Loading...
Tổng hợp

Những khó khăn khi làm việc trong môi trường của người Nhật

Môi trường mới, con người mới là những mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Những mảnh ghép ấy sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Và với những ai có dự định sang Nhật đi làm cũng vậy. Khó khăn khi làm quen với môi trường công sở của người Nhật là điều không thể tránh khỏi.

1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, nhưng nó cũng trở thành rào cản khi không phải là tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt là người xuất khẩu lao động Nhật Bản. Học tiếng Nhậtgiao tiếp với người bản địa là hai việc khác nhau. Bởi khi nói chuyện trực tiếp, người Nhật nói khá nhanh, có thể dùng từ địa phương hay tiếng lóng. Nếu không quen thì khó có thể bắt kịp được. Vì vậy phải mất một thời gian người lao động mới quen được cách nói chuyện, phát âm của người Nhật.

Với những bạn có ý định hoặc đã sang làm việc hay xuất khẩu lao động Nhật Bản, cần chú ý tự học, chủ động giao tiếp với người Nhật Bản nhiều hơn để trau dồi, bắt kịp họ. Tự tin và đừng ngại giao tiếp nhé bạn vì đây là cơ hội rất tốt để nâng cao khả năng tiếng Nhật. Bạn có thể tham khảo bí kíp giao tiếp tiếng Nhật tại đây

2. Tác phong làm việc của người Nhật

Tôn trọng giờ giấc

Hẳn ai cũng biết thời gian là vàng. Một trong những đặc trưng của của văn hóa Nhật Bản đó là tôn trọng giờ giấc. Họ luôn coi trọng việc đúng giờ. Với họ, muộn một phút cũng là muộn. Khác hoàn toàn với khái niệm “thời gian cao su” của nhiều bộ phận người Việt. Hầu hết các sự kiện chương trình, thời gian bắt đầu thông báo là 8h nhưng thực tế phải 8h 30, thậm chí 9h mới bắt đầu vì người tham dự chưa đến đủ. Suy nghĩ “muộn tí không sao” dường như ghim vào tâm trí mỗi người Việt chúng ta. Vì vậy, nếu bạn không sớm gỡ bỏ đi suy nghĩ đó khi làm việc tại môi trường Nhật Bản thì nhẹ là bị nhắc nhở, nặng là bị đuổi việc.

Tôn trọng kỷ luật

Văn hóa Nhật Bản còn thể hiện ở sự tôn trọng kỷ luật. Đối với người Nhật, kỷ luật là số 1. Điều gì đã là luật, đã là quy định thì họ chấp hành rất nghiêm chỉnh. Từ đứa trẻ mới lớn cho tới người già, họ luôn tuân thủ. Có cơ hội làm việc tại đất nước này, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt cách hành xừ của họ trong từng hành động từ nhỏ đến lớn như thế nào.

Văn hóa làm thêm giờ

Có câu chuyện kể rằng, một anh người nước ngoài ngày đầu tiên đi làm cho một công ty tại Nhật. Thời gian làm việc giống như các công ty khác: 8h sáng đến 5 rưỡi chiều. Hôm đó, 5h30 chiều anh thấy mọi người vẫn chăm chú làm việc nên cố nán lại đến 7h mới về. Thế nhưng, rời văn phòng cũng là lúc mọi người ném ánh mắt nhìn chòng chọc vào anh.

Tác phong làm việc của người Nhật
Làm việc nghiêm túc

Vì sao ? Vì ở Nhật Bản hầu như mọi người làm thêm giờ rất nhiều. Họ có thể ngồi làm việc đến 8, 9h tối là hết sức bình thường. Người Nhật rất yêu công việc và tận tâm với công việc của họ. Và họ cũng rất coi trọng đức tính cần cù. Kể cả bạn làm việc chưa đủ hiệu quả nhưng gặp khó khăn không nản chí, quyết tâm giải quyết vấn đề đến cùng là họ sẽ rất thích.

Khác với ở Việt Nam, 5 rưỡi chiều là nhân viên đứng dậy đi về. Khái niệm làm ngoài giờ có, nhưng không phải ngành nghề nào họ cũng làm thêm giờ nhiều. Còn ở Nhật Bản, các công ty trả lương cho thời gian làm ngoài giờ khá cao. Sang đây làm việc, bạn hãy quen với việc làm thêm giờ này nhé. Làm thêm giờ còn là nguồn thu nhập chính cho nhiều lao động tại Nhật.

Nhiệt tình giúp đỡ

Ngày đầu tiên đi làm, còn nhiều ngỡ ngàng, hãy hỏi nếu bạn chưa rõ nhé. Nếu bạn không biết sử dụng máy móc, thiết bị nào hãy nhờ đồng nghiệp người Nhật giúp đỡ. Trong công việc, họ là một người nghiêm túc, tuy nhiên họ cũng rất sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ bạn. Kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn, hãy hiểu phong cách làm việc của người Nhật – phong cách Hourensou.

3. Mối quan hệ giữa người Nhật

Môi trường làm việc không chỉ tạo nên bởi công việc mà còn có cả yếu tố con người, đặc biệt là mối quan hệ giữa sếp với nhân viên. Bạn và các đồng nghiệp có thể cười đùa, thân thiết với sếp và gọi sếp bằng những biệt danh “lạ, dị, dễ thương” ở Việt Nam. Nhưng hãy tránh điều này ở Nhật nhé. Sếp là sếp, nhân viên là nhân viên. Bạn hãy sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Hãy tỏ ra khiêm tốn, biết trên biết dưới và nhã nhặn. Bạn có thể đọc thêm bài viết văn hóa chào hỏi và ứng xử của người Nhật.

4. Chất lượng công việc là quan trọng nhất

Cho dù bạn có hiểu được văn hóa người Nhật, hiểu được phong cách làm việc của họ, hay đi làm đúng giờ,… thì quan trọng nhất đó là chất lượng công việc. Đây là điều mà người Nhật đề cao hơn cả. Nó chính là kim chỉ nam mà mỗi người nhân viên hướng đến, khi đó bản thân mỗi người sẽ trở nên có ý thức hơn, trách nhiệm hơn để hoàn thành công việc với chất lượng hoàn hảo nhất.

Chắc bạn đã biết đến các sản phẩm nổi tiếng của con người Nhật Bản. Dòng xe Honda đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, không những vì giá thành mà vì chất lượng của dòng xe này. Chỉ một từ thôi. Bền! Có thể nói từ thứ nhỏ nhất như thanh kẹo, cây bút đến máy giặt, ô tô họ đều làm rất tỉ mỉ và cẩn thận. Chất lương thế nào ư? Không có gì phải bàn. Người dân Nhật Bản, họ làm không phải chỉ vì tiền mà họ làm việc vì tình yêu công việc, với 100% trách nhiệm, với sự chăm chỉ và sáng tạo. Chính điều này góp phần tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như ngày nay.

Khó khăn khi làm quen với môi trường làm việc Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn hiểu được và tránh những lỗi không đáng có thì sẽ dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập được với môi trường nơi đây. Hãy đăng ký email để Morning Japan thông báo bài viết mới nhất và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình chinh phục Nhật Bản nhé!

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *