Thuê nhà ở Nhật Bản là một trong những điều mà người nước ngoài cần quan tâm nhất khi đến sinh sống và làm việc. Bạn không thể đợi đến khi sang Nhật rồi mới tìm hiểu chỗ ở. Nếu như thế, bạn sẽ không dự trù được những chi phí cần thiết, và gặp phải những chỗ ở không phù hợp với bản thân, công việc,…
Với những thông tin dưới đây, bạn sẽ nắm được những điều cần lưu ý và cũng không bị bỡ ngỡ hay mất tiền oan khi thuê nhà.
Cấu trúc căn nhà ở Nhật Bản
Cấu trúc nhà cũng vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không muốn căn phòng mình thuê không thể kê nổi giường hay máy giặt đúng không? Bạn nên tìm hiểu trước về cấu trúc căn nhà qua bản thiết kế và qua các kí hiệu phổ biến:
1R | One room, loại phòng đơn khá phổ biến đối với sinh viên, có đầy đủ: bếp, nhà tắm, vệ sinh, thềm, hiên…nhưng khá nhỏ gọn, thường dành cho ở một người. Về căn bản gần giống với 1K |
L | Living room, phòng khách |
D | Dining room, phòng ăn |
K | Kitchen, bếp |
1K | Nhà có 1 phòng ngủ và bếp |
2DK | Nhà có 2 phòng ngủ + bếp và phòng ăn |
2LDK | Nhà có 2 phòng ngủ + phòng khách + bếp + phòng ăn |
Chú ý: Nếu bạn thấy những căn hộ 4LDK/5LDK mà giá khá rẻ thì có thể đây chỉ là giá tiền thuê 1 phòng trong căn hộ lớn nhà ghép. Cần xem kĩ.
Thuê nhà ở Nhật Bản thông qua Trung tâm môi giới nhà đất
Nhiều căn hộ hay nhà cho thuê chỉ làm việc với các trung tâm môi giới bất động sản. Ở khu vực thành phố lớn, các trung tâm môi giới thường đặt văn phòng ở những con phố gần nhà ga. Bạn có thể xác định họ dễ dàng bởi những quảng cáo căn hộ dán trên cửa sổ.
Trung tâm môi giới thường chỉ tập trung vào một khu vực vì thế bạn sẽ cần tìm đến những trung tâm khác nhau tùy thuộc vào khu vực tìm kiếm. Phí môi giới thông thường là 1 tháng tiền nhà khi bạn đã chắc chắn sẽ thuê căn nhà đấy.
Các trung tâm môi giới có nghĩa vụ giải thích tất cả mọi thứ cho bạn. Tuy nhiên, hầu hết các trung tâm môi giới không nói tiếng Anh nên sẽ tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật của bạn, hoặc sẽ rất có ích nếu bạn có một người bạn thông thạo tiếng Nhật khi ký hợp đồng thuê nhà.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị những thứ cần thiết tối thiểu như: hộ chiếu, tài khoản ngân hàng, chứng minh tài chính (một số nơi chủ nhà sẽ yêu cầu bạn chứng minh tài chính có thu nhập hàng tháng xấp xỉ 3 lần tiền nhà để đảm bảo khả năng chi trả của bạn).
->Các trang web sau đây cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản như tình trạng nhà, giá tiền, bản đồ tuyến đường, công ty môi giới, các công việc và ga tàu xung quanh,..
- http://www.homes.co.jp/chintai/
- http://www.chintai.net/nara/ensen/
- http://suumo.jp/
- http://www.athome.co.jp/chintai/
Reikin
Reikin là phí không hoàn lại, đóng cho chủ nhà khi ký hợp đồng, có thể coi như đó là tiền lễ. Thông thường, Reikin sẽ từ 1 – 2 tháng tiền nhà. Reikin sẽ phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của căn hộ/ngôi nhà đó đối với những người thuê nhà. Nhưng trong những năm gần đây, phí reikin đang dần bị loại bỏ và số lượng căn hộ/nhà cho thuê không có phí reikin đang tăng lên.
Shikikin
Shikikin là từ tiếng Nhật để chỉ tiền đặt cọc. Hầu hết các căn hộ/nhà ở đều yêu cầu tiền đặt cọc là 1 – 2 tháng tiền nhà. Khi bạn chuyển đi, phí dọn dẹp và chi phí sửa chữa ngôi nhà sẽ trừ vào tiền đặt cọc này.
Trong nhiều trường hợp, phí đặt cọc được định giá bởi trung tâm môi giới. Tranh cãi về phí shikikin thường xảy ra khi xác định tổn thất là do sự hao mòn của đồ vật hay do người thuê gây ra. Luật pháp Nhật Bản cũng đã đưa ra hướng dẫn có thể dùng để giải quyết những tranh cãi như thế này. Nếu bạn cảm thấy việc chi trả cho những tổn thất đấy không công bằng thì bạn hoàn toàn có thể nói đến vấn đề này. Nhiều người thuê nhà thường chụp ảnh lại những tổn thất đã có từ trước vào ngày đầu chuyển vào
→ Chi phí thuê nhà tháng đầu có thể lên đến gấp 5 – 6 lần tiền nhà trong 1 tháng.
Giá thuê nhà ở Nhật phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của căn hộ đó. Nếu thuê một căn hộ nhỏ dành cho một người nằm ở vị trí cách ga Tokyo từ 30 đến 40 phút thì người thuê sẽ phải trả khoảng 60 nghìn yên một tháng (~13 triệu VNĐ). Nếu như căn hộ đó to hơn hoặc ở gần ga hơn thì giá thuê nhà sẽ tăng lên vào khoảng 80 nghìn yên, thậm chí có thể là 100 nghìn yên (~17-22 triệu VNĐ).
Đăng ký email tại đây để nhận danh sách các công ty môi giới bất động sản uy tín giúp thuê nhà ở Nhật Bản dễ dàng hơn.
Thời điểm thuê nhà
Thường mùa thuê nhà ở Nhật Bản bắt đầu vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 4, vì tháng 4 là tháng bắt đầu năm học và làm việc tại Nhật. Cũng vì đây là thời gian mọi người đổ xô đi thuê nhà nên giá nhà có thể bị đẩy lên một ít. Nếu có thời gian dư dả thì các bạn có thể bắt đầu việc tìm nhà sớm hơn. Vào khoảng đầu tháng 1 người đi tìm thuê nhà chưa nhiều nên bạn dễ lựa chọn và thương lượng với các nhà môi giới bất động sản (fudousan) hơn.
Bảo hiểm
Tiền bảo hiểm cho người thuê nhà bao gồm bảo hiểm phòng cháy chữa cháy. Chi phí này thường được ghi trong những quảng cáo cho thuê nhà.
Hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà ở Nhật Bản thường kéo dài 2 năm. Phí làm mới hợp đồng thường được coi là giống như tiền reikin. Chi phí này thường không phổ biến lắm và được thương lượng trước khi ký hợp đồng. Việc phá vỡ hợp đồng thuê nhà ở Nhật Bản thường khá dễ dàng và thời điểm có thể làm điều đó cũng được đề cập đến trong bản hợp đồng.
Phân biệt đối xử
Tình trạng phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc hay những yếu tố khác như có trẻ con thường xuất hiện ở tình trạng thuê nhà ở Nhật Bản. Hầu hết các nước phát triển đều có bộ luật và tổ chức để bảo vệ nhóm thiểu số này khỏi việc bị phân biệt đối xử khi thuê nhà. Không may là ở Nhật Bản thì không như vậy. Nhiều chủ nhà sẽ thể hiện rõ và nói thẳng không cho người nước ngoài thuê nhà.
Vì thế, điều đầu tiên trung tâm bất động sản cần làm là xác nhận chủ nhà sẽ chấp nhận cho người nước ngoài thuê nhà. Hầu hết người cho thuê sẽ chấp nhận nhưng họ sẽ hỏi về những mối ràng buộc của bạn với Nhật Bản như nghề nghiệp, gia đình,… Họ cũng sẽ hỏi về đất nước của bạn, bạn sẽ ở bao lâu và có thể nói tiếng Nhật hay không…
Người bảo đảm/ người bảo lãnh
Phần lớn các căn hộ/nhà cho thuê ở Nhật Bản đều yêu cầu bạn có 1 người bảo đảm sẽ trả tiền nhà, hoặc những thiệt hại khi bạn không thể. Điều này khá là khó khăn đối với người nước ngoài.
Người Nhật Bản sẽ có bố mẹ hoặc họ hàng làm người bảo đảm cho họ. Bạn có thể hỏi đồng nghiệp làm người bảo đảm cho mình. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phải chuyển nhà nếu bạn nghỉ việc. Nhiều người nhờ người bạn Nhật Bản của mình làm người bảo đảm, miễn là họ có công việc thì đôi khi vẫn được chủ nhà chấp nhận.
Nếu bạn không có người bảo đảm, thì cũng có thể trả cho những công ty được biết đến như là yachin saimu hosho gaisha để làm người bảo đảm.
Đăng ký email tại đây để nhận danh sách các công ty môi giới bất động sản uy tín giúp thuê nhà ở Nhật Bản dễ dàng hơn.
Sở Chấn hưng đô thị (Urban Renaissance Agency)
Sở Chấn hưng đô thị là một công ty quản lý xấp xỉ 750,000 chỗ cho thuê nhà ở Nhật Bản. Những chỗ này thường rộng mở cho người có công việc hay học tập tại Nhật và không yêu cầu trung tâm môi giới, reikin hay người bảo đảm. Tiền thuê nhà hàng tháng thường ổn định và tùy theo mức giá thị trường.
Gaijin Houses
Gaijin Houses hoặc Guest Houses là những công ty công cấp nhà/phòng cho thuê với đầy đủ đồ đạc mà không cần reikin hay người bảo đảm. Nhiều căn nhà cùng chia sẻ bếp hay phòng tắm nhưng phòng ngủ cá nhân. Gaijin Houses thường là những căn nhà cũ với đồ đạc thông thường nhưng lại ở trung tâm khu vực. Và những căn nhà này sẽ mang lại cho người ở cảm giác như sống ở ký túc xá trường đại học.
Corporate Apartments
Ở những thành phố lớn như Tokyo, nhiều công ty chỉ tập trung vào các Corporate Apartments. Corporate Apartments là chung cư cho thuê những căn hộ lớn, và đầy đủ nội thất. Những công ty này cung cấp các dịch vụ, tiện nghi một cách xa xỉ.
Serviced Apartments
Tokyo và những thành phố lớn có serviced apartments giống như khách sạn nhưng với những căn phòng lớn hơn. Những căn hộ này tập trung vào thị trường cao cấp.
Manshon
Manshon là từ trong tiếng Nhật nói đến chung cư. Thông thường, manshon thường xa xỉ hơn căn hộ cho thuê với những tính năng độc đáo như phòng tắm rộng. Nhiều chung cư có những khu chung cho mọi người như phòng tập gym. Chủ nhà đất cũng sẽ yêu cầu bạn trả phí bảo trì chung cư trong một vài trường hợp.
Bê-tông và Gỗ
Nhật Bản có cả lịch sử dài xây dựng nhà bằng gỗ. Bê-tông được yêu thích hơn bởi người thuê nhà vì nhiều lý do như giảm thiểu tiếng ồn từ hàng xóm. Tuy nhiên, nhiều ngôi nhà/căn hộ làm từ gỗ có sức quyến rỗ hơn và cũng rẻ hơn so với những căn nhà làm bằng bê-tông.
Động đất
Nhật Bản là đất nước nhiều động đất nhất trên thế giới và gần như chắc chắn bạn sẽ trải nghiệm nó trong quãng thời gian sống tại đấy. Vì thế bạn nên xem xét tòa nhà bạn thuê sẽ như thế nào trong một trần động đất lớn.
Những ngôi nhà mới thường chịu đựng động đất tốt hơn vì kỹ thuật xây dựng đã phát triển hơn nhiều trong vòng 30 năm qua. Những khu vực nhân tạo thường ít an toàn hơn trong động đất. Hầu hết các khu vực bờ biển của Tokyo là nhân tạo.
Nhiều căn nhà được thiết kế giúp đứng vững khi động đất xảy ra vì đây là điểm quan trọng nhiều người quan tâm. Với những căn hộ khu ven biển, mức nước biển là điều đáng quan tâm vì nguy cơ xảy ra sóng thần. Các khu vực gồm nhiều căn nhà bằng gỗ sẽ có nguy cơ găp họa hoản sau trận động đất.
Tìm hiểu cách để giúp bản thân khi gặp động đất ở Nhật.
Sàn Tatami
Tatami là chiếu truyền thống của Nhật Bản. Nhiều ngôi nhà/căn hộ có sàn gồm hoàn toàn chiếu tatami. Hay ở những tòa nhà chung cư, mỗi phòng lớn sẽ có một căn phòng có chiếu tatami. Sàn Tatami đại diện cho phong cách sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi trên sàn của người Nhật Bản. Những sàn nhà kiểu này không nên để những vật nặng và thường khá đắt.
Thuê một căn hộ Tatami là một cách để trải nghiệm cảm giác được ngủ trên đệm Nhật Bản, sử dụng những đồ đạc truyền thống như chabudai, một loại bàn thấp.
Đăng ký email tại đây để nhận danh sách các công ty môi giới bất động sản uy tín giúp thuê nhà ở Nhật Bản dễ dàng hơn.
Địa điểm
Giống như bạn suy nghĩ, địa điểm là yếu tố cơ bản của giá thuê nhà ở Nhật Bản. Ở Nhật, gần với nhà ga là một yếu tố quan trọng. Nhiều quảng cáo thuê nhà sẽ liệt kê thời gian đến nhà ga gần nhất bằng cách đi bộ hoặc xe buýt. Nhiều người thích đi bộ hoặc đi xe đạp đến nhà ga hơn vì xe buýt có thể xảy ra những chậm trễ không đoán trước được.
Khu lân cận
Bạn nên đi quanh và xem xét khu vực mà bạn định thuê nhà. Ở nhiều nơi, Nhật Bản không có luật chặt chẽ và sẽ có những khu công nghiệp và dân cư xen kẽ hoặc ở gần nhau. Nếu không xem xét cẩn thận, có thể sẽ có một nhà máy sản sinh ra những chất độc hại ở ngay dưới con phố nơi bạn ở.
Tuổi tác (số năm tồn tại)
Số tuổi của tòa nhà có thể ảnh hưởng đến giá thị trường thuê nhà ở Nhật Bản. Thông thường, số năm tòa nhà tồn tại sẽ được ghi trên quảng cáo thuê nhà. Những căn hộ cũ sẽ ít phổ biến và thường dễ dàng thương lượng để giảm giá nhà ở.
Kích thước
Kích thước tổng thể của ngôi nhà thường đươc ghi trên quảng cáo thuê nhà theo đơn vị mét vuông. Kích thước phòng thường được tính theo số lượng chiếu tatami cần cho mỗi phòng. Chiếu tatami không có kích cỡ chuẩn trên khắp cả nước và nó khác nhau ở Tokyo, Nagoya, và Kansai. Ở Tokyo, nó có kích cỡ khoảng 1,55 mét vuông.
Aircon
Aircon là kết hợp giữa điều hòa nhiệt độ và lò sưởi được thiết kế cho thị trường Nhật Bản. Ở Nhật Bản, hầu hết các ngôi nhà không có hệ thống sưởi mà từng aircon sẽ sưởi ấm cho từng căn phòng. Một vài căn hộ/nhà ở cung cấp aircon trong khi một số khác chỉ cung cấp giá treo và bạn sẽ phải tự mua một cái của riêng mình.
Genkan
Genkan là kiểu lối vào của nhà ở Nhật Bản, thấp hơn sàn nhà nơi để bạn cởi giầy. Bạn nên cởi giầy của mình ở genkan trước khi vào nhà, kể cả khi đó là căn hộ của bạn. Đây là một trong những ứng xử cơ bản của người Nhật. Genkan rộng là một tính năng phổ biến của nhà tại Nhật Bản và rất có ích khi bạn bạn mời khách đến chơi. Một tủ đựng giầy lớn bên cạnh genkan cũng là một tính năng rất hữu dụng.
Giặt là
Ở Nhật Bản cũng có các cửa tiệm giặt là nhưng phần lớn người dân đều có máy giặt. Nếu người cho thuê không bao gồm máy giặt, bạn có thể mua một cái với giá khoảng 40,000 yên. Người Nhật thường treo quần áo để phơi khô. Vì thế một ban-công rộng thường có ích cho mục đích đó.
Đăng ký email tại đây để nhận danh sách các công ty môi giới bất động sản uy tín giúp thuê nhà ở Nhật Bản dễ dàng hơn.
Sửa chữa
Manshon hay căn hộ ở Nhật Bản thường được đưa vào sửa chữa mỗi 10 năm hoặc hơn. Khi sửa chữa, toàn bộ tòa nhà sẽ được bao phủ bởi giàn giáo trong vài tháng và bạn sẽ không thể sử dụng ban công. Điều này có thể gây ra sự bất tiện cho bạn vì thế hãy hỏi trước lịch trình sửa chữa. Và trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể thương lượng giảm giá thuê nhà vì điều này.
Toilets
Bồn cầu điện tử Nhật Bản được coi là một đồ dùng thỏa mãn người dùng nhất. Khoảng 74% ngôi nhà ở Nhật Bản đều có bồn cầu điện tử Nhật Bản. Bồn cầu này có rất nhiều tính năng như điều chỉnh nhiệt độ, khử trùng, tự lau chùi,… Khi bạn đã quen với nó thì rất khó để quay lại chiếc bồn cầu ngày xưa.
Chi phí sinh hoạt
Những chi phí sinh hoạt như điện, nước,… hiếm khi được bao gồm trong tiền thuê nhà ở Nhật Bản. Bạn sẽ phải tự đăng ký mã số của cá nhân và đóng từng khoản một
Tìm hiểu các cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật.
Nhà bếp
Hiếm khi nhà bếp cho thuê sẽ có đầy đủ dụng cụ tiện nghi. Bạn sẽ phải tự mua cho riêng mình, kể cả gas để nấu ăn.
Bóng đèn
Nhiều căn hộ không bao gồm bóng đèn mà chỉ có những mối nối trên trần nhà. Đây là những mối nối theo tiêu chuẩn ở Nhật Bản và bạn có thể mua bóng đèn ở cửa hàng đồ điện hay đồ gia dụng.
Bạn đã có kinh nghiệm thuê nhà ở Nhật chưa? Nếu có thì hãy comment chia sẻ cùng Morning Japan nhé! Ngoài ra, nếu bạn còn câu hỏi liên quan tới chủ đề này, hãy comment bên dưới. Chúng tớ sẽ cùng bạn thảo luận nhé!