra.
Kết
Phỏng vấn ứng tuyển vào doanh nghiệp Nhật Bản là một thử thách lớn với rào cản ngôn ngữ. Không phải ai cũng có thể phản xạ nhanh khi phỏng vấn tiếng Nhật. Đặc biệt là trước những câu hỏi bất ngờ từ phía nhà tuyển dụng. Và trả lời trôi chảy các câu hỏi còn là một chuyện khó khăn hơn.
Vì thế, để vượt qua vòng phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị thật kĩ. Hãy tập luyện trước những câu hỏi thường được đưa ra khi phỏng vấn.
Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ vì cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào và bước gần hơn đến với công việc mơ ước ở xứ sở hoa anh đào.