Chắc hẳn đối với những người mới lần đầu tới Nhật sẽ trải qua cảm giác “lạc trôi” “tôi là ai, đây là đâu” khi trải nghiệm sử dụng hệ thống tàu điện tại Nhật. Người người ồ ạt đi lại tấp nập, vội vàng, lỗi vào lối ra cái nào cũng như cái nào như ma trận. Bài viết dưới đây sẽ bật mí nhiều bí quyết giúp bạn biết cách đi tàu điện ở Nhật nhanh nhất, tiết kiệm nhất, trải nghiệm “lần đầu” một cách dễ dàng suôn sẻ nhé ^^
Các loại tàu
Local (kakueki-teisha hay futsu-densha): tàu thường, loại tàu dừng ở tất cả các các ga
Rapid (kaisoku): kaisoku là loại tàu nhanh bỏ qua một vài điểm dừng. So với tàu thường thì giá vé cả 2 loại không có sự chênh lệch nhiều
Express (kyuko): kyuko sẽ dừng ở ít điểm hơn cả tàu nhanh. Khi đi tàu này bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với tàu nhanh cho dù trên cùng 1 tuyến.
Limited Express (tokkyu): tokkyu chỉ dừng ở những ga chính. Giá vé loại tàu này sẽ đắt hơn so với tàu Express, thường rơi vào khoảng 500 đến 4000 yên/1 người/1 lượt, đi các tuyến dài, đa phần là hãng JR điều hành. JR thường thu thêm phụ phí đặc biệt ngoài phí sử dụng chung tuy nhiên một số hãng tàu khác thì không thu thêm phí.
Super Express (shinkansen): toàn bộ shinkansen tại Nhật đều được vận hành dưới sự quản lý của hãng JR. Shinkansen chạy trên những tuyến và làn riêng. Khi đi tàu này bạn sẽ phải trả thêm phí ngoài phí sử dụng. Giá thường dao động trong khoảng từ 800 đến 8000 yên/1 người/1 lượt.
Hạng ghế
Thông thường có 2 hạng ghế là ghế đặt trước và ghế không đặt trước.
Ghế không đặt trước được sử dụng ở tất cả các loại tàu điện như tàu thường, kyuko và tokkyu chỉ có 1 hạng ghế là ghế không đặt trước. Bạn không thể đặt vé khi đi những loại tàu này
Ghế đặt trước: được sử dụng ở các loại tàu đường dài như shinkansen và một số tokkyu
Khi đi các loại tàu chỉ có ghế không đặt trước, nếu hết chỗ thì bạn có thể sẽ phải đứng, thậm chí kể cả khi đi 2-3 giờ đồng hồ liền trên shinkansen. Đối với loại ghế đặt trước thì bạn có thể phải tốn thêm ít tiền nhưng lại đảm bảo ghế được giữ và được chọn vị trí chỗ ngồi mà mình thích.
Nếu muốn giữ chỗ trên các loại tàu như tàu thường, kaisoku và kyuko thì phí giữ chỗ có thể tốn 300 đến 700 yên.
Ngoài ra, trên các tàu đường dài, hãng JR còn cung cấp cho khách hàng 2 sự lựa chọn hạng ghế theo toa là ghế thường (ordinary) và ghế xanh hạng nhất (green). Toa dành cho hạng green sẽ ít khách hơn, được phục vụ tận tình chu đáo. Tuy nhiên, giá vé thường đắt hơn vé ghế thường từ 30% đến 50% nên đa số hành khách hay đi vé hạng thường.
Khu vực hay buồng hút thuốc lá chỉ có ở một số lượng ít tàu đường dài, còn lại thì trên các tàu hầu hết đều cấm hút thuốc.
Mua vé
Đối với những tuyến đường ngắn đi lại quanh trong thành phố, bạn có thể sử dụng thẻ IC. Đây là loại thẻ trả trước có thể thanh toán phí đi lại trên các phương tiện công cộng. Nếu không sử dụng thẻ này thì hành khách đi những tuyến đường ngắn có thể mua vé tại các máy bán vé tự động. Nếu đi đường dài thì có thể mua vé tại quầy bán vé.
Mua vé tại máy bán vé tự động (lộ trình ngắn)
Sau khi đã lên kế hoạch kỹ càng cho lịch trình của mình thì bạn có thể tới máy bán vé tự động và làm theo các bước sau:
- Tìm điểm đến và giá vé tương ứng trên bản đồ hiện trên máy. Bản đồ sẽ đưa ra tuyến tàu bạn đi, trạm đến và giá vé được hiển thị ngay cạnh tên các trạm.
- Đưa tiền vào máy bán vé tự động. Hầu hết các máy chấp nhận tiền xu có mệnh giá 10, 50, 100, 500 yên và tiền giấy có mệnh giá từ 1000 yên trở lên.
- Chọn số lượng vé muốn mua. Trên máy sẽ hiển thị mặc định số lượng là 1. Bởi vậy nếu bạn muốn đi 1 mình thì bạn có thể bỏ qua bước chọn số vé này
- Nhấn vào nút hiển thị số tiền vé mà bạn phải trả để xác nhận và thanh toán
- Lấy vé và nhận lại tiền thừa (nếu có)
Một vài điểm cần chú ý khi mua vé tự động là đôi khi tên các địa điểm chỉ được ghi bằng mỗi tiếng Nhật. Vì vậy, nếu không tìm được điểm đến và giá vé tương ứng thì bạn có thể mua vé vé có giá rẻ nhất. Sau khi tới điểm đến bạn có thể trả nốt số tiền thiếu còn lại.
Mua vé tại quầy bán vé
Để mua vé tại quầy, bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin như:
- Mã số hành khách
- Ngày đi
- Trạm khởi hành
- Trạm đến
- Hạng thường hay xanh
- Ghế đã đặt trước hay chưa
Nếu muốn giữ ghế thì bạn cần cung cấp thêm các thông tin về:
- Tên tàu và mã số hoặc giờ khởi hành
- Ghế có hút thuốc hay không
Nếu bạn không nói được tiếng Nhật nhưng đã lên lịch trình thì có thể ghi các thông tin ra một tờ giấy nhỏ. Đưa chúng cho nhân viên để họ giúp bạn mua được đúng vé một cách dễ dàng, thuận lợi. Một số mẫu đơn đặc biệt dành riêng cho mục đích này. Chúng đã được cung cấp tại các nhà ga nhưng rất hiếm khi được hành khách sử dụng.
Vào khu vực đã soát vé
Sau khi mua vé là bạn có thể tiến ngay về cổng soát vé để vào khu vực dành cho khách đã soát vé. Tại cổng soát vé tự động, đưa vé vào trong khe, bước qua cửa và nhận lại vé ở đầu bên kia. Nếu bạn đưa vào trong khe vé đã quá hạn hoặc vé đã sử dụng thì cửa vẫn đóng và còi sẽ báo động sẽ kêu. Trong trường hợp bạn sử dụng thẻ IC thay vé thì để thẻ ở vị trí đọc thẻ khoảng 1 giây là được.
Nếu bạn đi JR Pass thì không thể sử dụng cổng tự động mà phải đi qua cổng có người soát vé.
Để vào được khu lên shinkansen thì bạn sẽ cần phải qua cổng soát vé lần hai hoặc nhiều vé riêng lẻ. Những vé này thường được đóng dấu rất kỹ càng.
Trạm lên tàu
Bạn có thể tới đúng nơi đợi và lên tàu bằng cách tìm theo tuyến và nhìn chỉ dẫn. Hầu hết những chỉ dẫn quan trọng đều sẽ được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Đôi khi thậm chí còn có cả tiếng Trung và tiếng Hàn.
Tại rất nhiều trạm lên tàu, các dấu hiệu trên sàn sẽ cho bạn biết cửa để lên tàu nằm ở đâu. Các hành khách đứng đợi sẽ xếp thành hàng phía sau dấu hiệu đó. Những người lái tàu đều được đào tạo để dừng tàu lại sao cho cửa tàu chuẩn. Tàu sẽ dừng chính xác hoặc chỉ lệch 1 vài centimet so với nơi hành khách đang đứng đợi.
Trong trường hợp những tàu chạy đường dài, trên sàn còn đánh dấu thêm cả số toa, toa ghế thường hay toa ghế xanh, ghế được đặt trước hay không đặt trước, có ghế để hút thuốc hay không.
Khi đang trên tàu
Hãy đợi cho hành khách ở chuyến vừa đến ra khỏi tàu trước rồi hẵng bước vào nhé. Chú ý đừng chặn cửa tại nhà ga, đặc biệt là khi tàu đông. Và nhớ để cặp, túi xách xuống sàn hoặc trên giá để hành lý nha.
Một hình ảnh chúng ta có thể dễ dàng thấy được trên các chuyến tàu điện tại Nhật là đọc sách, ngủ hoặc dùng điện thoại. Tuy nhiên việc nói chuyện điện thoại trên tàu điện là một việc cấm kị. Ngoại trừ phần lối vào của tàu shinkansen và tàu tokkyu.
Bến tiếp theo tàu dừng và các tuyến nối tiếp sẽ được thông báo bằng tiếng Nhật. Trên shinkansen và một số tuyến thường có nhiều người nước ngoài sẽ có thêm thông báo bằng tiếng Anh. Shinkansen và những tàu mới có các bảng điện tử thông báo điểm dừng tiếp theo tại mỗi toa.
Đọc thêm bài viết: 4 nguyên tắc lạ lùng cần biết về cách đi tàu điện ở Nhật Bản
Tại ga đến
Tên ga ở trạm đến được ghi bằng cả chứ kanji, hiragana và tiếng Anh. Tên ga trước và ga tiếp theo cũng được ghi trên các bảng thông báo.
Tại điểm đến, bạn cần đưa vé vào máy soát như lúc đi vào để ra ngoài. Nếu trả bằng vé đơn thì vé đó sẽ được giữ lại luôn trong máy. Nếu chưa trả đúng số tiền vé thì tại đây, bạn có thể giao dịch phần chênh lệch tại các máy “điều chỉnh giá vé – Fare Adjustment”.
Trường hợp không có máy này thì bạn có thể trả tại cổng có người canh gác.
Với những thông tin hướng dẫn cách đi tàu ở Nhật, hy vọng các bạn độc giả của Morning Japan dù mới lần đầu qua đất nước cũng không bị bỡ ngỡ và tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại nhé!