Loading...
Công việc ở NhậtKiến thức cần thiết

Giải mã 3 quan niệm về phong cách làm việc của người Nhật Bản

Giải mã 3 quan niệm về phong cách làm việc của người Nhật Bản

Trong công việc, Nhật Bản luôn được thế giới tán dương về sự tận tâm, và lòng trung thành tuyệt đối. Nhưng trước những chuyển mình của thế giới, liệu Nhật Bản có còn thực sự như bạn nghĩ? Hãy cùng Morning Japan tìm hiểu xem người Nhật nghĩ gì về phong cách làm việc của họ, so với các nước láng giềng.

1. Người Nhật dành rất nhiều thời gian cho công việc

Quan niệm  về phong cách là việc này có thể vừa đúng mà cũng vừa sai.

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết số giờ người Nhật. dành cho công việc còn ít hơn chỉ số giờ làm việc trung bình của 35 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – dưới 1763 giờ/người/năm.

Qua phim ảnh và phóng sự, bạn thường xuyên nhìn thấy. hình ảnh người dân Nhật bản làm việc từ sáng tới tối muộn. Họ tranh thủ từng phút giây trên tàu để ngủ, thậm chí ngủ lại ở công ty. Nếu người Nhật không nằm trong top đầu thì ai mới là vị trí quán quân?

Theo thống kê của OECD, dẫn đầu là Mexico với 2255 giờ/người/năm. Trong khi người Nhật chỉ dành 1713 giờ. Và đứng cuối là Đức với 1363 giờ. Nếu 1 năm chúng ta đi làm 250 ngày thì mỗi ngày người Nhật sẽ làm khoảng 6,9 tiếng. Trong khi người Mexico làm tới những 9 tiếng 1 ngày – gần gấp đôi người Đức (5,5 tiếng/ngày)

 

Biểu đồ thể hiện số giờ trung bình mỗi người lao động dành cho công việc hằng năm (2016)

Thực hư đời sống công việc của người Nhật Bản

Theo Luật lao động Nhật Bản quy định thời gian làm việc một ngày là 8 tiếng. Bắt đầu làm việc vào 8 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều. Tuy nhiên, người Nhật không chỉ làm đủ khoảng thời gian hành chính đó. Hầu hết mọi người người sẽ tiếp tục làm đến 7 hay 8 giờ tối, có khi muộn hơn.

Xã hội của người Nhật đề cao tinh thần tự nguyện. Và trước áp lực với bạn bè và đồng nghiệp, nhiều người lao động cảm thấy mình cần phải tự nguyện làm thêm giờ. Nhưng với các qui định về mức giờ làm tối đa mới được đặt ra, nhiều người chọn cách làm thêm giờ không chấm công hoặc mang công việc về nhà làm.

 Hình ảnh các nhân viên công sở ngủ gật trên tàu điện ngầm
Hình ảnh các nhân viên công sở ngủ gật trên tàu điện ngầm

Chia sẻ của người lao động tại Nhật

Anh Stuart Nomimizu từ Anh Quốc đến Nhật Bản làm việc chia sẻ về chuỗi giờ làm việc trong tuần của mình. Anh dành 78 giờ/ tuần ở cơ quan và chỉ có 35 giờ để ngủ từ thứ hai đến thứ bảy. Đó là chưa kể 6 giờ làm thêm việc vào chủ nhật mà anh không ghi lại. Đoạn video chia sẻ này nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý của công chúng từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết người xem đều bày tỏ sự ái ngại và lo lắng về sức khỏe.

Stuart cũng chia sẻ thêm là anh có biết về áp lực công việc trước khi kí hợp đồng. Hơn nữa, đây chỉ là lịch làm việc của anh vào những tháng bận rộn. Sau khoảng thời gian này, sinh hoạt của anh sẽ điều độ hơn. Stuart tự thấy mình khá may mắn so với không ít người ở đây. Việc đi làm hơn 80 tiếng/tuần xuyên suốt cả năm là điều bình thường với nhiều người Nhật.

Anh Sean Yamasaki (người Nhật) cho biết:

“Xã hội Nhật Bản coi thường bất cứ ai không thể chịu nổi 10 tiếng làm việc/ ngày. Không có luật nào quy định cả, nhưng nó là được coi là tiêu chuẩn ở đây. Việc ra về sớm thể hiện bạn cố tách mình ra khỏi cộng đồng. Chúng tôi thực sự không quá yêu thích gì việc này cả nhưng chúng tôi vẫn phải làm.”

 

Điều gì khiến người Nhật lại có thái độ quá nghiêm túc như vậy với công việc?

Tokyo sau chiến tranh thế giới thứ 2

Từ xưa đến nay, đất nước samurai luôn được biết với lối sống trung thành. Người Nhật sống và cống hiến hết mình cho công việc. Họ gắn bó và coi công ty như là gia đình. Tuy nhiên phong cách làm việc này chỉ mới được đề cao từ sau Thế Chiến thứ 2.

Trong những năm đầu thập niên 1950s, thủ tướng Nhật Shigeru Yoshida lấy mục tiêu khôi phục nền kinh tế làm trọng. Ông yêu cầu người lao động hãy cống hiến hết mình cho công ty. Đổi lại các công ty sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc nhân viên của mình của mình suốt đời – cả về vật chất lẫn tinh thần. Về phần mình, các công ty cũng đòi hỏi nhân viên sự trung thành tận tuỵ. Một số nơi còn yêu cầu người lao động dành ưu tiên cao nhất phụng sự công ty.

Thỏa thuận đó đã đem lại những kết quả không ngờ. 65 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản có thể tự hào là đất nước hùng mạnh thứ 5 trên thế giới với nền kinh tế thuộc top 3.

Căn bệnh xã hội Karoshi – chết vì làm việc quá sức

Tuy nhiên, trong quá trình chứng minh cho công ty thấy lòng trung thành tuyệt đối, người lao động nhật đã không ngần ngại dành hết thời gian, cuộc sống của mình cho công việc. Các nhân viên sẵn sàng nhận thêm việc, làm thêm giờ. Bởi không ai muốn là người đầu tiên rời khỏi văn phòng làm việc. Nhưng cùng với sự nhiệt huyết đó là mực độ đáng báo động của căn bệnh “karoshi”. Vô số những hệ lụy xã hội khác liên quan tới sức ép công việc cũng nảy sinh.

Karoshi - căn bệnh xã hội da phong cách làm việc quá sức của người nhật

Nỗ lực từ phía các tập đoàn và chính phủ Nhật Bản

Theo nghiên cứu của chính phủ, cứ 5 người sẽ có 1 lao động có khả năng chết vì ‘karoshi’. Tức là có 25 triệu người lao động nhiệt huyết đang làm việc quá sức. Một con số thật sự hãi hùng với quốc đảo chỉ có gần 127 triệu dân.

Nhằm giảm các hệ lụy xã hội liên quan đến “karoshi”, các công ty cùng chính phủ đang không ngừng đưa ra các chính sách để hạn chế tăng ca:

  • Cho nhân viên nghỉ sớm vào thứ 6 cuối cùng của tháng.
  • Tắt đèn văn phòng sau 7h tối.
  • Nỗ lực thông qua điều luật yêu cầu nhân viên phải dùng tối thiểu 5 ngày nghỉ phép/năm.

Và dù người Nhật vẫn đang bán mạng cho công việc, đất nước mặt trời mọc đã không còn là quốc gia “tham công tiếc việc” hàng đầu thế giới nữa.

Nỗ lực thay đổi tư duy của người nhật về phong cách làm việc tử vì đạo

Thay đổi tư duy về phong cách làm việc hiệu quả

Chính phủ cũng đang cố thay đổi quan niệm của người dân và công ty về vấn đề tăng ca. Tư tưng này nên được gắn liền với sự thiếu hiệu quả hơn là chăm chỉ, hết mình.

Hitoshi Ueno, quản lí 1 đơn vị ở Toshima chia sẻ:

“Những biện pháp này không chỉ để bảo vệ sức khỏe. và chất lượng sống của người dân bằng cách cắt giảm giờ làm. Chúng tôi muốn nhân viên thay đổi lối suy nghĩ trong làm việc. Điều quan trọng là năng suất làm việc, không phải lượng thời gian bạn ngồi ở công ty. Hãy bảo vệ và tận hưởng thời gian rảnh của mình.”

Ông Hitoshi Ueno chia sẻ về mong muốn thay đổi tư duy và phong cách làm việc của nhân viên về hiệu suất thay vì thời lượng công việc

Những chia sẻ của ông Hitoshi Ueno là 1 quan điểm đáng chú ý. So với các nước trong khối G7, Nhật Bản có lượng thời gian đi làm gần như cao nhất. Nhưng cũng là nước có năng suất làm việc thấp nhất trong khối các nước đã phát triển. Trong khi người dân Đức chỉ dành có hơn 5 tiếng để là việc mỗi ngày. Đất nước họ lại đứng top đầu về năng suất lao động.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát về sức khỏe lao động cho thấy, sức ép công việc này lại chỉ ảnh hưởng đến người dân bản xứ. Vậy, nếu có ý định sang Nhật làm việc, bạn có thể an tâm rằng. mình sẽ không phải chịu áp lực từ sếp hay đồng nghiệp về vấn đề làm thêm giờ.

2. Người Nhật thường gắn bó cả đời với 1 công ty.

Hưu trí 67 tuổi người Nhật chia sẻ về trải nghiệm công việc của mình

Trước đây, dù là công nhân “cổ trắng” hay “cổ xanh”, dù tốt nghiệp trung học hay đại học,. dù làm việc cho ngân hàng hay nhà máy,. gần như tất cả người lao động Nhật Bản đều chọn một cơ quan. để gắn bó đến khi nghỉ hưu ở tuổi 60. Họ thường làm việc cho một công ty trọn đời. Thế nhưng, phong cách làm việc này đang dần thay đổi cùng với đời sống kinh tế – xã hội.

Công việc là 1 cuộc hôn nhân trọn đời

Ông Shigeru Ishida, một người về hưu 67 tuổi, trước đây làm việc cho Công ty Hitachi ở Thủ đô Tokyo, nói rng:

“Công việc trọn đời đồng nghĩa với công thức đơn giản: đến văn phòng đúng giờ, làm việc hết khả năng, đôi khi thưởng thức cà-phê và hút thuốc với đồng-nghiệp và không-bao-giờ rời văn phòng trước khi ông chủ ra về.”

Tuy làm việc cực nhọc nhưng công ty hồi đó như một gia đình thật sự, đồng nghiệp coi nhau như anh em một nhà. Ngoài gia đình với vợ và các con, công việc luôn là ưu tiên chính của ông. Đây là một đặc tính của người Nhật Bản tồn tại nhiều thập kỷ qua. Theo Ishida: “Đó là công việc trọn đời của tôi từ khi bắt đầu đi làm đến lúc nghỉ hưu, giống như một cuộc hôn nhân không thể ly hôn được”.

đồng nghiệp cùng nhau hút thuốc trong giờ giải lao

Thế hệ như ông coi quan niệm này là chuẩn mực. Theo đó người làm và ông chủ gắn bó chặt chẽ với nhau bằng sự tin tưởng,. lòng trung thành kiên định, và được thưởng xứng đáng cho sự cống hiến của mình. Điều vốn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.

Tác động của thế giới và nền kinh tế lên nguồn lao động Nhật Bản

Do quá trình toàn cu hóa, thay đi cơ cu xã hi, và nn kinh tế m đm, vic đm bo công vic trn đi cho nhân viên đã không còn mang li nhiu li ích cho các công ty như ban đu.

Theo như thống kê của bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, gần 40% lao động đang hưởng lương dưới dạng hợp đồng ngắn hạn, thay vì được tuyển làm chính thức dài hạn như quan niệm từ xưa. Có đến 69% trong số đó làm việc bán thời gian. So với các nước đã phát triển như Anh, Đức, con số này không phải quá cao. Điều đáng nói là phụ nữ Nhật thường làm bán thời gian. trong khi đàn ông được kỳ vọng phải tìm 1 công việc toàn thời gian ổn định. Ấy vậy mà có đến 36% trong số lao động ngắn hạn/ bán thời gian này là nam giới.

Biểu đồ thể hiện phần trăm người làm việc bán thời gian chia theo tỉ lệ nam và nữ (2016)

Lí do cho sự gia tăng tỉ lệ người đi làm thêm xuất phát từ nền kinh tế ảm đạm. Các công ty Nhật đang có xu hướng thay thế nhân viên chính thức bằng các lao động hợp đồng. Số công ty có chính sách giảm nhân sự chính thức (27,2%) đang nhiều hơn số công ty có mong muốn thuê thêm nhân viên chính thức (20.6%). 

Thay đổi về quan niệm và văn hóa đi làm của giới trẻ

Tác động kinh tế và xã hội lên thi trường tuyển dụng

Theo nhà xã hội học – giảng viên đại học Keiko Gono, suy thoái kinh tế khiến thị trường việc làm không ổn định như trước. Một số công ty buộc phải sa thải số lượng lớn nhân viên. Dẫn đến nhiều người lao động Nhật Bản buộc phải tìm cách thay đổi nghề nghiệp giữa chừng.

Trong môi trường như vậy, cả người lao động và nhà tuyển dụng đều cảm thấy thiếu an toàn. Phía các công ty không thể bảo đảm tài chính trọn đời cho nhân viên. Còn phía người lao động cũng không thể hiện lòng trung thành với công ty của họ như trước nữa. Người lao động Nhật Bản giờ đây sẵn sàng chuyển sang làm việc cho các công ty khác với mức lương cao hơn.

Giới trẻ đang thay thế phong cách làm việc của cha ông bằng những tư tưởng mới

Giới trẻ Nhật trở nên thực dụng và mất niềm tin vào công ty của mình

Kết quả một cuộc khảo sát do Edelman PR tiến hành đối với công nhân Nhật Bản về thái độ và sự tận tâm của họ đối với công ty cho thấy nhiều điều thú vị.

  • 60% số người Nhật được hỏi cho biết họ mất lòng tin đối với công ty họ đang làm việc.
  • Nhật Bản xếp hạng cuối về niềm tin, trong khi Mexico đứng thứ nhất – với 89%.
  • Các công ty ở Hoa Kỳ, Anh và Australia có mức độ người lao động tin tưởng tương ứng 64%, 57% và 54%.

Mặt khác, dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, giới trẻ ngày càng coi trọng môi trường làm việc. Sự ổn định nghề nghiệp nhường chỗ cho lương thưởng, cơ hội thăng tiến, chế độ đãi ngộ… Giới trẻ không còn bị ràng buộc bởi lòng trung thành như ông cha đời trước nữa. Và khi công việc không đáp ứng được những đòi hỏi này, họ sẽ tìm việc khác.

3. Người Nhật rất ít khi xin nghỉ phép

Các ngày lễ/ Tết:

Ngày lễ ở Nhật Bản - phong cách làm việc

Ngày nghỉ lễ là ngày nghỉ của toàn quốc. Khác với ngày nghỉ phép, dù bạn muốn đi làm thì hầu hết các công ty đều ngừng hoạt động. Nó giống như ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam vậy. Ở Nhật Bản, pháp luật quy định có 15 ngày nghỉ lễ trong năm – hơn Việt Nam 5 ngày. Tuy nhiên, các ngày lễ này lại không nằm trong số ngày nghỉ được trả lương.

 

Tết Ngày 1 tháng 1
Lễ thành nhân Chủ nhật thứ 2 của tháng 1
Quốc khánh Ngày 11 tháng 2
Xuân phân Khoảng 21 tháng 3
Tuần lễ vàng Ngày xanh Ngày 29 tháng 4
Ngày Hiến pháp Ngày 3 tháng 5
Lễ dân tộc Ngày 4 tháng 5
Ngày thiếu nhi Ngày 5 tháng 5
Ngày của biển Ngày 20 tháng 7
Ngày kính lão Ngày 15 tháng 9
Thu phân Khoảng 24 tháng 9
Ngày thể dục thể thao Chủ nhật đầu tiên của tháng 10
Ngày văn hóa Mồng 3 tháng 11
Lễ cảm tạ người lao động Ngày 23 tháng 11
Sinh nhật hoàng gia Ngày 23 tháng 12

Nghỉ phép có lương:

Đối với năm đầu tiên làm việc, người lao động sẽ có ít nhất 10 ngày nghỉ phép có lương. Nếu người lao động làm việc liên tiếp cho công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ có chế độ về kỳ nghỉ dài ngày cho người lao động. Tùy theo thời gian cống hiến cho công ty, số ngày nghỉ phép của bạn có thể lên tới 20 ngày.

Biểu đồ so ngày nghỉ phép tối thiểu trong 1 năm giữa các nước
Biểu đồ so sánh số ngày nghỉ phép hưởng lương tối thiểu

Theo luật hiện nay, trung bình người lao động Nhật Bản được nghỉ phép 18,5 ngày mỗi năm. Tức là ít hơn 2 ngày so với mức trung bình của toàn cầu. Tuy nhiên, một khảo sát năm 2013 của Bộ Lao động Nhật Bản cho thấy các nhân viên chỉ dùng 9/18,5 ngày. Theo một cuộc thăm dò dư luận khác, cứ 6 công nhân Nhật Bản thì có 1 người không bao giờ lấy phép năm.

Đối với nhiều nước trên thế giới, như Anh Quốc, đây là 1 điều không tưởng. Nhiều công nhân Anh coi việc nghỉ hè hai tuần là một quyền không thể bị từ chối. Nhưng ở Nhật, chuyện đi nghỉ bốn đêm ở Hawaii là cực kỳ xa xỉ, nuông chiều bản thân thái quá.

Phong cách làm việc của người Nhật - sau giờ làm

So với người Nhật, người Mỹ cũng khá nổi tiếng về tinh thần làm việc quyết liệt. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 40% người lao động Mỹ bỏ nghỉ phép. Trong số các nước đã phát triển, cả Nhật Bản và Mỹ đều xếp cuối bảng về việc đảm bảo ngày nghỉ phép có lương cho người lao động.

Thúc đẩy từ phía chính phủ để thay đổi phong cách làm việc của người dân Nhật Bản

“Chúng ta phải cải tổ tư duy đặt nặng chuyện dành thời gian cho công việc – một khuynh hướng do đàn ông tạo ra.” – Thủ tướng Abe phát biểu trong một bài diễn văn tháng 5/2014.

Thủ tướng Nhật phát biểu về phong cách làm việc đáng lo ngại của người lao động

Tới nay, chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch đệ trình một dự thảo luật lên Quốc hội. Theo đó, người lao động bắt buộc phải lấy ít nhất 5 ngày phép có lương một năm.

Động thái này phản ánh mong muốn của thủ tướng Shinzo Abe. về việc kiềm chế thứ phong cách làm việc vốn nổi tiếng mà cũng vô cùng tai tiếng của Nhật Bản nơi công sở gọi là  “cảm tử vì đạo” này.

Bạn có thể thấy văn hóa làm việc “chăm chỉ” của người Nhật khó thay đổi tới mức nào. Đến mức chắc chỉ có một đạo luật do chính phủ ban hành mới có thể thuyết phục người lao động Nhật Bản nghỉ ngơi.

  • Bạn có thể tham khảo về cách giao tiếp và làm việc nhóm tại môi trường công sở Nhật qua link:
    Horensou – Phong cách làm việc nhóm của người Nhật Bản
    Để biết thêm về phong cách làm việc nhóm hiệu quả cũng như làm thế nào để xin sếp Nhật nghỉ phép dài ngày 1 cách hợp tình hợp lí.

 

Bình luận Facebook
Chia sẻ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *