Loading...
Kiến thức cần thiết

Mẹo tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật

tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật

Bạn sẽ phải chi ra xấp xỉ 130,000 VNĐ cho 1 tô mỳ hay 2,000,000 VNĐ mới mua được một chiếc quần bò ..v.v giá cao gấp 5-6 lần so với Việt Nam.

Khi mới sang, mọi người thường vẫn hay có thói quen quy đổi chi phí sinh hoạt tại Nhật ra tiền Việt. Và bạn sẽ khá ‘choáng’ vì mức chi phí đắt đỏ nơi đây – lên đến hơn 25 triệu VNĐ/tháng

Thưc tế, nếu làm theo những mẹo sau, bạn vẫn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Chi phí sinh hoạt tại nhật

Cũng như ở Việt Nam, khi bắt đầu cuộc sống ở Nhật bạn sẽ phải chi trả cho các khoản cố định như: tiền thuê nhà, điện nước, tiền đi lại di chuyển, tiền ăn, mua sắm, giải trí..v.v

Khoản chi

Chi phí Quy đổi ra tiền Việt

Tiền thuê nhà

70,000 Yên = 15,000,000 VNĐ

Đi lại và di chuyển

10,000 Yên

= 2,100,000 VNĐ

Ăn uống

20,000 Yên

= 4,200,000 VNĐ

Điện nước 10,000 Yên

= 2,100,000 VNĐ

Các chi phí khác 10,000 Yên

= 2,100,000 VNĐ

=> Trung bình 1 tháng

120,000 yên

= 25,500,000 VNĐ

Xem danh sách đầy đủ Giá cả ở Nhật tại đây . Không còn phải lo lắng rằng mình có bị mua hớ hay không.

Tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại nhật

Xem bảng chi phí trung bình trên, bạn có thể sẽ thấy cuộc sống ở Nhật vô cùng đắt đỏ khi quy đổi ra tiền Việt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, mức lương ở Nhật cao hơn nhiều so với mức lương trung bình tại Việt Nam. Trên thực tế, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều nếu biết các mẹo tối giản chi phí:

Thuê nhà

(Tìm hiểu thêm Cách đơn giản để thuê nhà ở Nhật bản )

Tìm người ở ghép: Bạn có thể thuê 1 căn nhà to hơn và đắt hơn một chút nhưng được ở ghép với 2-3 người để chia sẻ tiền thuê nhà. chi phí có thể tiết kiệm được 5,000-10,000 yên
Thuê nhà vùng ngoại ô hoặc các địa phương chỉ bằng 1 nửa chi phí thuê nhà trong thành phố. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc và tính toán chi phí đi lại khi thuê nhà ở ngoại ô.

Nấu ăn

Nấu ăn thay vì ăn ở ngoài

nấu ăn giảm chi phí sinh hoạt tại NhậtTự đi chợ nấu ăn vốn dĩ luôn rẻ hơn đi ăn ngoài tiệm rất nhiều.

Khi đi chợ, bạn có thể mua thực phẩm số lượng lớn với giá rẻ hơn khi mua lẻ. Sau đó chia cùng bạn bè hoặc để tủ lạnh ăn dần cả tuần.

Thực phẩm nội quốc Nhật Bản cũng khá đắt. Bạn cũng nên mua đồ ăn nhập khẩu thay thế (ví dụ thịt từ Mỹ hay hoa quả từ Úc và các nước châu Á)

(Đăng kí ngay email để đón đọc bài viết “Cách nấu những món ngon siêu tiết kiệm tại Nhật Bản” vào tuần tới)

Nếu bạn ăn ở ngoài hoặc mua đồ chế biến sẵn:

Tầm 18h, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể được mua với giá chỉ còn một nửa.

Với bữa ăn trưa, bạn có thể tới các quán Gyudon như Yoshinoya, Matsuya. 1 suất khoảng 300 yên là rẻ nhất với cơm thịt bò và canh miso. Chọn mua những bữa ăn thế này vẫn đảm bảo ngon, sạch lại tiết kiệm nhiều chi phí sinh hoạt tại Nhật.

Giao thông và đi lại:

Xe đạp

Nếu bạn lưu lại Nhật lâu hơn 6 tháng, phương tiện di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm khối tiền chi phí sinh hoạt tại Nhật. Ngoài ra, những kẻ trộm hay phá xe đạp không phổ biến ở Nhật Bản, thế nên bạn sẽ không phải trả thêm những khoản phụ phí ngoài tiền mua xe.

xe đạp tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật

Xe buýt

Xe buýt tốn khoảng 200 yên/chuyến nội thành ( đắt hơn xe đạp khá nhiều). Vậy nên sẽ phù hợp hơn khi bạn đi lại giữa các thành phố. Ví dụ: chuyến bus rẻ nhất đi từ Osaka đến Tokyo là khoảng 3500 yên cho một chiều.

Tàu điện

Nếu bạn thường xuyên đi cùng một lộ trình, bạn có thể mua vé tháng (定期券 Teikiken) với giá 13,680 Yên/tháng. Hoặc bạn có thể tham khảo mua 回数券 (kaisuuken) 11 vé trả tiền 10 vé.

Mua sắm khác:

Cửa hàng 100 yên

Do giới hạn hành lý khi bay, bạn chỉ có thể đóng gói những thứ không thể thiếu khi sang Nhật lần đầu. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là ‘càn quét’ tìm mua những vật dụng bạn cần cho cuộc sống hàng ngày với giá vô cùng rẻ tại các cửa hàng 100 Yên gần nhất. Daiso và Seria là hai chuỗi cửa hàng chính theo kiểu này.

cửa hàng 100 yên chi phí sinh hoạt tại Nhật

Cửa hàng đồ cũ

Bạn hoàn toàn mua được tất cả đồ dùng sinh hoạt thiết yếu: nồi cơm, máy sưởi, bát đũa, xe đạp,.. tại cửa hàng đồ cũ (リセイクルショップ ) như là 2nd Steet, Bookoff Super Bazaar hoặc các chợ trời tại Nhật. 

Recycl-navi cũng là một trang liệt kê ra những cửa hàng đồ cũ ở mỗi tỉnh thành.

(Tìm hiểu trước giá cả bên Nhật để không bị shock vì chi phí đắt đỏ. Đặc biệt, bạn sẽ làm chủ được ví tiền của mình, tránh tình trạng “viêm màng túi” cả tháng.)

Hãy chú ý tránh các cửa hàng tiện lợi

Tại đó, bạn trả tiền cho sự thuận tiện, không phải giá trị thực của món hàng. Nếu có một cửa hàng tiện lợi, có thể ngay gần đó sẽ có một siêu thị. Hãy tìm đến siêu thị và mua hàng ở đó để tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật.

Trên đây là các mẹo Morning Japan tổng hợp từ kinh nghiệm của những người Việt đã ở Nhật. Chúc bạn sớm có cuộc sống ổn định tại Nhật!

Dành riêng cho độc giả của Morning Japan: đăng kí email ngay bên dưới để nhận bảng giá nhu yếu phẩm mới nhất tại Nhật bản.

>> Bảng vật giá mới cập nhật này bao gồm giá trung bình các loại thực phẩm, đồ gia dụng, vật dụng cá nhân, và các mẹo mua sắm nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán chi phí cần tiêu khi mới đặt chân sang đây. Từ đó, bạn biết nên, không nên mua đồ gì, hoàn toàn làm chủ được tài chính của mình.

Bình luận Facebook
Chia sẻ
One comment
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *