Loading...
Công việc ở NhậtTổng hợpTuyển dụng

Chuẩn bị những gì để phỏng vấn xin việc luôn thành công?

Bạn đã chuẩn bị những gì để tự tin đi phỏng vấn xin việc? Bạn đã biết cách nhanh chóng chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính? Đừng lo! Tuần này Morning Japan sẽ chỉ cho bạn check list để dễ dàng chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc. Ngoài ra chúng mình còn mách bạn cách để thuyết phục nhà tuyển dụng Nhật Bản một cách dễ dàng!

Chỉnh chu về ngoại hình khi đi phỏng vấn xin việc

Ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng luôn là ngoại hình. Một vẻ ngoài chỉnh chu, gọn gàng không chỉ giúp bạn tự tin trong quá trình phỏng vấn xin việc mà còn tạo thiện cảm đối với người đối diện. Nhiều công ty có những quy định và lưu ý về vẻ ngoài khi đi phỏng vấn mà bạn cần để ý đến.

Tóc

Đối với nữ

  • Ưu tiên tóc màu tự nhiên, tránh nhuộm những màu sáng
  • Kiểu tóc đơn giản không gây khó khăn trong công việc và ảnh hưởng đến việc cúi chào
  • Tránh để mái dài
  • Không nên chú trọng vào phụ kiện tóc
  • Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ

Đối với nam

  • Tóc nên để màu tự nhiên
  • Tóc được cắt gọn gàng, sạch sẽ
  • Chú ý đến gàu trên tóc

Quần áo

Đối với nữ

  • Trang phục đơn giản
  • Không quá 3 màu trong bộ trang phục
  • Chân váy không nên quá ngắn hoặc quá dài ( trên đầu gối 5 cm) 
  • Đeo bảng tên đúng cách (nếu có)

Đối với nam

  • Nên chọn áo màu trung tính (hoặc màu trắng)
  • Kiểm tra xem cổ và ống tay áo không bị mòn hoặc vấy bẩn
  • Chọn quần có độ dài thích hợp (đứng hay ngồi đều thoải mái)
  • Chọn cà vạt phù hợp với bộ trang phục

Giày dép

Đối với nữ

  • Tránh đi giày hơn 5 phân
  • Chọn giày trông chuyên nghiệp với màu sắc phù hợp
  • Tránh những đôi giày trông lòe loẹt, đắt tiền
  • Chọn loại giày giúp bạn thoải mái để đi cả ngày dài

Đối với nam

  • Tránh đi những đôi giày đắt tiền
  • Màu đen là tốt nhất
  • Đánh bóng và giữ giày sạch sẽ
  • Chọn đôi giày thoải mái, vừa chân

Những thứ cần mang đi phỏng vấn xin việc

Ngoài sự chuẩn bị chỉnh chu, gọn gàng về quần áo, giày dép. Bạn cũng cần mang những vật dụng sau trong quá trình phỏng vấn xin việc:

  • Ô hoặc áo mưa giúp bạn khô ráo khi cơn mưa bất chợt
  • Khăn tay
  • Sổ tay, bút
  • Hộp đựng danh thiếp
  • Điện thoại di động đặt ở chế độ im lặng
  • Tài liệu liên quan có đề cập trong CV xin việc

Lập ra danh sách những điều khiến bạn phù hợp với công việc

Sau khi chuẩn bị những giấy tờ, vật dụng cần mang đi. Hãy lập ra danh sách những lợi thế bạn đang sở hữu phù hợp với công việc và khiến nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn.

Trong list này có thể bao gồm kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, khả năng, bằng cấp, kiến thức nền…Sau đó bạn cũng cần chuẩn bị các “chứng cứ” để tăng độ tin tưởng, thuyết phục cho nhà tuyển dụng.

Những tài liệu, giấy tờ hữu hình để chứng minh cho list trên là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng liên hệ đến những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ cho thấy bạn có những phẩm chất này. Hãy chuẩn bị kỹ càng nếu được hỏi về vấn đề đó nhé!

Sự chuẩn bị này không chỉ giúp ích trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn tự tin trả lời các câu hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến công việc. 

Chuẩn bị kỹ thông tin trước khi đi phỏng vấn xin việc 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khi bạn hiểu rõ công ty và công việc đang ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn quan tâm và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc. Chúng mình sẽ list ra những điều bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn xin việc để tự tin chinh phục nhà tuyển dụng nhé!

  • Thông tin về lịch sử, hoạt động, chiến lược của công ty
  • Thông tin về những chế độ đãi ngộ và lợi ích của công việc mang lại
  • Thông tin về trong bản mô tả công việc
  • Thông tin, kỹ năng bạn đã điền trong CV để xem bạn mức độ phù hợp với công việc
  • Tạo các tình huống giả định để bạn giải quyết hoặc đưa ra ý kiến
  • Câu hỏi về trải nghiệm hay sự việc, cột mốc trong cuộc đời bạn

“Tổng duyệt” trước khi đi phỏng vấn

Hãy dành thời gian để luyện tập trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều này giúp bạn thêm tự tin và bình tĩnh trước các nhà tuyển dụng. Tránh tình trạng hồi hộp, bối rối khi ngồi trên “ghế nóng”.

Nếu bạn bước vào một cuộc phỏng vấn thực tế thì nó sẽ diễn ra như thế nào? Hãy tưởng tượng và tái hiện cảnh tượng đó qua việc tập luyện của bạn. Rủ bạn bè và người thân vào việc “tổng duyệt” này cũng là một cách hay đấy nhé! Họ có thể đóng vai trò là người phỏng vấn, giúp bạn đưa ra những ý kiến, góp ý một cách chân thành nhất.

Thử thực hiện phỏng vấn đúng như form của một cuộc phỏng vấn xin việc thực sự. Ví dụ, nếu bạn phỏng vấn qua điện thoại, hãy nhờ bạn bè gọi điện để luyện tập với bạn thông qua điện thoại. Nếu là phỏng vấn gặp mặt trực tiếp, hãy nhờ một vài người bạn đóng vai người phỏng vấn nhé!

Luyện tập thái độ khi đi phỏng vấn

Chuẩn bị về ngoại hình, kiến thức, kỹ năng trước khi đi phỏng vấn là chưa đủ. Một thái độ tốt cũng là tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá về con người bạn. Hãy luyện tập nó thật nhuần nhuyễn để không còn mắc một sai sót nào nhé!

Những người lễ tân, người phỏng vấn hay bất cứ ai bạn gặp trong buổi phỏng vấn hôm đó, bạn hãy giữ thái độ cởi mở, lịch sự và nhiệt tình nhất.

Trong suốt quá trình phỏng vấn, những ngôn ngữ cơ thể hay giao tiếp bằng mắt cũng nên được sử dụng để tăng độ tự tin, chuyên nghiệp của bạn và tạo không khí thoải mái cho cuộc nói chuyện.

Đừng quên luôn giữ sự tập trung và tỏ ra hào hứng trong suốt buổi phỏng vấn. Thái độ chiếm một phần không nhỏ trong việc đánh giá kết quả. Hãy làm cho nhà tuyển dụng thấy họ sẽ thoải mái nếu sau này làm việc với bạn

Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chinh phục mọi thử thách

Kính ngữ tiếng Nhật

Sau khi có sự chuẩn bị chu đáo về ngoại hình, kiến thức, thái độ. Việc của bạn bây giờ có một tinh thần tốt để chinh phục nhà tuyển dụng. Morning Japan sẽ mách bạn các mẹo thần thánh để tự tin, thoải mái thể hiện hết mình trong vòng phỏng vấn xin việc nhé!

  • Đừng lo, phỏng vấn là chỉ là cuộc nói chuyện hai chiều!

Khi nào tâm trạng lo lắng, bạn cũng nên nhớ rằng “ đây là buổi nói chuyện để bạn và nhà tuyển dụng hiểu về nhau nhiều hơn. Bạn cũng phải tìm hiểu xem công ty có đủ phù hợp hay không ” Vậy nên hãy chuẩn bị kỹ những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng nhé!

  • Điều gì tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong buổi phỏng vấn xin việc?

Thử nghĩ xem một cuộc phỏng vấn xin việc tồi tệ nhất mà bạn tưởng tượng sẽ như thế nào? Lý do nào sẽ khiến bạn trượt công việc này? 

Sau đó, bạn thử đặt mình trong tình huống đó và bạn sẽ nhận ra dù điều tồi tệ nhất có xảy ra cũng có gì to tát cả. Hãy tự tin nắm lấy cơ hội nghề nghiệp của mình!

  • Đến sớm ít nhất 15 phút

Bạn nên tính toán thời gian để đến sớm hơn giờ phỏng vấn xin việc ít nhất 15 phút. Điều này giúp bạn có thời gian để chuẩn bị tinh thần thoải mái và đủ sự tự tin chinh phục nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu trước thời gian đi lại và đoạn đường để không bị muộn giờ trong buổi phỏng vấn nhé!

  • Nụ cười tạo thiện cảm

Đừng để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang lo lắng, sợ hãi, hãy nở nụ cười thiện cảm. Nụ cười giúp bạn xóa tan không khí căng thẳng trong buổi phỏng vấn. Bạn cũng thể hiện mình là người cởi mở, thoải mái khi tiếp xúc.

Phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản cần lưu ý điều gì?

Để chuẩn bị tốt khi phỏng vấn tại Nhật, ngoài những điều đã chia sẻ ở trên cũng có những điểm khác biệt khá thú vị. Hãy cùng chúng mình khám phá những điều này để tránh mắc những sai lầm không đáng có, tuột mất cơ hội làm việc tại Nhật Bản nhé!

  • Không mặc áo khoác trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn mặc áo khoác khi đi phỏng vấn, hãy cởi nó trước khi bước vào tòa nhà. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng trong các dịp trang trọng tại Nhật. Đấy cũng là lý do bạn hiếm khi nhìn thấy mọi người mặc áo khoác trong tang lễ tại Nhật Bản.
  • Luôn luôn gõ cửa ba tiếng trước khi vào. Nếu bạn lặp lại việc đó hai lần thì bạn đang mắc sai lầm khá lớn rồi đấy. Vì đó thường là hành động kiểm tra nhà vệ sinh có người hay không tại Nhật Bản.
  • Cúi chào khoảng 30 độ khi bước vào phòng và cúi sâu hơn khoảng 45% độ khi rời phòng phỏng vấn. 
  • Khi kết thúc buổi phỏng vấn, cảm ơn người phỏng vấn và cúi đầu chào khi ban đang ngồi. Sau đó, cúi chào lần nữa khi đứng lên và nhẹ nhàng đóng cửa khi ra ngoài. Nên nhớ cuộc phỏng vấn xin việc chỉ kết thúc khi bạn bước ra khỏi tòa nhà phỏng vấn.
Sau khi biết cách chuẩn bị cho việc phỏng vấn xin việc ở Nhật! Đăng ký CV trên Flyout. Hãy để Flyout là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng, giúp con đường sự nghiệp của bạn tại Nhật trở nên ngắn nhất.
Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *