Bạn có từng nhẩm tính, chỉ còn 40 ngày nữa là kì thi JLPT tháng 12 đến rồi? Bạn đã chuẩn bị những gì? Đã sẵn sàng chinh phục thử thách này chưa.
Tiếp tục tìm hiểu về chủ đề Kì thi năng lực Nhật ngữ JLPT. Bài viết kì này Morning Japan gửi tới bạn đọc những phân tích chi tiết, cùng mẹo làm bài thi đọc hiểu N3 đạt điểm thật cao. Đừng bỏ lỡ những điều hữu ích được chúng mình bật mí sau đây nhé!
JLPT N3 – Cấu trúc phần thi Ngữ pháp – Đọc hiểu
Phần 2 của bài thi JLPT N3 gồm 2 phần nhỏ: ngữ pháp và đọc hiểu kéo dài trong 70 phút. Mỗi phần thi lại có những cấu trúc riêng biệt
Ngữ pháp:
Bài thi JPT N3 Ngữ pháp được chia làm 3 mục nhỏ.
1: Ngữ pháp của câu
Mục đích: Kiếm tra khả năng lựa chọn cấu trúc ngữ pháp phù hợp với nội dung của câu hỏi.
Số lượng: Khoảng 13 câu
Ví dụ:
2: Ngữ pháp của câu – sắp xếp trật tự câu.
Mục đích: Kiểm tra khả năng sắp xếp các từ/ cụm từ thành một câu hoàn chỉnh. Đúng ngữ pháp và có ý nghĩa.
Số lượng: khoảng 5 câu
Ví dụ:
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được trọn bộ ngữ pháp JLPT N3 sẵn sàng cùng bạn chinh phục thử thách tiếng Nhật!
3: Ngữ pháp trong đoạn văn
Mục đích: Kiểm tra khả năng lựa chọn từ/ câu phù hợp với mạch văn của một đoạn văn ngắn.
Số lượng: khoảng 5 câu.
Ví dụ:
Trong bài thi JLPT N3, điểm của phần thi ngữ pháp sẽ được tính gộp chung với điểm của phần chữ Hán- từ vựng. Tổng điểm toàn phần thi Kiến thức ngôn ngữ 言語知識(文字・語彙・文法)là 60, điểm liệt là 19.
Tham khảo bài viết: “JLPT- 7 điều bạn chưa biết về kì thi năng lực Nhật ngữ”
Để có thể đạt điểm cao trong bài thi JLPT N3. Bất kì một phần thi nhỏ nào cũng yêu cầu các bạn thí sinh thật cẩn thận và chắc chắn trong từng câu trả lời.
Với list chữ Hán, từ vựng Morning Japan gửi tới bạn trong bài viết trước, các bạn độc giả đã học tập và ôn luyện được nhiều rồi chứ?
Để chia sẻ tới bạn đọc bộ tài liệu hoàn chỉnh nhất, kì này chúng mình gửi tới bạn list ngữ pháp trình độ JLPT N3. Mình tin chắc rằng, với những tài liệu hữu ích của Morning Japan và sự chăm chỉ. Các bạn sẽ thật tự tin chinh phục không chi bài thi kiến thức ngôn ngữ, bài thi nghe mà là cả phần đọc hiểu khó nhằn sau đây nữa.
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được trọn bộ ngữ pháp JLPT N3 sẵn sàng cùng bạn chinh phục thử thách tiếng Nhật!
Đọc hiểu
Cấu trúc bài thi đọc hiểu JLPT N3
Đọc hiểu | Đoạn văn ngắn | Đoạn văn cỡ vừa | Đoạn văn dài | Tìm thông tin |
Mục đích | Đọc hiểu đoạn văn ngắn, khoảng 150-200 từ, được viết về đa dạng các chủ đề . | Đọc hiểu một đoạn văn dài trung bình, khoảng 350 từ. Lý giải từ khóa, quan hệ nguyên nhân- kết quả của bài. | Đọc hiểu một đoạn văn dài, khoảng 550 từ. Lý giải được nội dung khái lược, triển khai các ý trong bài. | Kiểm tra khả năng tìm và lấy thông tin cần thiết từ 1 tài liệu thông tin. Ví dụ: mẫu quảng cáo, tờ rơi…khoảng 600 từ |
Số lượng câu hỏi | Khoảng 4 câu | Khoảng 6 câu | Khoảng 4 câu | Khoảng 2 câu |
Tham khảo bài viết: ” 45 ngày chinh phục thử thách JLPT N3 phần I”
9 mẹo đọc hiểu được các thí sinh JLPT chia sẻ
Rất nhiều bạn học viên từng chia sẻ, phần thi đọc hiểu trong kì thi JLPT quả thật là một thử thách khó nhằn, và rất dễ bị ăn “điểm liệt”. Với đặc thù của tiếng Nhật có sự kết hợp các bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji và ngữ pháp phức tạp dễ gây hiểu lầm…Vậy làm sao để vượt qua đây?
Dưới đây là những mẹo làm bài thi đọc hiểu JLPT N3 được chính các bạn thí sinh đúc kết lại, hi vọng phần nào giúp ích bạn chinh phục thử thách này. Ngoài ra, nếu có những mẹo, kinh nghiệm nào hay ho, bổ ích nào khác nữa, cùng chia sẻ với chúng mình bạn nhé!
1: [Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]
「下線部の理由や内容を問う問題は、直前直後にヒントがある。」
Rất hiếm khi câu trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Vì vậy, hãy chú ý đọc kỹ phần nội dung này xem sao bạn nhé!
2: [Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”]
「否定疑問文(「~ではないだろうか。」)が出たら要チェック。」
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực. Điều đó có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: 彼は笑っているけれど、本当はとても悲しいのではないだろうか。
→ (私は、)彼はとても悲しんでいると思う。
Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm thực sự của tác giả.
3: [Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]
「逆接の接続詞「しかし」が出たら、そのあとの文章は超重用。」
Bạn có thể tự hỏi “ Vì sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nhưng thực sự thì dù có làm thay đổi cả mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện được quan điểm của người viết.
Chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính mà các bạn thí sinh cần lưu ý
4: [Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]
「読む前にまず出典先を見ろ。文章のテーマがわかり、理解
度がアップする。」
Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa việc ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’. Cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ đơn giản với các bạn thí sinh hơn nhiều. Vì vậy, trước khi đọc toàn bài, hãy đọc qua những thông tin mấu chốt trước bạn nhé.
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được trọn bộ ngữ pháp JLPT N3 sẵn sàng cùng bạn chinh phục thử thách tiếng Nhật!
5: [Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả]
「読解の目的、それは筆者の主張・意見を正確に読み取るということ。」
Có thể nói, mục đích của bài đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, các bạn thí sinh nhất định phải lưu ý những phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng…thường là nội dung chính.
6: [Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ]
「『~とは~。』定義を表す文章があったら、要チェック。」
[Định nghĩa ngôn từ] thường là sự khởi đầu để triển khai chặt chẽ. Sau đó phát triển những nội dung tiếp theo cũng như suy nghĩ của người viết.
Vì vậy các bạn thí sinh cũng cần lưu ý điểm này để có thể nắm bắt được thông tin chính cũng như suy nghĩ của tác giả.
7: [Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]
「比喩表現が出てきたら、その内容を解説している部分をチェックせよ。」
Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, trong nhiều trường hợp nếu các bạn tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ có thể hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp câu hỏi đề cập đến nội dung được diễn đạt bằng ví dụ. Hãy chú ý phần giải thích sau đó để nắm thật rõ dụng ý của tác giả bạn nhé.
Tham khảo bài viết: “Bật mí phương pháp học tiếng Nhật qua anime”
8: [Từ được lập lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.]
「繰り返し出てくる言葉はキーワード。キーワードのある文は要チェック。」
9: [Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau]
「接続詞挿入問題は、前後の意味関係で絞り込む。」
Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi gặp dạng bài điền liên từ, các bạn thí sinh cần nắm rõ chính xác nội dung. Hiểu 1 cách logic cả đoạn văn liền trước và sau để có thể giải quyết chính xác dạng câu hỏi này.
Ngoài ra để có thể vững vàng phần kiến thức ngữ pháp,tự tin chinh phục các bài đọc hiểu. Đừng quên để lại email để chúng mình gửi tới bạn danh sách cấu trúc ngữ trình độ JLPT N3 bạn nhé.
Vậy là Morning Japan đã cùng bạn đi hết loạt bài viết tìm hiểu về chủ đề Kì thi năng lực nhật ngữ JLPT N3. Với bộ tài liệu từ vựng, chữ Hán, ngữ pháp chúng mình chia sẻ. Hi vọng tất cả các bạn độc giả sẽ thật tự tin, sẵn sàng hành trình 40 ngày còn lại để chinh phục thử thách này.
Có bất kì điều gì còn thắc mắc, đừng ngại gửi chia sẻ về với admin để cùng nhau giải đáp bạn nhé. Morning Japan chúc bạn một hành trình học tập chinh phục thử thách JLPT thật thành công.