Loading...
Văn hóa Nhật Bản

Bật mí những điều bạn chưa biết về cách cúi chào của người Nhật Bản

Mặc dù nghi thức, cách cúi chào của người Nhật hơi rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại qua nhiều thế hệ như một nét đẹp truyền thống. Đối với người Nhật, việc đánh giá một người không chỉ dựa vào cách nói chuyện, ăn mặc mà còn dựa vào thái độ, cử chỉ của người đó có phù hợp, đúng quy cách hay không. Ấn tượng về lần đầu gặp mặt thường rất quan trọng. Hiểu và làm đúng từ những điều cơ bản nhất như cách cúi chào theo đúng lễ nghi sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt người Nhật. Để không bỏ lỡ cơ hội được làm việc trong các công ty hay du học Nhật Bản thì đừng vội lướt qua những “vũ khí bí mật” được tiết lộ ngay dưới đây nhé.

Nguyên tắc chung trong cách cúi chào của người Nhật

Một quy tắc chung được người Nhật áp dụng từ trước tới nay khi cúi chào. Theo quy tắc này, Khi cúi chào bạn phải cúi đầu về phía trước, mắt nhìn xuống đất tránh eye-contact. Đồng thời lưng phải thẳng, hai tay thẳng ép sát hông, hai chân đứng khép, thẳng.

cách cúi chào
Cách cúi chào của người Nhật

Các cách cúi chào của người Nhật thường được áp dụng

Văn hóa giao tiếp của người Nhật được biết đến là khá cầu kỳ. Điều này được thể hiện ngay trong việc chào hỏi của họ thường ngày.

Hành động cúi đầu chào tiếng Nhật gọi là Ojigi. Trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào chính: kiểu Eshaku, kiểu Keirei, kiểu Saikeirei. Tuy nhiên, một quy luật bất thành văn đó chính là “người dưới chào người trên”. Theo đó, người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, khách và thầy là người trên.

Cách cúi chào kiểu Eshaku

Đây là kiểu Ojigi dùng để chào hỏi những người có ở chung một tầng lớp, có cùng địa vị xã hội. Eshaku có thể dùng với đồng nghiệp hay bạn bè. Kiểu chào này cũng được người Nhật sử dụng trong khi thi đấu ở một số môn thể thao và võ thuật. Ở kiểu Eshaku, khi cúi chào ở tư thế đứng, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ. Duy trì tư thế này trong vòng từ 1-2 giây, hai tay để bên hông. Với tư thế ngồi chào, cần đặt nhẹ đầu ngón tay hai bên xuống sàn nhà. Lòng bàn tay úp xuống dưới và hai tay cách nhau từ 10-20 cm. Khoảng cách thích hợp nhất từ đầu tới sàn khi cúi. Vì vậy, trong kiểu Eshaku tư thế ngồi nên ở mức 10-15cm.

Nguồn: Tofugu

Cách cúi chào kiểu Keirei

Tư thế cúi chào 30 độ theo kiểu Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Đây là kiểu chào thường được dùng khi gặp gỡ cấp trên, người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng hay đối tác làm ăn. Khi thực hiện kiểu chào Keirei tư thế đứng, cần chú ý để thân mình xuống 20-30 độ. giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2-3 giây. Đối với tư thế ngồi, đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm. Đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.

Nguồn: T. Ben Tanaka

Cách cúi chào kiểu Saikeirei

Kiểu cúi đầu một cách tối kính lễ như Saikeirei được sử dụng khi muốn biểu thị sự biết ơn, niềm kính trọng tới các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ, tới Thần, Phật, các đấng tối cao. Nó còn được sử dụng khi ai đó muốn xin lỗi một cách nghiêm túc. Có thể thấy rằng, độ cúi người tỷ lệ thuận với mức độ trang trọng. Vì vậy, ở cách cúi chào này, người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45-60 độ. Ở kiểu chào trang trọng nhất này, người chào sẽ giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 giây. Thậm chí tùy trường hợp có thể lâu hơn đến khoảng 1 phút.

Cách cúi chào của người Nhật - Kiểu Saikeirei
Cách cúi chào của người Nhật – Kiểu Saikeirei

Những điểm cần lưu ý trong cách cúi chào

Những lỗi sai trong cách cúi chào của người Nhật
Những lỗi sai trong cách cúi chào của người Nhật

Biết được cách cúi chào chính xác theo chuẩn văn hóa sẽ khiến bạn trở nên lịch sự hơn khi giao tiếp với người Nhật. Ngày nay, nghi thức cúi chào cũng đã giảm tiết nhiều so với trước đây, thường được chú trọng trong lần gặp đầu tiên hoặc khi gặp đối tác, tham gia những sự kiện quan trọng. Còn đối với những người đang dần trở nên thân thiết hoặc người quen, đôi khi chỉ cần một cử chỉ gật đầu nhẹ, đơn giản hoặc một cái vẫy tay hay lời chào. Những thay đổi này đã cho thấy văn hóa Nhật ngày một phát triển hơn để cùng hòa nhập với văn hóa thế giới.

Tham khảo thêm bài viết Kỹ năng làm việc nhóm của người Nhật.

Một số lưu ý khác trong văn hóa giao tiếp với người Nhật

Giao tiếp bằng mắt

Dù ở phương Tây hay Việt Nam, nhìn thẳng mắt người đối diện khi nói chuyện được coi là tự tin. Nhưng ở Nhật, nó lại được coi là một hành vi bất lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. Thay vào đó họ sẽ nhìn vào những vật trung gian như caravat, đồ trang sức, lọ hoa… . Hay đơn giản chỉ khẽ cúi đầu và nhìn nghiêng sang một bên.

Sự im lặng

Người dân xứ Phù Tang thường có suy nghĩ nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động. Họ sử dụng im lặng như một hình thức để giao tiếp. Cho rằng nói ít sẽ tốt hơn nói quá nhiều. Trong một cuộc họp, người có địa vị cao nhất sẽ là người ít nói nhất. Anh ta sẽ chỉ là người đưa ra quyết định sau cùng. Trên tất cả, im lặng cũng là cách tốt nhất tránh làm mất lòng người khác.

Không bao giờ nói “Không”

Đó có thể là cách cư xử lịch sự của người Nhật trong giao tiếp, nhưng đôi khi sẽ làm cho người đối diện cảm thấy mơ hồ và không chắc chắn đối với những lời nói của họ. Giả sử, đối tác của bạn là một doanh nhân Nhật Bản và bạn đang cần sự đầu tư, giúp đỡ của họ. Tuy nhiên, trước những đề nghị bạn đưa ra họ có vẻ không hài lòng. Trong trường hợp đó là người phương Tây họ sẽ cho bạn câu trả lời “không” ngay lập tức. Tuy nhiên người Nhật Bản lại khác. Họ sẽ trả lời bạn rằng “chúng tôi cần thời gian suy nghĩ” hoặc “điều này khó”. Trong trường hợp đó, bạn nên hiểu họ đã cự tuyệt bạn và bạn cần thay đổi lời đề nghị của mình.

Tìm hiểu văn hóa nước nơi mà bạn sẽ đặt chân đến là bạn đang tôn trọng nền văn hóa nước đó và bạn đang tôn trọng chính bạn. Hơn thế nữa, bạn sẽ không phải choáng ngợp hay gặp bỡ ngỡ khi phải tiếp xúc với những con người nước đó. Trên đây, chúng tôi đã chia sẽ cho bạn văn hóa giao tiếp của con người Nhật Bản trong cuộc sống thường ngày. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những điều này để ghi điểm trong mắt người Nhật ngay từ lần gặp đầu tiên nhé.

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *