Loading...

9 ngành nghề phát triển nhất tại Nhật năm 2018

Việc làm tại Nhật:
9 Ngành nghề HOT nhất năm 2018

Việc làm tại Nhật luôn là mối quan tâm của rất nhiều bạn muốn sang Nhật làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều bạn đang không hiểu rõ ngành nghề của mình.

Các bạn không biết nghề mình muốn làm yêu cầu những kỹ năng nào? Mức lương ra sao, chế độ thế nào. Học trường này có cơ hội làm việc ở Nhật không? Có làm được trái ngành không?

Hiểu được những khó khăn này, Morning Japan đã tổng hợp và giải thích chi tiết qua bài viết này. Các bạn hãy kéo xuống và click vào từng ngành tương ứng nhé!

tìm việc ở Nhật

Cơ hội việc làm của kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản

công nghệ thông tin việc làm tại Nhật

Kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) là nghề đang có nhiều cơ hội nhất cho các bạn muốn trải nghiệm môi trường sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Từ nay tới 2020, Nhật Bản đang cần 50.000 người lao động về lĩnh vực CNTT. 50.000 người này sẽ giúp duy trì quy mô phát triển nền kinh tế trước áp lực của già hóa dân số.

Đặc biệt, Nhật Bản đã thỏa thuận với Việt Nam: chấp nhận qua lại chứng chỉ kỹ sư CNTT của các lao động Việt Nam muốn sang Nhật làm việc trong lĩnh vực CNTT. Bài viết sẽ nói kỹ hơn về công việc của kỹ sư CNTT ở Nhật. Các bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn trước khi sang Nhật làm việc nhé!

Mô tả công việc

Công việc của kỹ sư CNTT tại Nhật nhìn chung bao gồm

  • Chấn đoán các vấn đề về máy tính
  • Giám sát hệ thống xử lý máy tính
  • Cài đặt phần mềm và thực hiện các bài kiểm tra trên thiết bị và chương trình máy tính.
  • Thiết lập thiết bị máy tính, bảo trì lịch trình và dạy cho khách hàng các sự dụng chương trình
  • Có thể sửa chữa được các lỗi nhỏ về phần cứng hoặc phần mềm.

Trong đó đối với những phân ngành cụ thể sẽ có mô tả công việc chi tiết hơn.

Yêu cầu công việc

Nhật Bản đòi hỏi khắt khe về kinh nghiệm, trình độ và khả năng làm việc. Do đó, yêu cầu công việc của kỹ sư công nghệ thông tin ở Nhật là

  • kiến thức chung về máy tính và cách hoạt động bao gồm phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và lập trình máy tính cơ bản
  • Hiểu biết về các thiết bị điện tử, về internet và an ninh mạng
  • Cần có các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiết tốt, kỹ năng teamwork, kỹ năng đàm phán
  • Có kỹ năng quản lý dự án và công việc
  • Có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 1-2 năm làm việc

Yêu cầu về bằng cấp

  • Ưu tiên những người đã được đào tạo chính quy

Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng Nhật không yêu cầu quá cao về bằng cấp. Bạn chỉ cần có trình độ từ cao đẳng trở lên. Họ đánh giá chủ yếu qua kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Mặc dù không phải nhà tuyển dụng nào cũng cần nhưng nếu có chứng chỉ của kì thi sát hạch, kỹ sư CNTT sẽ chứng tỏ được chuyên môn với nhà tuyển dụng và được đánh giá cao hơn

  • Trình độ tiếng Nhật đạt từ N3 trở lên

Nếu các kỹ sư không có tiếng Nhật thì tiếng Anh phải tốt đặc biệt là giao tiếp (TOEIC 650, IETLS hoặc TOEFLđiểm tương đương) mới có thể tham gia ứng tuyển.

Mức lương và chế độ đãi ngộ

Mức lương cơ bản của 1 kỹ sư CNTT mới ra trường tại Nhật là 2000 USD/ tháng. Cộng thêm các hỗ trợ một phần hoặc toàn phần tiền tàu và tiền thuê nhà thì mức thực lĩnh có thể lên tới 2500 USD/ tháng.

Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm lâu dài hoặc chuyên viên cao cấp, mức lương nhận được là từ 3000 USD/ tháng trở lên.

Được đào tạo nghiệp vụ chu đáo về cách thức làm việc, tác phong chuyên nghiệp. Rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, teamwork, khả năng chịu đựng áp lực và có cơ hội va chạm với những kỹ thuật tiên tiến chỉ có ở Nhật.

Nếu bạn sang Nhật làm theo diện kỹ sư sẽ được hưởng lương toàn bộ trực tiếp từ công ty mà không bị trừ bất kỳ chi phí nào. Các chế độ phúc lợi tương tự như người bản xứ khi sang Nhật với visa dạng Business.

Nếu làm tốt bạn có thể đàm phán gia hạn visa làm việc tại Nhật lên đến 10 năm.

Lưu ý khi ứng tuyển vào các công ty CNTT tại Nhật

  • Kinh nghiệm làm việc

Để được tuyển dụng vào các công ty ở Nhật, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc thực tế. Vì vậy đối với các bạn sinh viên, nếu có kế hoạch sang Nhật làm việc ngay khi mới ra trường thì nên thực tập trước tại các công ty CNTT trong nước.

  • Kỹ năng cơ bản và chuyên sâu

Các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu bạn phải có các kiến thực cơ bản về CNTT. Sau đó bạn mới cần học sâu vào một chuyên môn cụ thể.

  • Kì thi sát hạch CNTT theo chuẩn kỹ sư CNTT của Nhật

Kỳ thi có 3 cấp độ để nhận các chứng chỉ AP, FE, IP. Các chứng chỉ này có thể thay thế bằng ĐH để xin visa dài hạn tại Nhật đối với những người không có bằng ĐH CNTT nhưng có kinh nghiệm và mong muốn làm trong lĩnh vực CNTT. Nhà tuyển dụng có sẽ ưu tiên hơn khi bạn có chứng chỉ trên.

  • Ngôn ngữ

Trau dồi khả năng ngôn ngữ. Tham gia thi JLTP để lấy chứng chỉ tiếng Nhật, tối thiểu từ N3 trở lên.

  • Kỹ năng mềm

Chuẩn bị tốt kỹ năng viết CV và trả lời phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tham khảo thêm bài viết 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời chi tiết.

  • Lưu ý

Đối với sinh viên năm cuối đã đỗ phỏng vấn tại các công ty CNTT ở Nhật. Nếu không tốt nghiệp đúng hạn hoặc ngôn ngữ chưa thành thạo có thể bị hủy kết quả phỏng vấn. Trong thời gian chuẩn bị sang Nhật sẽ được công ty giao dự án từng tháng và có kiểm tra tiến độ học tập và kỹ năng tiếng từng tuần.

Bạn có thể tham khảo về video sau để vừa có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống của kỹ sư CNTT nước ngoài tại Nhật vừa có thể luyện nghe tiếng Nhật.

Morning Japan gửi tặng bạn danh sách 50 công ty CNTT uy tín tại Nhật, click vào đây để đăng ký nhận qua email nhé!

Sang Nhật theo diện kỹ sư - Điều hoàn toàn có thể

Morning Japan từng chia sẻ cùng bạn về những ngành nghề đang khát nhân lực nhất tại Nhật Bản, trong đó phải kể đến vị trí kỹ sư (kỹ sư xây dựng, kỹ sư CNTT, kỹ sư cơ khí…)?

Vậy liệu có cơ hội để bạn tìm việc làm tại Nhật theo diện kỹ sư? Những tiêu chí nào đòi hỏi ứng viên? Cơ hội nào dành cho bạn?

việc làm tại Nhật kỹ sư

Lợi ích của sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư ?

Hiện nay, trong rất nhiều con đường sang Nhật có một số lượng không nhỏ những ứng viên lựa chọn hình thức tìm viêc làm tại Nhật theo diện kỹ sư Không thể phủ nhận, hình thức sang Nhật làm việc này đem lại rất nhiều những lợi ích cho người lao động về lâu dài. Cùng chúng mình tìm hiểu nhé:

  • Ứng viên đăng kí tuyển dụng dưới dạng kỹ sư được ứng tuyển, phỏng vấn trực tiếp với công ty
  • Làm việc tại Nhật theo đúng chuyên ngành bạn học. Cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, nâng cao tay nghề
  • Hưởng lương trực tiếp và hưởng toàn bộ lương từ công ty bạn làm việc
  • Bảo lãnh người thân sang Nhật
  • Làm việc tại Nhật với  tư cách lưu trú (visa) dạng business, nên bạn được hưởng mọi chế độ phúc lợi như người bản xứ
  • Có thể gia hạn visa làm việc tại Nhật lên đến 10 năm

Quà tặng của Morning Japan dành riêng cho các bạn kỹ sư: 3 cách nhanh và tiết kiệm nhất để sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư. Đăng ký email để nhận quà tại đây nào!

Cơ hội việc làm của những ứng viên sang Nhật theo diện kỹ sư?

Thị trường tuyển dụng tại Nhật những năm gần đây có rất nhiều động thái mạnh mẽ nhằm thu hút nguồn nhân lực nước ngoài. Đặc biệt, năm 2016 số lượng người lao động ngoại quốc tại Nhật lần đầu tiên cán mốc kỉ lục – 1 triệu lao động. Rất nhiều trong số đó lựa chọn tìm việc làm tại Nhật theo diện kỹ sư.

Có thể kể đến một số lĩnh vực đang khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao như:

  • Kỹ sư xây dựng
  • Kỹ sư CNTT
  • Kỹ sư cơ khí (cơ khí thiết kế, cơ khí chế tạo điện-điện tử )
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư công nghệ hóa chất
  • ……………………………

kỹ sưTheo báo cáo của METI – Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản, hiện nay Nhật Bản đang thiết hụt số lượng lớn nhân lực trong nhiều nhóm ngành. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến các nhóm ngành CNTT, xây dựng, cơ khí… 

Bài viết kì này, Morning Japan sẽ cùng bạn tìm hiểu về những điều kiện chi tiết, lợi ích của việc sang Nhật theo diện kỹ sư của 3 nhóm ngành chính.

Rất nhiều bạn đọc từng chia sẻ về ước mơ sinh sống, tìm việc làm tại Nhật Bản. Nhưng lại băn khoăn không biết, liệu tại Nhật có cơ hội nào dành cho mình.

Những thông tin sau sẽ giúp độc giả có thêm động lực để chinh phục ước mơ, dành lấy cơ hội cho bản thân.

Sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư - 3 nhóm ngành nhiều cơ hội nhất ?

Những năm gần đây, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành xây dựng tại Nhật ngày càng tăng cao. Nguyên nhân do Nhật Bản cần xây mới, khắc phục những công trình hệ quả từ thiên tai, động đất. Đặc biệt, Thế vận hội Olympic tháng 8 năm 2020 được tổ chức tại Nhật cũng là khiến nhu cầu về nhân lực ngành xây dựng tăng vọt.

kỹ sư xây dựng

Yêu cầu:

  • Trình độ chuyên môn:  Để có thể tìm việc làm tại Nhật theo diện kỹ sư thì điều kiện đầu tiên cần đáp ứng được chắc chắn là bằng cấp. Ứng viên phải có bằng kỹ sư (tốt nghiệp cao đẳng trở lên) để có thể đáp ứng các điều kiện công việc.
  • Khả năng tiếng Nhật: Đa số yêu cầu ứng viên phải có trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên để có thể giao tiếp được trong công việc.

Chi tiết công việc: Công việc của các kỹ sư xây dựng tại Nhật Bản đòi hỏi ứng viên có trình độ, kinh nghiệm làm việc thực tế. Một số kĩ năng đòi hỏi bao gồm: đọc bản vẽ, giám sát thi công, thiết kế, hiểu biết về máy xây dựng…

Sau khi trở về nước thì triển vọng nghề nghiệp của những kỹ sư xây dựng từng làm việc tại Nhật Bản cũng rất rộng mở.

Những công việc chủ yếu của một kỹ sư xây dựng gồm:

  • Đọc, hiểu các bản vẽ trong xây dựng. Có khả năng sử dụng AutoCAD để làm bản vẽ tổng thể và chi tiết
  • Có khả năng vẽ phối cảnh 3D
  • Hiểu biết cơ bản, có khả năng vận hành các loại máy móc xây dựng.Quản lý giám sát thi công
  • Làm điện nước công trình
  • Thiết kế, tính toán các công trình xây dựng dân dụng tại Nhật…

Chế độ đãi ngộ: Mức lương: Từ 20-25man/ tháng chưa kể làm thêm.

Do đi làm việc theo diện kỹ sư, nên các kỹ sư xây dựng được hưởng mọi điều kiện về chế độ làm việc, chế độ phúc lợi như người bản xứ.  kỹ sư xây dựng

Tuỳ theo khả năng làm việc của bạn, và khả năng đàm phán với công ty tuyển dụng, bạn có thể gia hạn kéo dài thời gian làm việc tại Nhật lên đến 10 năm.  

Nếu là tu nghiệp sinh, bạn chỉ được làm tối đa 3 năm, và sau khi kết thúc hợp đồng, bạn phải về nướckhông được sang Nhật làm việc cùng ngành nghề đó nữa.

Cùng với xây dựng, nhóm ngành cơ khí-điện tử-điện lạnh cũng là một trong những ngành khát nhân lực tại Nhật. Bởi Nhật Bản là một trong những cường quốc về công nghệ trên thế giới với mũi nhọn phát triển là các ngành cơ khí-kĩ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ. kỹ sư cơ khí Yêu cầu: Với những ứng viên có nguyện vọng sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư cơ khí, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau: Về trình độ: Ứng viên tốt nghiệp  đại học, cao đẳng từ chuyên ngành có liên quan Điều kiện về trình độ tay nghề: Các ứng viên làm việc theo diện kỹ sư cơ khí phải đảm bảo yêu cầu về trình độ tay nghề bắt buộc:

  • Một số kĩ năng chính bao gồm: Tiện, phay, bào, hàn (TIG, MIG, MAG), dập kim loại, gia công cơ khí, hàn tig, hàn mig, tiện cnc, đúc, phay, lắp ráp linh kiện,…  với vị trí kỹ sư cơ khí
  • Vận hành, thiết kế chế tạo máy 9 3D CARD (NX, CATIA V5, CREO, SOLID WORK,..với vị trí kỹ sư điện-điện tử

Điều kiện về kinh nghiệm làm việc: Đa số các vị trí công việc của kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện – điện tử đều yêu cầu kinh nghiệm ít nhất từ 1-2 năm để hiểu và nắm rõ quy trình làm việc thực tế. Khả năng tiếng Nhật: Đa số yêu cầu ứng viên phải có trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên để có thể giao tiếp được trong công việc. Chế độ đãi ngộ:

  • Mức lương: Kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện – điện tử tại Nhật có mức lương trung bình khoảng 20-25man/tháng chưa kể làm thêm
  • Ngoài ra ứng viên sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư còn được hưởng mọi chế độ phúc lợi, bảo hiểm lao động, bảo hộ lao động như người bản địa.

Với sư phát triển như vũ bão của lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, cơ điện – điện tử, có thể nói triển vọng nghề nghiệp của lĩnh vực này rất lớn. Trở về nước, các kỹ sư có thể tích lũy cho mình thêm những kinh nghiệm quý báu sau khoảng thời gian làm việc tại Nhật Bản.

Nhật Bản là “người khổng lồ” trong lĩnh vực CNTT với những tiến bộ vượt bậc nhu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao ngày càng lớn trong khi nhân sự để cung ứng còn thiếu hụt trầm trọng. kỹ sư công nghệ thông tin

Theo báo cáo của METI (Bộ Kinh tế – Công thương Nhật Bản), đến năm 2020, Nhật Bản thiếu khoảng 50.000 nhân lực lĩnh vực CNTT. Đây là cơ hội việc làm tại Nhật tuyệt vời cho các kĩ sư trẻ Việt Nam để trải nghiệm cuộc sống, văn hóa, tại đất nước mặt trời mọc.

Về những yêu cầu tuyển dụng, cơ hội việc làm và chế độ đãi ngộ dành cho các kỹ sư CNTT đã được Morning Japan giới thiệu rất chi tiết trong bài viết: “Cơ hội việc làm của kỹ sư CNTT tại Nhật Bản”. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào tạo động lực để các bạn độc giả của Morning Japan chủ động dành lấy những cơ hội cho bản thân mình.

Việc làm y tế tại Nhật - Cơ hội nào dành cho bạn

việc làm tại Nhật y tế

Có thể nói  cơ hội tìm việc làm tại Nhật ngành  y tế cho người nước ngoài chưa bao giờ rộng mở đến thế khi Nhật Bản đang đối mặt với vấn nạn già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.

việc làm y tế Thị trường tuyển dụng tại Nhật những năm gần đây có rất nhiều động thái mạnh mẽ nhằm thu hút nguồn nhân lực nước ngoài.

Đặc biệt, năm 2016 số lượng người lao động ngoại quốc tại Nhật lần đầu tiên cán mốc kỉ lục – 1 triệu lao động. 

Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số tại Nhật Bản, có hơn 20% dân số ở đây đang ở độ tuổi 65 trở lên. Con số này được dự báo tiếp tục tăng mạnh khi với nhịp sống hiện đại, thanh niên Nhật Bản thường ngại lập gia đình và sinh con.

Gìa hóa dân số khiến lực lượng trong độ tuổi lao động ngày một khan hiếm. Việc chăm sóc những người cao tuổi về hưu cũng trở thành một vấn đề nan giải của nước Nhật. việc làm y tế Bởi vậy, lao động nước ngoài luôn được chào đón đặc biệt là lĩnh vực y tế – một trong những ngành nghề khát nhân lực nhất hiện nay. Các vị trí tuyển dụng gồm:

  • Hộ lý : 介護士
  • Điều dưỡng viên:看護師

Trong đó, Hộ lý viên (介護士) gồm những người đã thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản, gọi là nhân viên chăm sóc phúc lợi (介護福祉士). Và những ứng viên chưa thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản gọi là nhân viên chăm sóc thông thường (介護士).

Việc làm y tế tại Nhật năm 2018 – 5 điều cần biết

Hiện nay thị trường tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực y tế tại Nhật có rất nhiều cơ hội đặc biệt ở các vị trí hộ lý và điều dưỡng viên. Để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ phía nhà tuyển dụng Nhật Bản, và có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân hãy tìm hiểu những lưu ý phải biết ở lĩnh vực này bạn nhé.

  1. Đơn vị triển khai thực hiện

Hiện nay, chương trình tuyển hộ lý và điều dưỡng viên sang Nhật làm việc (EPA) được quản lý trực tiếp bởi duy nhất là Cục quản lý lao động nước ngoài nước thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội. Ngoài ra, chưa có một đơn vị nào khác được cấp phép thực hiện hoạt động này.

  1. Điều kiện ứng tuyển việc làm tại Nhật – ngành y tế (vị trí hộ lý, điều dưỡng viên)

Nhật Bản vốn nổi tiếng là một trong những thị trường lao động khó tính. Đặc biệt, với lĩnh vực liên quan đến y tế, sức khỏe con người, ứng viên tham gia cần đáp ứng những điều kiện khắt khe sau: Đối với ứng viên hộ lý: việc làm y tế

  • Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm)
  • Độ tuổi: không quá 35 tuổi (ngày sinh từ 01/01/1981 trở đi)
  • Đủ điều kiện về sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.

Đối với ứng viên điều dưỡng:việc làm y tế Ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau:

  • Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
  1. Địa điểm làm việc
  • Điều dưỡng viên: Các điều dưỡng viên sẽ làm việc chủ yếu tại các bệnh viên của Nhật (một số ít vẫn làm việc tại các viện dưỡng lão…)
  • Hộ lý viên: Hầu hết các hộ lý viên tại Nhật sẽ làm việc tại các trung tâm dưỡng lão, hay trung tâm bảo vệ & chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các trung tâm dịch vụ ban ngày…

4: Nội dung công việc việc làm tại Nhật ngành y tế Nhìn chung, về nội dung công việc của các hộ lý, điều dưỡng viên tại Nhật cũng khá giống như ở Việt Nam. Chỉ có điều đặc biệt cần lưu ý, đó là tại Nhật có quy định cụ thể, nghiêm ngặt về việc sử dụng các thiết bị y tế như: Đối với điều dưỡng viên: Có thể sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân Các công việc cụ thể của điều dưỡng viên gồm:

  • Chăm sóc đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
  • Chăm sóc theo tình trạng bệnh
  • Cho bệnh nhân ăn
  • Giúp bệnh nhân đi lại với các trường hợp đi lại khó khăn.
  • Vận chuyển các mẫu, kết quả xét nghiệm, các loại đơn, phiếu
  • Tiếp nhận thuốc
  • Vệ sinh phòng bệnh, các dụng cụ y tế..
  • Mang trà, mang cơm và dọn khay cơm cho bệnh nhân
  • Công việc khác được giao

Đối với hộ lý viên:  Tại Nhật quy định hộ lý viên không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở, máy monitor, bơm tiêm điện, máy truyền dịch…Ngoài ra hộ lý không được phép tiêm truyền, quản lý dược phẩm,….   Các công việc chi tiết của một hộ lý gồm:

  • Giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho người già, những bệnh nhân cần được chăm sóc
  • Theo dõi tình trạng tinh thần, sức khỏe của người già, người bệnh
  • Hỗ trợ sinh hoạt thường ngày tuỳ theo tình trạng tinh thần và sức khoẻ của người già, người bệnh như hỗ trợ di chuyển, tắm, thay đồ, ăn uống, vệ sinh …
  • Hỗ trợ các hoạt động vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng cho người bệnh.
  • Ghi chép nội dung hỗ trợ và thông báo cho nhân viên khác biết
  • Công việc khác được giao
  1. Mức lương của điều dưỡng viên, hộ lý tại Nhật

Mức lương của điều dưỡng, hộ lý viên tại Nhật cũng được áp dụng theo các quy định của pháp luật Nhật Bản. Thông thường mức lương của các hộ lý, điều dưỡng viên tại Nhật sẽ dao động trong khoảng sau đây:

  • Đối với điều dưỡng viên: 13-15 man/ tháng
  • Đối với hộ lý viên: 14-15 man/ tháng

Ngoài mức lương cơ bản trên, người lao động có thể nhận thêm các khoản trợ cấp khác tùy theo khả năng, kinh nghiệm. Đặc biệt, với những hộ lý trong thời gian lao động tại Nhật, nếu thi đỗ chứng chỉ hộ lý cấp quốc gia của Nhật có thể xin visa kéo dài vô thời hạn như visa lao động. Mức lương sẽ bằng với mức lương của người Nhật ở vị trí tương đương.

Chương trình EPA – cơ hội việc làm tại Nhật dành cho hộ lý, điều dưỡng viên

việc làm y tế EPA (Economics Partnership Agreement) là thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Nhật Bản. Theo đó, chương trình nhằm đưa các ứng viên hộ lý và điều dưỡng sang Nhật Bản vừa học tập, làm việc để có thể thi đỗ chứng chỉ quốc gia của Nhật về điều dưỡng. Sau khi đã thi đỗ chứng chỉ quốc gia (trong thời hạn 4 năm kể từ khi sang Nhật), ứng viên có thể làm việc vô thời hạn tại Nhật tùy theo nguyện vọng cá nhân.

Làm thế nào để tham gia EPA?

Từ năm 2012 đến nay, chương trình đều thông báo thi tuyển thường niên mỗi năm 1 lần vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 trên trang của cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước (đơn vị đầu mối và duy nhất tại Việt Nam).

Lợi ích của EPA?

Quá trình tuyển dụng không mất bất kỳ chi phí nào và sẽ căn cứ vào năng lực của ứng viên để tuyển chọn. Khi đã được trúng tuyển thành viên EPA, chương trình sẽ bao toàn bộ chi phí từ ăn, ở, học tập, của ứng viên trong suốt quá trình ở Việt Nam và sau khi đã sang Nhật. Ngoài ra, ứng viên còn được nhận thêm phụ cấp hàng ngày. 

Với triển vọng nghề nghiệp và những trợ cấp hấp dẫn từ EPA, chắc hẳn rất nhiều bạn độc giả quan tâm tới chương trình này phải không nào? Đừng quên để lại email nhé.

Chúng mình sẽ gửi tới bạn thông tin chi tiết về chương trình hấp dẫn này: thời gian ứng tuyển, điều kiện dự tuyển cũng như ưu đãi của visa dành cho các ứng viên EPA…

Sự thật về cơ hội cho Designer ở Nhật Bản

Nếu bạn đang đọc dòng này, hẳn bạn hay người thân của bạn rất quan tâm tới ngành Thiết kế tại Nhật.

Sao lại không chứ? Phong cách nghệ thuật và văn hóa độc đáo, anime, manga, game, hay đơn giản là một cơ hội để làm việc ở nước ngoài cũng đều cực kỳ hấp dẫn. Lại thêm cả mức lương cao hơn ở Việt Nam rất nhiều nữa. Vậy các Designer Việt có cơ hội sở hữu việc làm tại Nhật không?

Câu trả lời là: Có, nhưng không phải dành cho tất cả mọi người.

Để biết bản thân có cơ hội làm Thiết kế tại Nhật không, hay nếu chưa có thì phải làm sao để tạo ra cơ hội, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

việc làm tại Nhật thiết kế

Designer phải tìm việc làm tại Nhật thế nào?

Cạnh tranh với các Designer ở Nhật rất khó. Cách đây 7-8 năm ngành này đã rất phát triển ở Nhật rồi. Hiện tại Designer Nhật muốn ra nước ngoài để trải nghiệm, Designer nước ngoài lại muốn tới Nhật Bản. Vậy nên nếu bạn vẫn quyết tâm đến Nhật, hãy chuẩn bị tâm lý gấp đôi nhé.

Nhu cầu tuyển Designer ở Nhật rất cao, nhưng yêu cầu cũng cao nốt và là dành cho những người đã có kha khá kinh nghiệm. Vậy nên lời khuyên của Morning Japan cho các bạn mới vào nghề hay còn ít kinh nghiệm là: hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đến Nhật. Bạn sẽ cần:

  • Để có visa lao động: Bằng Đại học hoặc ít nhất 3 năm kinh nghiệm
  • Để có thể giao tiếp và nhận ý kiến: khoảng N2 JLPT và có thể sử dụng tiếng Anh
  • Và quan trọng nhất là: portfolio cho thấy được khả năng của bạn

Ngoài ra bạn cũng có thể tạo sẵn một network để được nhiều người ở Nhật biết đến (cả nhà tuyển dụng lẫn designer nhé). Đây cũng là một cơ hội trải nghiệm phong cách thiết kế và việc làm tại Nhật cho bạn. Để làm được điều này, bạn có thể:

  • Tìm một vài dự án freelance của khách hàng Nhật
  • Thực tập hay làm việc trong các công ty liên quan tới Nhật
  • Tham gia cộng đồng các designer đang ở Nhật và kết nối với mọi người

Đương nhiên nếu bạn có cơ hội đi du học hoặc sang Nhật thực tập thì càng tốt.

Designer có thể làm việc ở những vị trí nào khi đến Nhật?

Những vị trí dành cho Designer ở Nhật rất đa dạng, từ Graphic Designer, Web Designer, UIUX Designer… đến Art Director.

Nếu bạn theo ngành Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất hay Kiến trúc, bạn sẽ hiếm khi tìm được tin tuyển dụng trên các trang việc làm tại Nhật. Bạn có thể “ngắm” trước các công ty tương lai và liên hệ trực tiếp với họ để tìm cơ hội nhé.

Morning Japan gửi tặng bạn danh sách 15 design studio tại Nhật Bản trong Ebook, hãy đăng ký email tại đây để nhận nhé. Sau đây là yêu cầu dành cho các vị trí tuyển nhiều nhất tại Nhật:

Bạn sẽ rất khó tìm được một công việc “thuần” thiết kế đồ họa tại Nhật. Đừng ngạc nhiên khi tin tuyển dụng của họ ghi Graphic Designer, nhưng lại yêu cầu biết về HTML/CSS/Javascript hay biên tập nội dung trang web, có kinh nghiệm dựng trang web, biết UX của web và mobile.

Nếu không có kỹ năng CNTT hay UX, bạn có thể tìm đến các agency, những nơi xuất bản tạp chí, các studio hoặc các công ty liên quan tới nghệ thuật. Ở những nơi này, có thể bạn phải vất vả hơn một chút, thời gian làm việc dài hơn nhưng bù lại sẽ được sáng tạo, đổi mới liên tục.

(Click vào đây để đăng ký nhận danh sách 15 design studio và 21 agency tại Nhật)

Nội dung công việc chính:
  • Làm việc với team Marketing hoặc Agency để thiết kế phục vụ truyền thông (Logo, website, catalog, danh thiếp, banner mạng xã hội, slide thuyết trình…)
  • Thiết kế catalog, brochure, tờ rơi… cho các sự kiện khuyến mãi
  • Chỉnh sửa ảnh, làm video
  • Thiết kế landing page
  • Làm việc với tất cả các phòng ban liên quan về concept thiết kế để đảm bảo chất lượng và độ phù hợp với nhãn hiệu
Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp:
  • 3 năm kinh nghiệm
  • Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như Photoshop/ Illustrator/ InDesign
  • Có portfolio đẹp với sản phẩm đa dạng, cho thấy khiếu thẩm mỹ tốt
  • Có khả năng chú ý tới từng chi tiết nhỏ
  • Có khả năng sử dụng hình ảnh, typography và màu sắc
  • Hiểu biết về xu hướng thiết kế của ngành
  • Thành thạo tiếng Nhật và tiếng Anh
  • Các Designer thường ít bị hỏi về bằng cấp mà chỉ cần portfolio. Nhưng các chứng chỉ sau sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ đánh giá kiến thức của bạn hơn:
  • Bằng đại học/nghề Thiết kế
  • Chứng chỉ quốc tế Adobe (ACE và ACP)
  • Chứng chỉ chuyên gia DTP (DTPエキスパート認証試験)
  • Chứng chỉ Màu sắc (色彩検定)
  • Chứng chỉ sáng tạo Photoshop/Illustrator (Photoshopクリエイター/Illustratorクリエイター能力認定試験)

Phần lớn các tin tuyển dụng Designer của Nhật đều là thiết kế trang web. Nếu bạn hiểu biết về HTML/CSS hoặc thậm chí biết code trang web thì đây chính là thời thế của bạn.

Phong cách thiết kế của rất nhiều trang web Nhật bản đang đi sau thế giới một thời gian khá dài. Bạn sẽ phải linh hoạt để chạy theo xu hướng thay đổi liên tục. Biết thêm một chút kiến thức về UX sẽ là lợi thế rất lớn đấy.

Nội dung công việc chính:
  • Thiết kế/tạo/cập nhật trang web theo yêu cầu của công ty
  • Thiết kế banner, landing page, trang chiến dịch marketing
  • Phân tích dữ liệu người dùng và A/B Test
  • Thiết kế responsive website
  • Có thể cần làm Flash
Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp:
  • Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm thiết kế trang web
  • Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như Photoshop/ Illustrator
  • Hiểu biết về HTML/CSS/Javascript (có thể không cần kinh nghiệm code, hoặc cần biết thêm Flash, SEO, PHP)
  • Có thể cần kinh nghiệm liên quan tới CMS, WordPress, Mobile
  • Có kinh nghiệm làm responsive design
  • Có thể sử dụng các phần mềm Office
  • Có khả năng lên kế hoạch, đề xuất và giải quyết vấn đề
  • Tiếng Nhật N2
  • Bằng cấp, chứng chỉ nên có:
  • Bằng đại học/nghề Thiết kế
  • Chứng chỉ về mức độ thành thạo Web (Webクリエーター能力認定試験)
  • Kiểm tra Kỹ năng Thiết kế Web (ウェブデザイン技能試験)
  • Chứng chỉ của Hiệp hội Designer Nhật Bản (JWDA WEBデザイン検定)
  • Chứng chỉ quốc tế Adobe (ACE và ACP)

UI/UX Designer cũng đang được tuyển rất nhiều tại Nhật, do các sản phẩm công nghệ ở đây vẫn đang có trải nghiệm người dùng… khá tệ. Để có được việc làm tại Nhật các UI/UX designer Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các designer nước ngoài đã chuyển đến Nhật.

Nội dung công việc chính:
  • Nghiên cứu người dùng, phỏng vấn, khảo sát
  • Tạo user story, user journey, sitemap, wireframe, prototype, mockup từ kết quả khiên cứu và ý tưởng của công ty
  • Xác định các vấn đề của thiết kế hiện tại và đưa ra biện pháp giải quyết
  • Thử nghiệm các ý tưởng
  • Hợp tác với các thành viên khác trong và ngoài nhóm để brainstorm và lên kế hoạch
  • Điều chỉnh quá trình thiết kế, quản lý thay đổi và rủi ro
Yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp:
  • Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm thiết kế UX
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế UX như InVision, UXPin, Balsamiq, Framer.js, Quartz Composer…
  • Kỹ năng HTML/CSS/Javascript cơ bản là một lợi thế
  • Hiểu biết về UX design, thiết kế cho di động, responsive design, thiết kế trọng tâm, các phương pháp kiểm thử, các xu hướng mới nhất
  • Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt
  • Có thể sử dụng tốt tiếng Anh/tiếng Nhật
  • Bằng cấp, chứng chỉ nên có:

Mức lương và chế độ dành cho Designer tại Nhật

Mức lương dành cho Designer có thể dao động khá lớn và phụ thuộc vào:

  • Công ty của bạn lớn hay nhỏ
  • Số năm kinh nghiệm của bạn
  • Kỹ năng và khả năng kiêm nhiệm của bạn (chẳng hạn bạn có thể thiết kế đồ họa, web lẫn UX thì lương của bạn sẽ rất cao đấy)
  • Khả năng tiếng Nhật và tiếng Anh của bạn

Nếu đã có kinh nghiệm vài năm làm thiết kế trước khi tới Nhật và có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật, bạn có thể nhận được mức lương khoảng 66 – 166 triệu VNĐ mỗi tháng.

Với những thông tin trên của Morning Japan, hẳn bạn cũng đã biết được mình cần những gì để sang Nhật làm Designer rồi. Hãy nhớ rằng ba thứ quan trọng nhất với các Designer như bạn là: kỹ năng, ngoại ngữ và portfolio.

Đừng quên nhận Ebook với danh sách 15 design studio và 21 agency dành riêng cho Designer bằng cách đăng ký email tại đây nhé!

7 điều Designer cần lưu ý khi tìm việc làm tại Nhật

  1. Các công ty Nhật thường tuyển Designer theo hợp đồng hoặc freelance. Sẽ khó để bạn kiếm được một công việc toàn thời gian nếu không có khả năng sử dụng tiếng Nhật.
  2. Số lượng Studio tại đây khá ít, công việc cũng vất vả hơn.
  3. Nếu bạn có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Nhật, hãy ứng tuyển vào công ty nước ngoài tại Nhật. Phong cách làm việc ở đó sẽ khiến bạn dễ cân bằng công việc và cuộc sống hơn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các HR ở các công ty này để tìm cơ hội.
  4. Thường các công ty tuyển Designer sẽ không chịu bỏ tiền để đưa bạn sang Nhật mà sẽ chỉ hỗ trợ về visa. Vậy nên hãy cố gắng tìm công ty lớn lớn một chút nhé, nếu không bạn sẽ cần phải tiết kiệm kha khá.
  5. Dù bạn có nhiều năm kinh nghiệm, lấy được visa lao động khi không có bằng Đại học vẫn sẽ khá khó khăn. Có visa lao động hay không cũng phụ thuộc vào khả năng của công ty sẽ tuyển bạn nữa.
  6. Một số tips phỏng vấn việc làm tại Nhật cho Designer:
  • Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi như “tại sao bạn lại chọn Nhật Bản”, “bạn sẽ ở Nhật bao lâu” hay “bạn có thể làm thêm giờ không” nhé.
  • Bạn nên hỏi nhà tuyển dụng về lý do họ tuyển designer ngoại quốc, hay họ mong đợi gì từ bạn.
  • Hãy hỏi nhà tuyển dụng về giờ giấc làm việc của công ty để biết họ có thường làm tới tối muộn hay không. Nếu họ nói 裁量労働 thì hãy cẩn thận nhé, vì bạn sẽ phải làm tới khi xong việc (cho dù 7h tối khách hàng mới gửi feedback).
  1. Một số đường link hữu ích cho các Designer muốn tìm việc làm tại Nhật:

Việc làm tại Nhật ngành Kinh tế dành cho bạn là...

việc làm tại Nhật ngành kinh tế

Ngành kinh tế là một ngành rất rộng bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau. Mỗi chuyên ngành nhỏ lại bao gồm nhiều lĩnh vực.

Ngành kinh tế được cho là ngành đào tạo các nhà quản trị tương lai. Chính vì vậy, tốt nghiệp với một tấm bằng kinh tế thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau.

Bên cạnh đó, với một nền kinh tế mở, phát triển như Nhật Bản thì luôn có rất nhiều vị trí dành cho lao động nước ngoài có trình độ.

Tổng quan các lĩnh vực, việc làm ngành kinh tế

Nhóm kinh doanh, quản trị

Làm việc liên quan đến kinh doanh, quản trị bạn có thể tìm kiếm vị trí phù hợp ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như bán hàng, quản lý nhà hàng, khách sạn, ngoại thương, kinh doanh quốc tế, du lịch, marketing….

Hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều vốn để phát triển sản xuất tại Việt Nam. Họ cần rất nhiều nhân lực về kinh doanh để kiếm tìm khách hàng, duy trì mối quan hệ đối tác với các đối tác ở cả 2 nước.

Nhóm ngành tài chính

Các bạn tốt nghiệp ngành kinh tế nhóm ngành tài chính có thể lựa chọn tìm kiếm các việc làm tại Nhật như kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính cho các công ty, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính cho các tổ chức doanh nghiệp, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, bảo hiểm, ngân hàng…

Nhóm ngành ngân hàng

Lĩnh vực đầu tư ngân hàng nước ngoài đang có xu hướng tuyển nhiều nhân viên quốc tế. Đây là một trong những lựa chọn cực kỳ tốt cho các bạn học ngân hàng và có ý định tìm việc làm tại Nhật. Mức lương khởi điểm của một nhân viên ngân hàng tại Nhật đã khoảng 120,000 yên (tương đương 23 triệu VNĐ)

Các ngân hàng tại Nhật cũng giống như ngân hàng tại các nước khác. Trong ngân hàng có rất nhiều bộ phận. Bạn có thể căn cứ vào sở trường và sở thích của mình để chọn 1 trong các vị trí công việc như giao dịch viên, bộ phận tín dụng.

Do bản chất công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên để làm tốt được công việc này thì bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt. Đối với những ứng viên nước ngoài như Việt Nam thì còn đặc biệt cần thành thạo tiếng Nhật nữa.

Nhóm ngành kế toán, kiểm toán

Làm các công việc như kế toán và kiểm toán thì bạn cần phải là một người cực kì cẩn thận và tỉ mỉ. Tuy không phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhưng khả năng tiếng Nhật chuyên ngành của bạn cũng phải ở mức độ tốt, thành thạo để không bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ kinh tế.

Nếu chưa thành thạo hoặc trình độ tiếng Nhật chưa đủ để làm việc thì bạn cũng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí kế toán, kiểm toán sử dụng tiếng Anh tại các công ty ở Nhật nếu trình độ tiếng Anh của bạn đủ tốt.

Mọi công ty đều rất cần người có năng lực ở vị trí này. Vậy nên bạn yên tâm rằng để có thể tìm việc làm tại Nhật trong lĩnh vực này là không hề khó khăn nhé. Nếu bạn cần biết rõ hơn nữa về cách để có được việc làm tốt nhất ngành kinh tế, hãy đăng ký email tại đây để nhận bí kíp của Morning Japan nha!

Dưới đây là chi tiết về những yêu cầu về bằng cấp, nhiệm vụ chính, mức lương của những công việc tuyển người Việt sang Nhật nhiều nhất. Cùng Morning Japan tìm hiểu thật kỹ nhé!

Yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, nhiệm vụ chính, mức lương của từng lĩnh vực, công việc

Yêu cầu chung

  • Có bằng đại học cao đẳng chuyên ngành kinh doanh, kinh tế hoặc các lĩnh vực liên quan
  • Khả năng giao tiếp xuất sắc
  • Tiếng Nhật xuất sắc (tương đương N2 trở lên), tiếng Anh tốt là một lợi thế
  • Có khả năng đàm phán giá với cả khách hàng và quản lý
  • Chịu được áp lực công việc
  • Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, không ngại thử thách
  • Có tư duy nhanh nhạy, nắm bắt được tâm lý người khác

Yêu cầu riêng B2B

  • Biết cách tạo dựng các mối quan hệ công việc
  • Hiểu được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp
  • Nghiên cứu thị trường và các sản phẩm liên quan, đối thủ cạnh tranh
  • Có khả năng thuyết trình tốt về các dự án trước các khách hàng doanh nghiệp

B2C

  • Có kỹ năng lắng nghe (các yêu cầu, mong muốn của khách hàng)
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ với từng khách hàng cá nhân thông qua điện thoại và email
  • Có kỹ năng đàm phán, thỏa thuận chốt hợp đồng tốt
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt
  • Không ngại làm ngoài giờ, trao đổi với khách hàng bất cứ lúc nào
  • Có tư duy chi tiết, chiến lược, nhanh nhạy
  • Kỹ năng tính toán tốt

Nhiệm vụ chính

  • Duy trì quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn hàng; thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác
  • Lập kế hoạch công tác tuần, tháng, thực hiện theo kế hoạch được duyệt
  • Hiểu rõ thuộc tính và tính năng, chi tiết ưu nhược điểm của sản phẩm tương tự, sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh
  • Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình
  • Dự thảo hợp đồng, xin ý kiến cấp trên, lưu giữ những giấy tờ cần thiết
  • Theo dõi quá trình tiến hành thanh lý hợp đồng đến khi khách hàng thanh toán xong
  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Phát triển kinh doanh ở địa bàn, lĩnh vực được giao

Mức lương trung bình

  • Logistics, vận tải và cung ứng: 4,010,000 – 10,067,500 yên/năm
  • Quảng cáo, truyền thông và nghệ thuật: 4,512,500 – 9,063,000 yên/năm
  • FMCG (hàng tiêu dùng): 5,015,000 – 10,067,500 yên/năm
  • Công trình, kỹ sư và sản xuất: 4,512,500 – 10,067,500 yên/năm
  • Y, dược và khoa học: 5,015,000 – 11,072,000 yên/năm
  • Kế toán, tài chính sản phẩm và dịch vụ: 5,015,000 – 13,081,000 yên/năm
  • Công nghệ thông tin và viễn thông: 5,517,500 – 13,081,000 yên/năm
  • Các ngành khác: 4,512,500 – 11,072,000 yên/năm

Yêu cầu chung

  • Có ít nhất bằng đại học trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc kinh tế
  • Tiếng Nhật thành thạo
  • Tiếng Anh tốt là một lợi thế
  • Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt
  • Có khả năng phán đoán và đánh giá vấn đề tốt
  • Chịu được áp lực công việc, sẵn sàng nhận thử thách
  • Có khả năng đưa ra các dự đoán về kinh tế, thị trường tài chính, chứng khoán, lãi suất
  • Làm việc tốt với con số
  • Kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là Excel xuất sắc
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt
  • Tư duy logic,
  • Tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp

Yêu cầu riêng Ngân hàng

  • Am hiểu các nghiệp vụ ngân hàng
  • Ngoại hình khá (đối với những vị trí cần làm việc trực tiếp với khách hàng, đối tác)
  • Am hiểu các nghiệp vụ vay, cho vay, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, chăm sóc khách hàng
  • Có khả năng thuyết phục, thuyết trình tốt

Tài chính

  • Có hiểu biết về quản trị rủi ro, chất lượng, số lượng; quỹ, tổ chức tài chính, tín dụng, bảo hiểm, đầu tư,…
  • Có khả năng phán đoán, dự báo, tính toán tốt
  • Có hiểu biết về SAP hoặc SOX là một lợi thế (thường đối với các cấp quản lý)

Nhiệm vụ chính

  • Chuẩn bị các báo cáo vốn điều lệ hàng ngày và hàng tháng
  • Chuẩn bị báo cáo tuần để trình quản lý
  • Phân tích dữ liệu
  • Gửi và trả lời các câu hỏi, yêu cầu từ khách hàng, đối tác
  • Đảm bảo các báo cáo hàng tháng được gửi đến trụ sở chính một cách kịp thời
  • Quản lý dòng tiền và đảm bảo có đủ ngân quỹ cho hoạt động hàng ngày
  • Giám sát, kiểm tra nguồn tài chính
  • Xử lý các giao dịch nợ, cho vay
  • Chăm sóc khách hàng
  • Ghi sổ cái
  • Hợp tác với các những người cần liên lạc chính trong nội bộ và bên ngoài để đo lường, giám sát sự phát triển của chi nhánh, công ty (cấp quản lý)
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn giữa các bên khách hàng
  • Giải quyết vấn đề giữa khách hàng với ngân hàng, công ty, tổ chức, quỹ tài chính
  • Lập kế hoạch, thực hiện và quản lý bảo hiểm và các hoạt động quản trị rủi ro (cấp quản lý)
  • Hỗ trợ, đào tạo nhân viên cấp dưới (cấp quản lý)

Mức lương trung bình

  • Nhân viên: 5,000,000 – 12,000,000 yên/năm
  • Chuyên viên: 7,000,000 – 15,000,000 yên/năm
  • Quản lý cấp trung: 12,000,000 – 25,000,000 yên/năm
  • Quản lý: 15,000,000 – 32,000,000 yên/năm
  • Quản lý cấp cao: 18,000,000 – 45,000,000 yên/năm

Yêu cầu công việc

Có ít nhất bằng đại học trong lĩnh vực kế, kiểm toán, tài chính, kinh tế hoặc các lĩnh vực liên quan

  • Các vị trí không phải quản lý thì thường khuyến khích ứng viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm
  • Thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật

             + Tiếng Anh: Xuất sắc              + Tiếng Nhật: Tốt

  • Có thể di chuyển công tác linh hoạt giữa Nhật và các nước khác (tùy công ty, thường áp dụng với các vị trí kiểm toán)
  • Chịu được áp lực công việc, sẵn sàng nhận thử thách
  • Làm việc tốt với con số
  • Kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là Excel xuất sắc
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề và kỹ năng thuyết phục, thuyết trình tốt
  • Có tư duy hệ thống và tư duy chiến lược
  • Tinh thần làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp

Nhiệm vụ chính

Các kế toán viên sẽ là những người làm việc trực tiếp với các con số, sổ sách của công ty. Kiểm toán viên sẽ là những người kiểm tra lại các số liệu của bên kế toán đã làm đúng hay chưa. Sau đó họ sẽ đưa ra các hành động điều chỉnh nếu có thông tin sai sót.

  • Ghi, giữ các sổ sách kế toán
  • Chuẩn bị bảng cân đối kế toán (bao gồm cả bảng kế toán chi phí đối với các công ty sản xuất)
  • Chuẩn bị các giấy tờ, số liệu cho việc kế toán thuế
  • Chuẩn bị dữ liệu kế toán quản trị
  • Kế toán lương
  • Chuẩn bị các tài liệu công khai theo luật (báo cáo chứng khoán, báo cáo tài chính tóm tắt, báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh)
  • Lên kế hoạch tài chính (ngân sách năm, ngân sách sách ngắn, trung và dài hạn)
  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa đơn vị nội bộ, giữa chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Hạch toán thu nhập, chi phí khấu hao tài sản cố định, công nợ, nghiệp vụ khách, thuế giá trị gia tăng
  • Theo dõi khối công nợ văn phòng công ty , quản lý tổng quát công nợ của toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi
  • Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến
  • Kết hợp với các cơ quan kiểm toán để hoàn thành các công việc cần thiết theo luật

Mức lương trung bình

4,000,000 – 11,000,000 yên/ năm tùy từng vị trí

Xu hướng việc làm mới của sinh viên mới tốt nghiệp - Dạy tiếng Anh ở Nhật

Nhu cầu học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày một tăng cao tại Nhật đòi hỏi một số lượng lớn giáo viên, giảng viên có trình độ và kinh nghiệm.

Việc dạy tiếng Anh ở Nhật đang dần trở nên phổ biến với các bạn đã tốt nghiệp đại học, giỏi tiếng Anh.

Cùng tìm hiểu xem điều gì khiến các bạn trẻ hiện nay yêu thích công việc dạy tiếng Anh ở Nhật đến như vậy nhé!

việc làm dạy học tại Nhật

Tại sao Nhật Bản lại là thiên đường để làm nghề dạy học?

Những đứa trẻ Nhật Bản thực sự rất tuyệt vời

Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, dễ bảo, dễ dạy. Có những trẻ cực kỳ nghe lời người lớn, có những trẻ lại năng động, nghịch ngợm. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em nơi đây đều rất tuyệt vời. Khi ở lớp, chúng rất siêng năng làm bài tập, bàn luận về các chủ đề xoay quanh môn học.

Phần lớn trẻ em tại Nhật khi đi học tôn trọng tất cả giáo viên như nhau. Nếu bạn phải dạy thay một lớp nào đó thì thay vì phải ứng phó với những đứa trẻ nghịch ngợm, bạn có thể tập trung một cách tối đa vào công việc dạy học của mình.

Các giáo viên nơi đây cũng rất tuyệt vời nữa

Nếu có một vài giáo viên nào đó không thực sự thân thiện khi bạn mới gia nhập đội ngũ giảng dạy thì cũng là một điều hết sức bình thường thôi. Không phải ai cũng có thể cởi mở với bạn ngay từ đầu. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều rất thân thiện.

Nếu bạn gặp phải một vị giáo viên có đôi chút “lạnh nhạt” với bạn thì rất có thể họ đang trong tình trạng phải lo toan quá nhiều công việc, áp lực do phải làm việc nhiều giờ đồng hồ liền.

Nhưng cũng đừng cảm thấy lo lắng. Họ sẽ làm hết sức trong khả năng để bạn cảm thấy được thoải mái, được chào đón. Nếu bạn là người nước ngoài, những người đồng nghiệp còn tận tình giúp đỡ, đưa bạn đi tham quan, làm quen với khu vực xung quanh.

Thời gian nghỉ ngơi

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi làm nghề dạy học chính là bạn sẽ có những kỳ nghỉ dài ngày. Ở Nhật, trong các kỳ nghỉ lễ, các giáo viên sẽ dành thời gian cho các hoạt động câu lạc bộ hay lên kế hoạch tổ chức cho các buổi lễ hội. Tuy nhiên, bạn có thể không tham gia sự kiện mà dành toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi.

Đối với một số giáo viên mới, trong năm đầu tiên có thể được nghỉ tới 15 tuần. Chắc chắn bạn sẽ tham quan được vô số địa điểm đẹp đến mê hồn của đất nước mặt trời mọc đó.

Nếu làm trợ giảng tiếng Anh thì bạn còn có thể được nghỉ một vài ngày bất kỳ trong tuần tùy thuộc vào thời khóa biểu. Đặc biệt vào khoảng thời gian thi cử, bạn có thể dành ra vài buổi để khám phá tất tần tật mọi ngõ ngách nơi mình đang sống.

Một số trường học còn khá “dễ tính”. Bạn có thể được sắp xếp các tiết học một cách khá linh hoạt. Trong khoảng thời gian trống, bạn có thể làm nhiều việc khác. Như đọc giáo trình tiếng Nhật, trau dồi kiến thức về kỹ năng giảng dạy. Hay thậm chí viết bài blog về cuộc sống giảng dạy tại Nhật tuyệt vời như thế nào.

Môi trường làm việc lý tưởng

Trước và sau những giờ học đầy năng lượng trên lớp, bạn còn có thể tâm sự với đồng nghiệp về bất kỳ điều gì. Không chỉ vậy, khi kết thúc các tiết học, lũ trẻ sẽ vây quanh bạn và hò reo trong niềm vui, trò chuyện cùng bạn. Làm việc trong môi trường lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và thoải mái như vậy thì còn gì tuyệt hơn nữa đúng không nào?

Hài lòng với công việc

Khi làm việc ở các lĩnh vực khác thì bạn thường xuyên phải đối mặt với quá nhiều áp lực, phải làm thêm giờ rất nhiều. Làm giáo viên tuy cũng có áp lực riêng nhưng lại thoải mái hơn.

Mỗi khi lên lớp nhìn thấy gương mặt rạng rỡ học sinh thì những bức xúc của bạn đều tan biến hết. Bạn sẽ cảm nhận được niềm vui khi đi làm và sự hứng khởi mỗi sáng thức dậy.

Yêu cầu để có thể dạy tiếng Anh tại Nhật

Hầu hết tất cả các việc làm tại Nhật liên quan đến giảng dạy tiếng Anh đều yêu cầu bạn phải có ít nhất 1 tấm bằng đại học và thành thạo mọi kỹ năng của tiếng Anh. Tìm các vị trí có thể ứng tuyển tại: https://www.teachaway.com/teaching-jobs-abroad

Ngoài ra, với một số trường tư thục, trung tâm ngoại ngữ còn yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ dạy học tiếng Anh quốc tế TEFL. Bạn có thể thi chứng chỉ online tại link này: https://www.teachaway.com/tefl-certification

Tùy vào một số vị trí khác mà bạn ứng tuyển thì còn có thêm một số yêu cầu khác như kinh nghiệm giảng dạy, khả năng tiếng Nhật, bằng lái xe,…

Bạn kiếm được bao nhiêu khi dạy tiếng Anh tại Nhật?

Tại Nhật, lương cho vị trí giáo viên dạy/trợ giảng tiếng Anh dao động từ 200,000 đến 600,000 yên/ tháng. Lương tính theo giờ là khoảng 3,000/giờ. Mức lương mà bạn được trả đã bao gồm tiền vé máy bay, nhà ở và phí đào tạo.

Lương ở thành phố thường cao hơn ở khu vực nông thôn. Mức lương khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí mà bạn làm việc.

Eikaiwa: 250,000 yên/tháng

Eikaiwa là một dạng trường tiếng Anh, học viện tư nhân. Các giáo viên ở đây thường được trả với mức lương khoảng 250,000 yên/tháng. Ở đây bạn sẽ dạy tiếng Anh cho cả trẻ em và người lớn. Các lớp học chủ yếu diễn ra vào buổi chiều tối. Quy mô lớp nhỏ, chỉ tầm 10 đến 15 học viên 1 lớp. Thời gian dạy mỗi ngày là từ 5 tới 8 tiếng.

Rất nhiều eikaiwa cũng trợ cấp thêm cho giáo viên chi phí máy bay, nhà ở và đào tạo. Họ cũng hỗ trợ mua bảo hiểm, làm visa cho các giáo viên người nước ngoài. Mỗi trung tâm, học viện sẽ có những mức chế độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng đàm phán của bạn.

Chương trình giảng dạy và trao đổi Nhật Bản (JET)

JET là chương trình sang Nhật giảng dạy tiếng Anh tại các trường công lập được biết đến nhiều nhất. Thời hạn hợp đồng dành cho những ứng viên trúng tuyển tham gia chương trình này là 1 năm và có thể gia hạn sau mỗi năm (tối đa 5 năm).

Mức lương của bạn khi tham gia chương trình này sẽ được tăng theo quy định. Trung bình mỗi năm thu nhập của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 3.36 đến 3.96 triệu yên. Các giáo viên sang Nhật giảng dạy theo chương trình này sẽ được đài thọ chi phí nhà ở, vé máy bay và bảo hiểm.

Tuy nhiên, chương trình cũng có một vài giới hạn về độ tuổi. Những người tham gia JET phải dưới 40 tuổi. Mỗi năm có 2 đợt giáo viên từ các nước sang theo chương trình này là cuối tháng 7, đầu tháng 8 và tháng 4.

Trợ giảng: 200,000 đến 250,000 yên/tháng

Nếu cảm thấy không phù hợp với 2 vị trí kể trên thì bạn có thể ứng tuyển trực tiếp làm trợ giảng tại các trường tại Nhật. Mức lương mà bạn nhận được khi làm trợ giảng sẽ từ khoảng 200,000 đến 250,000 yên/tháng.

Cũng giống như JET, khi làm trợ giảng tại các trường học, bạn sẽ được cấp chi phí nhà ở. Số ngày nghỉ trong 1 năm của bạn dao động trong khoảng từ 10 đến 20 ngày cộng với những ngày nghỉ lễ của Nhật. Thông thường mỗi lớp bạn dạy có từ 35 đến 40 học viên. Giờ làm việc bắt đầu từ 8:00 sáng đến 4:30 chiều.

Giảng viên đại học: 300,000 – 600,000 yên/tháng

Làm giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học thì bạn chắc chắn kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với những vị trí đã liệt kê phía trên. Lương mỗi tháng của bạn lên tới 300,000 tới 600,000 yên. Mức lương được xác định một cách linh hoạt dựa theo trình độ và số năm kinh nghiệm của bạn.

Một chế độ tuyệt vời nữa dành cho giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học là bạn sẽ được nghỉ liền kéo dài tới 3 tháng. Thời gian làm việc cũng vô cùng lý tưởng, chỉ từ 10 đến 15 tiếng đứng lớp mỗi tuần và thêm một vài việc quản lý khác.

Những điều tuyệt vời mà bạn được hưởng khi làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng tại Nhật khiến tỉ lệ chọi để có được công việc này giữa các ứng viên rất cao. Điều kiện để được ứng tuyển thường rất cao, ví dụ như phải có bằng thạc sĩ sư phạm tiếng Anh hoặc có nhiều năm kinh nghiệm.

Giảng dạy tại các trường quốc tế: 250,000 – 600,000 yên/tháng

Lương dành cho giáo viên tại các trường quốc tế dao động trong khoảng từ 250,000 đến 600,000 yên/tháng. Phần lớn những trường này đều tập trung ở khu vực Tokyo và thường yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm giảng dạy. Tùy từng trường mà bạn sẽ được trợ cấp thêm tiền ăn ở. Do lương cho giáo viên tại những trường quốc tế cao nên đây cũng là một trong những vị trí cạnh tranh cao nhất.

Gia sư riêng: 3,000 yên/giờ

Ngoài dạy tại các trường học, bạn cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách dạy gia sư riêng. Mỗi giờ dạy gia sư bạn có thể được trả khoảng 3,000 yên. Tuy lương không quá cao nhưng một lợi thế khi dạy gia sư riêng là bạn có thể chủ động sắp xếp lịch học và mức lương mà bạn mong muốn. Trước khi ra giá, hãy tham khảo mức lương từng khu vực để đưa ra học phí phù hợp nhé.

Nên nộp đơn sang Nhật dạy học vào khoảng thời gian nào?

Nếu xác định sang Nhật làm trợ giảng tiếng Anh (ALT) thì thời điểm tốt nhất bạn nên nộp đơn ứng tuyển là vào tháng 1 tới tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Đây là lúc bắt đầu các kỳ học mùa xuân và mùa thu.

Các trường Eikaiwa thì tuyển liên tục, quanh năm, bất cứ khi nào thiếu giáo viên. Chính vì vậy bạn có thể cập nhật tin tức tuyển dụng thường xuyên để ứng tuyển kịp thời nhé.

Chương trình JET bắt đầu nhận đơn ứng tuyển của ứng viên từ cuối tháng 11. Những ứng viên vượt qua vòng đơn sẽ được tham gia phỏng vấn vào khoảng đầu tháng 2. Kết quả cuối cùng được công bố vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Nếu bạn không đậu ngay lần đầu thì cũng đừng quá tuyệt vọng vì sẽ có danh sách dự bị. Nếu có người rút khỏi thì rất có thể người thay thế vị trí đó chính là bạn đấy.

Tìm việc ở đâu và ứng tuyển thế nào?

Đầu tiên bạn cần xác định được mục tiêu của mình. muốn dạy đối tượng nào. Sau đó bạn chỉ còn bước nộp đơn ứng tuyển việc làm tại Nhật để đạt được ước mơ của mình nữa thôi.

Vậy bạn có thể tìm việc và ứng tuyển ở đâu?

–          JET

Để ứng tuyển chương trình dạy và trao đổi của Nhật Bản thì bạn chỉ cần truy cập vào trang web: http://jetprogramme.org/en/ và làm theo hướng dẫn để ứng tuyển

–          Các trang dạy học tiếng Anh

Bạn có thể tìm thấy việc làm tại Nhật phù hợp với bản thân ngay tại các trang dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Đừng bỏ qua những trang web này nhé:

–          Các trang truyền thông Nhật Bản

Tại Nhật có rất nhiều tờ báo, tạp chí thường xuyên đăng các tin tuyển dụng. Đây có thể là nguồn thông tin tốt nhất để bạn tìm được một công việc phù hợp

–          Các công ty Eikaiwa

Bạn sẽ tìm được nguồn việc phong phú cũng như nghiên cứu về các công ty tuyển trực tiếp tại trang web của họ

Với nguồn công việc phong phú và chất lượng tại các trang web liệt kê phía trên, bạn hoàn toàn có thể tìm được công việc phù hợp và ứng tuyển dựa trên thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp tại mỗi đầu việc.

Morning Japan gửi tặng các giáo viên tiếng Anh tương lai bí quyết phỏng vấn thành công tại đây nhé.

Bạn có thể sang Nhật để phân tích dữ liệu?

phantichdulieu

Nhu cầu nhân sự cho ngành Phân tích dữ liệu này luôn rộng mở, cơ hội luôn có cho cả những người muốn sang Nhật làm việc nói riêng và sang nước ngoài làm việc nói chung.

Bởi ngành Phân tích dữ liệu (hay Data analytics) là một trong những ngành đang đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là kinh doanh. 

Cùng Morning Japan tìm hiểu về cơ hội sở hữu việc làm tại Nhật ngành này của bạn nhé.

Tổng quan về ngành Phân tích dữ liệu – Data analytics

Những kiến thức về phân tích dữ liệu khá rộng, từ ngữ được sử dụng thường mang tính “hàn lâm”, khá khó hiểu với nhiều người không thuộc chuyên ngành. Vì vậy, để dễ hiểu thì Morning Japan sẽ đưa ra những thông tin một cách trực quan nhất.

Định nghĩa ngành Phân tích dữ liệu – Data analytics

Phân tích dữ liệu được hiểu đơn giản là thu thập, phân loại và nghiên cứu thông tin/ dữ liệu. Từ đó, ta có thể đưa ra kết luận và giúp những phòng ban hoặc người liên quan hiểu được làm thế nào để có thể sử dụng được dữ liệu đó. Ngoài ra, giúp họ đưa ra được những phương hướng hoặc giải pháp cho dự án.

Ngành phân tích dữ liệu nói chung được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, trong bài viết này Morning Japan sẽ chủ yếu đề cập đến phân tích dữ liệu trong ngành kinh doanh. Data analytics được chia ra làm 4 loại chính:

Phân tích mô tả (Descriptive analytics), trả lời câu hỏi “Điều gì đang xảy ra?”

Đây là hình thức phân tích phổ biến nhất trong 4 loại. Trong kinh doanh, hình thức này giúp người phân tích hình dung ra được những thước đo quan trọng của dữ liệu. Từ đó họ có thể phân tích các biện pháp cần sử dụng để giái quyết một vấn đề nào đó.

Ví dụ: Từ một tập dữ liệu về khách hàng được thu thập từ năm 2016 đến nay của công ty A, người phân tích sẽ đặt ra câu hỏi “Điều gì đang xảy ra đối với tập khách hàng này”. Phân tích những số liệu này, người đó sẽ biết được thông tin nhân khẩu học về khách hàng của họ. Chẳng hạn 30% khách hàng này là người tự kinh doanh. 40% khách hàng sống tại khu vực thành phố. Sau đó, người phân tích có thể đưa ra biện pháp làm thế nào có thể tiếp cận đến 40% số người sống tại thành phố này, giúp cho việc bán hàng tốt hơn.

Phân tích chẩn đoán (Diagnostic analytics), trả lời câu hỏi “Tại sao điều này xảy ra?”

Đây là hình thức phân tích giúp người phân tích đào sâu vấn đề hơn. Từ đó họ sẽ tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề cụ thể.

Ví dụ: Từ thống kê doanh thu 6 tháng đầu năm – năm 2017, nhà phân tích thống kê được rằng tháng 5 vừa qua số lượng người mua giảm đột ngột. Khi đó, nhà phân tích sẽ tổng thể doanh thu của cả 6 tháng và tìm ra nguyên nhân tại sao riêng tháng 5 doanh thu lại giảm như vậy.

Phân tích dự đoán (Predictive analytics), trả lời câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra?”

Đây là hình thức nhà phân tích dùng để dự đoán khả năng xảy ra sự kiện trong tương lai. Có thể là số lượng, thời điểm xảy ra…

Các mô hình dự đoán thường sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau để dự đoán. Sự thay đổi của một bộ phận dữ liệu sẽ có mối liên quan với những gì được dự đoán. Ví dụ, người lớn tuổi dễ gặp những vấn đề về tim hơn, từ đó ta có thể nói rằng tuổi tác có liên quan đến nguy cơ đau tim.

Phân tích cảnh báo (Prescriptive analytics), trả lời câu hỏi “Tôi cần làm gì?”

Sau khi hiểu được điều gì đã xảy ra, tại sao nó xảy ra và một loạt những dự đoán “có thể xảy ra” thì phân tích cảnh báo sẽ giúp người phân tích quyết định những hành động tốt nhất cần thực hiện.

Gỉa sử sau khi hiểu được nguyên nhân doanh số tháng 5 giảm do khách hàng gặp khó khăn khi thanh toán trực tuyến thì việc cần làm là phải xem lại hệ thống thanh toán. Có thể nói, ngành phân tích dữ liệu này phải xử lý khá nhiều dữ liệu thô.

Ví dụ: thu thập dữ liệu, loại bỏ dữ liệu sai/ thừa, thực hiện một số tính toán đơn giản, tổng hợp thành một tổ hợp dữ liệu cần thiết cho phân tích. Sau khi xử lý dữ liệu thô thành dữ liệu “có ý nghĩa” rồi, người phân tích sẽ sử dụng một hoặc cả bốn loại phân tích trên để đưa ra một kết luận cuối.

Đối với ngành phân tích dữ liệu trong kinh doanh, người phân tích cần hiểu về kinh doanh và hệ thống dữ liệu đặc thù của ngành này, có như vậy họ mới có thể làm tốt vai trò phân tích dữ liệu của mình được.

Phân biệt Data analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu) và Data scientist (Nhà khoa học phân tích dữ liệu) và Business analyst (Nhà phân tích kinh doanh)

Khi tìm việc làm tại Nhật về phân tích dữ liệu, bạn rất dễ hiểu nhầm 3 thuật ngữ này. Hiểu đúng 3 thuật ngữ này sẽ giúp bạn tìm việc phù hợp với bản thân. Bạn cũng sẽ trau dồi được kỹ năng phù hợp với ngành nghề bạn định làm.

Chuyên gia phân tích dữ liệu – Data analyst có vai trò quan trọng là thu thập, phân loại, nghiên cứu dữ liệu, từ đó đưa ra kết luận, giúp phòng ban/ người có liên quan hiểu được, đưa ra các giải pháp.

Nhà khoa học phân tích dữ liệu – Data scientist thường thiên về kỹ thuật phần mềm (software engineering, xử lý/ lưu trữ dữ liệu, viết code hoặc thuật toán cho các sản phẩm dữ liệu của công ty.

Nhà phân tích kinh doanh (Business analyst) có nhiệm vụ như cầu nối giữa khối kinh doanh và khối công nghệ: diễn giải yêu cầu của business thành ngôn ngữ của developer và ngược lại.

Nhiệm vụ chính của người phân tích dữ liệu

Tùy theo trình độ chuyên môn, người phân tích dữ liệu có thể:

  • Làm việc với team IT, nhà quản lý/ nhà khoa học phân tích dữ liệu để xác định mục tiêu tổ chức
  • Sử dụng dữ liệu từ các nguồn sơ cấp, thứ cấp
  • Loại bỏ những thông tin không cần thiết
  • Phân tích và giải thích kết quả từ việc sử dụng các công cụ thống kê
  • Xác định xu hướng, sự tương quan, mẫu trong bộ dữ liệu
  • Xác định cách thức để cải tiến quy trình
  • Cung cấp các báo cáo dữ liệu, minh họa dữ liệu

Nghề phân tích dữ liệu ở Nhật

Tại Nhật Bản, yêu cầu tuyển dụng cho vị trí phân tích dữ liệu (data analyst) tại các công ty duy trì ở mức độ trung bình.  Đối với vị trí nhà khoa học phân tích dữ liệu (data scientist) được dự báo sẽ thiếu khoảng 250.000 người trong tương lai.

Hiện nay, có nhiều công ty có các dự án liên kết với các trường đại học để đào tạo sinh viên trở thành data analyst, data scientist. Ví dụ: Đại học Kogakuin, Đại học Tsukuba, Đại học Tokyo…

Một số công ty đang có nhu cầu tuyển dụng ngành này: Techno pro, Albert, FEG, Sansan, GIR…

Mức lương cho vị trí phân tích dữ liệu

Là ngành đang khát nhân sự nên chế độ đãi ngộ và lương thưởng tương đối cao. Tùy thuộc vào kĩ năng và kinh nghiệm, mức lương của chuyên viên phân tích dữ liệu trung bình trên 3.5tr yên/ năm và có thể lên tới 10tr yên/ năm Ví dụ về thu nhập hàng năm

  • 10 triệu yên cho người có 7 năm kinh nghiệm
  • 8,6 triệu yên cho người có 5 năm kinh nghiệm
  • 6-8 triệu yên cho người có 2-3 năm kinh nghiệm
  • 3-4 triệu yên cho người vừa ra trường.

Ở Nhật nói riêng, yêu cầu công việc cho vị trí nhà phân tích dữ liệu khá cao.

Yêu cầu chung:

  • Có kinh nghiệm (ít nhất 2 năm kinh nghiệm) trong vai trò phân tích về Công nghệ, Tư  vấn hoặc Tài chính kinh doanh
  • Bằng đại học, thường là thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực kinh doanh (Kỹ thuật, thống kê, toán học, kinh tế, tài chính…)
  • Đam mê với phân tích, số liệu thống kê….
  • Đã từng sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc có kinh nghiệm liên quan đến lập trình, tiếp thu nhanh
  • Thành thạo tiếng Nhật

Nhà phân tích dữ liệu cần có cả 2 mảng kỹ năng: kỹ thuật và kinh doanh.

Kỹ năng về mảng kỹ thuật (technical skill) cần có:

  • Phương pháp thống kê (ví dụ SPSS)
  • Ngôn ngữ SAS hoặc R
  • Kho dữ liệu và các nên ftangr kinh doanh
  • Cơ sở dữ liệu SQL và truy vấn cơ sở dữ liệu
  • Lập trình (XML, Javascript hoặc ETL)
  • Thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Khai thác, dọn/ làm sạch dữ liệu
  • Kỹ thuật hiển thị và báo cáo dữ liệu

Kỹ năng về mảng kinh doanh (business skill) cần có:

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Giao tiếp hiệu quả
  • Tư duy sáng tạo
  • Kiến thức về ngành
  •  …

Yêu cầu khác

Ngoài các yêu cầu trên, một số công ty có những yêu cầu nhất định. Chẳng hạn:

  • Thành thạo giao tiếp tiếng Anh
  • Có kinh nghiệm trong việc sử dụng Hadoop, Hive, Vertica, Tableau, Excel, R hoặc Python

Chứng chỉ cần có (tham khảo)

CAP được tạo bởi Viện Nghiên cứu Hoạt động và Khoa học Quản lý – The Institute for Operations Research and the Management Sciences (INFORMS) vào năm 2013 dành cho các nhà khoa học dữ liệu.

Trong kỳ thi, ứng viên phải chứng minh được kiến thức chuyên môn về quá trình phân tích. Bao gồm việc phân loại các vấn đề về kinh doanh, phân tích, xây dựng mô hình, triển khai…

Để nhận được bằng nay, yêu cầu ứng viên phải có ít nhất từ 3 năm kinh nghiệm trở lên liên quan đến công việc phân tích, với trình độ cử nhân trở lên trong lĩnh vực liên quan.

Được ủy quyền bởi Hiệp hội Quản lý Dữ liệu phi lợi nhuận quốc tế – the non-profit Data Management Association International (DAMA), CDMP dành cho các chuyên gia CNTT mong muốn có tay nghề về quản lý cơ sở dữ liệu nói chung.

Yêu cầu ứng viên phải có trên 2 năm kinh nghiệm việc trong cơ sở dữ liệu, có bằng cử nhân trở lên.

Chứng chỉ EMCDSA kiểm tra khả năng áp dụng kỹ thuật và công cụ phân tích dữ liệu lớn. Các ứng viên được đánh giá dựa trên chuyên môn kỹ thuật của họ (ví dụ sử dụng các công cụ nguồn mở như R, Hadoop hay Postgres…) và sự nhạy bén về kinh doanh (ví dụ kể câu chuyện hấp dẫn với dữ liệu để thúc động kinh doanh).

Được tạo bởi Revolution Analytics (một chi nhánh của Microsoft), Revolution R Enterprise là một nền tảng  phân tích cấp doanh nghiệp, giúp hỗ trợ thống kê dữ liệu lớn, có các mô hình tiên đoán.

Trong kỳ thi, ứng viên phải chứng minh được khả năng xử lý các khía cạnh chiến lược và thực tiễn của việc phân tích dữ liệu lớn bằng cách sử dụng Revolution R Enterprise.

Các chủ đề bao gồm chu trình phân tích số liệu, lý thuyết và phương pháp phân tích nâng cao, mô hình thống kê và các công cụ công nghệ cần thiết.

Nếu bạn chưa quen với lập trình SAS hoặc chứng chỉ SAS, đây là một chứng chỉ bạn nên xem xét.

Được hỗ trợ bởi SAS, kỳ thi kiểm tra ứng cử viên về khả năng nhập và xuất các tệp dữ liệu thô, thao tác và chuyển đổi dữ liệu, kết hợp các bộ dữ liệu SAS và xác định và sửa lỗi dữ liệu, cú pháp và lập trình logic.

Nghề nghiệp tương tự với Data Analyst

“Nhà phân tích dữ liệu” không chỉ có trong IT mà còn có những nghề tương tự. Trong nhiều trường hợp, nhà phân tích nghiên cứu thị trường (Market Research Analysts), nhà phân tích định lượng (Quantitative Analysts),… cũng có thể giống với nhà phân tích dữ liệu.

Người nước ngoài có cơ hội làm việc ở Nhật không?

Hiện tại các công ty Nhật Bản luôn tuyển dụng cho vị trí phân tích dữ liệu, và người nước ngoài, cụ thể là người Việt Nam chúng ta luôn có cơ hội làm việc cho công ty họ. Tuy nhiên, để ứng tuyển thành công vào các công ty này, ngoài những yêu cầu cần thiết về chuyên môn thì ứng viên Việt Nam nên có những kỹ năng sau:

  • Thành thạo tiếng Nhật, trình độ tối thiểu từ N2 trở lên
  • Thành thạo tiếng Anh, tối thiểu bạn có thể giao tiếp thành thạo được
  • Một số kỹ năng mềm: quản lý thời gian, leadership,…

Học trái ngành thì có thể làm phân tích dữ liệu được không?

Nếu bạn học trái ngành thì câu trả lời vừa có vừa không làm được. Có làm được nếu bạn làm trong lĩnh vực như IT. Khi đó, bạn cần bổ sung kiến thức về phân tích dữ liệu, kinh doanh bằng việc học và thi để nhận các chứng chỉ cần thiết.

Một số lĩnh vực khác như dược, du lịch khách sạn… thì Morning Japan khuyên bạn nên học những khóa học, thậm chí học đại học, hoặc thạc sỹ về ngành phân tích dữ liệu để có thể làm được ở vị trí này.

Làm thế nào để ứng tuyển cho vị trí Data Analyst này?

Có 2 cách bạn có thể ứng tuyển cho vị trí này. Một, bạn hãy tìm tin tuyển dụng thông qua các trang tuyển dụng uy tín của Nhật Bản. Ví dụ:

GaijinPot Japan Career
Daijob   Hello Work

 

Hai, tạo CV chi tiết của bản thân lên trang http://flyout.io/ để các nhà tuyển dụng Nhật Bản xem xét và lựa chọn. Nếu phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ được mời phỏng vấn và có cơ hội sang Nhật, hoàn toàn không phải qua môi giới trung gian.

Đặc biệt, ứng viên khi tạo CV trên FlyOut hay đến khi xin được việc làm tại Nhật hoàn toàn không mất phí. Ngoài ra, để giúp bạn tự tin hơn, tăng cơ hội trúng tuyển và đặc biệt để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng cho vị trí phân tích dữ liệu này,

Gửi bạn 30 câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên Phân tích dữ liệu. Hãy đăng ký email ở dưới để nhận được bộ câu hỏi quý giá này nhé!

Hiểu rõ ngành du lịch khách sạn ở Nhật để tìm việc dễ dàng hơn

Một trong những ngành thu hút nhiều người nước ngoài tới Nhật Bản làm việc bên cạnh IT, kỹ sư, dạy tiếng Anh… là ngành du lịch khách sạn.

Ngành này hấp dẫn ở chỗ: bạn không chỉ sang Nhật làm việc mà còn được khám phá văn hóa nơi đây, tìm hiểu về tập quán, con người. Không chỉ thế, việc làm tại Nhật ngành du lịch khách sạn còn có chế độ đãi ngộ rất tốt.

Hãy cùng Morning Japan tìm hiểu sâu về ngành du lịch khách sạn này nhé. Sau bài viết, bạn sẽ hiểu hơn được về vị trí, yêu cầu, mức lương ngành nghề và tìm việc nhanh chóng hơn.

Tình hình chung về ngành du lịch khách sạn ở Nhật Bản

Do sự tác động của toàn cầu hóa, ngành công nghiệp khách sạn hay ngành du lịch khách sạn đang trên đà phát triển mạnh. Từ năm 2011 đến năm 2015, du lịch trong nước của Nhật Bản tăng 33% mỗi năm, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Năm 2020, Nhật Bản sẽ tổ chức Thế vận hội. Đây là cơ hội để Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy đất nước thành một điểm đến hấp dẫn, quảng bá nền văn hóa đa dạng và những điểm du lịch nổi tiếng tới một lượng du khách quốc tế lớn. Chính phủ Nhật đã đặt ra mục tiêu là tăng gấp đôi lượng khách du lịch hàng năm từ 19.7 triệu năm 2015 lên 40 triệu vào năm 2020. Số lượng khách du lịch tới Nhật Bản đến từ châu Á ngày một tăng, nhất là du khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (~72%). Trong khi đó, số lượng khách đến từ các nước châu Âu (như Úc, Mỹ, Anh…) khiêm tốn hơn.

Để thúc đẩy du khách châu Âu tới Nhật Bản nhiều hơn, chính phủ cũng đưa ra những giải pháp để giúp các công ty du lịch khách sạn nói riêng, các công ty Nhật nói chung tuyển dụng được nhân sự biết tiếng Anh và những ngoại ngữ khác. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành du lịch khách sạn ở Nhật sẽ tăng cao.

Để lại email tại đây để nhận danh sách 54 công ty du lịch lớn nhất tại Nhật bạn có thể ứng tuyển nhé!

Thêm vào đó, để phục vụ cho Thế vận hội vào năm 2020, việc tuyển dụng nhân sự cho các vị trí khác nhau thuộc các ngành nghề khác nhau cũng tăng. Vì nhu cầu nhân sự cho ngành du lịch khách sạn lớn tại Nhật như vậy, bạn có rất nhiều cơ hội để tìm việc làm tại Nhật. Chúng ta hãy đi tìm hiểu sâu hơn về công việc thuộc ngành này nhé.

Nội dung công việc

Bạn sẽ làm các công việc chính sau như sau: Làm việc cho công ty du lịch, đưa ra các đề xuất và dự án cho tour du lịch trọn gói…. Sau đó, đề xuất kế hoạch du lịch theo yêu cầu của khách hàng, ngay cả với du lịch cá nhân. Bên cạnh đó, người lập kế hoạch tour cũng làm các công việc liên quan trực tiếp đến vé máy bay, đặt khách sạn, điều chỉnh thời gian biểu, các địa điểm tham quan, lễ hội, lựa chọn đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Vị trí này liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty và khách hàng. Vì vậy phù hợp với người thích giao tiếp và có cả tư duy kinh doanh thì càng tốt.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Không cần thiết có bằng cấp để trở thành người lập kế hoạch du lịch (tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty du lịch). Vị trí này yêu cầu phải có hiểu biết về luật pháp liên quan đến công nghiệp du lịch, các điều khoản, thủ tục về xuất cảnh và một số kiến thức chuyên biệt.

Tố chất cần có của người muốn làm vị trí lập kế hoạch du lịch này là thích được va chạm, cọ xát, giao tiếp nhiều với mọi người và linh hoạt trong mọi tình huống. Thu thập thông tin trên toàn cầu và biết những thứ mà người dùng đang tìm kiếm, xu hướng hiện tại để có thể lên bản kế hoạch du lịch hoàn hảo nhất. Vì thế, chúng ta cần “đặt ăng ten” vào mọi lĩnh vực để lập kế hoạch du lịch giúp thỏa mãn được nhu cầu khách hàng

Mức lương trung bình

Ngành du lịch là ngành công nghiệp có ngành nghề với mức lương không phải cao. Do đó, vị trí lập kế hoạch du lịch cũng vậy. Ngoài ra, cạnh tranh trong ngành du lịch đang khá căng thẳng và có nhiều công ty chỉ thuê nhân viên thời vụ để cắt giảm chi phí. Nếu được tuyển, bạn sẽ nhận được mức lương theo hình thức “trợ cấp hàng ngày”.

Mặc dù mức lương này thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, tuổi tác, số tiền dao động khoảng từ 7.000 – 12.000 yên cho vị trí kế hoạch du lịch trong nước và từ 8.000 – 25.000 yên cho các chi nhánh ở nước ngoài. Nếu tham gia nhiều tour du lịch, làm quen với nhiều điểm du lịch cụ thể, nhiều quốc gia, biết nhiều thứ tiếng thì mức lương của bạn sẽ cao hơn.

Nội dung công việc

Bạn sẽ làm các công việc dưới đây ở vị trí điều hành tour:

  • Quyết định số lượng kỳ nghỉ để bán tour mỗi mùa
  • Lựa chọn khu nghỉ dưỡng/ quốc gia cho từng gói tour
  • Thăm các khu nghỉ dưỡng để đảm bảo chất lượng resort/ nhà ở
  • Liên lạc với nhà điều hành, hãng hàng không, khách sạn, đại diện khu du lịch
  • Thỏa thuận về chi phí, hợp đồng của các bên liên quan
  • Xác nhận tên khách hàng với hãng hàng không/ khách sạn
  • Thu thập, đánh giá, trả lời (khi cần thiết) về phần hồi của khách hàng
  • Sử dụng thông tin nghiên cứu thị trường để đưa ra các quyết định
  • Cung cấp thông tin về giá cả
  • Marketing các gói tour cho khách hàng thông qua đại lý du lịch, trang web, quảng cáo
  • Xử lý đặt chỗ, lập hóa đơn cho khách hàng
  • Dự đoán lợi nhuận hoặc số lượng đặt phòng

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Bạn cần tốt nghiệp đại học và có bằng cấp về ngành du lịch, quản lý, tiếp thị, công nghệ thông tin, kinh doanh, ngôn ngữ hoặc quản trị khách sạn. Có thêm bằng cấp chuyên môn hoặc liên quan đến du lịch/ khách sạn sẽ là một lợi thế. Đặc biệt, có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch khách, đã đi du lịch (đặc biệt nước ngoài) là một điểm cộng lớn cho bạn.

Kỹ năng chính

  • Quan tâm đến ngành du lịch
  • Có kiến thức về các điểm du lịch
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phục vụ khách hàng
  • Kỹ năng tổ chức
  • Kiến thức về thương mại, IT
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt

Nội dung công việc

Công việc của tư vấn viên được ví như một điểm khởi đầu cho kế hoạch du lịch của khách hàng. Bởi yêu cầu của khách hàng sẽ được gửi qua email, gọi điện hoặc gặp trực tiếp tới tư vấn viên của các trung tâm/ đại lý du lịch.

Mỗi khách hàng quan tâm đến du lịch thông qua những thông tin đến từ tờ rơi, quảng cáo, trang web…. đều có những phản hồi nếu họ thực sự có nhu cầu. Khi này, tư vấn viên sẽ là người tiếp xúc với họ đầu tiên và ghi nhận những yêu cầu đó. Sau đó, họ sẽ kiểm tra để chắc chắn giữ chỗ cho phương tiện đi lại, phòng khách sạn, nhà hàng .v.v và báo lại cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý, tư vấn viên sẽ hỗ trợ cụ thể về chi phí và thông tin gói du lịch.

Ngoài ra, họ còn nhắc nhở khách hàng để không bị chậm trễ chuyến đi cũng như hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình tiếp nhận thông tin đến khi tận hưởng chuyến đi.

Danh sách công việc

  • Tiếp nhận điện thoại/ email
  • Tiếp nhận khách hàng đến trực tiếp
  • Cung cấp thông tin, dịch vụ
  • Sắp xếp vé máy bay
  • Tiếp nhận, đăng ký, quản lý thông tin khách hàng
  • Nhập dữ liệu/ kiểm tra
  • Sắp xếp khách sạn
  • Tạo tài liệu nội bộ và bên ngoài (hướng dẫn đi lại, xin visa…)
  • Tạo hóa đơn, ước tính chi phí
  • Kiểm soát các gói du lịch
  • Thu ngân
  • Phản hồi khiếu nại

Kỹ năng chính

  • Linh hoạt trong mọi tình huống
  • Phản hồi nhanh
  • Có kiến thức về tình hình trong và ngoài nước
  • Giao tiếp giỏi, nhanh nhạy
  • Thấu hiểu tâm lý khách hàng

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Không bắt buộc trình độ chuyên môn, nhưng tư vấn viên cần sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm quản lý (Word, Excel, mail…). Ngoài ra, tư vấn viên cần trả lời các cuộc gọi từ khách hàng nên cũng cần có kiến thức về kinh doanh nói chung.

Đặc biệt, bất kỳ tư vấn viên nào cũng cần có kỹ năng giao tiếp. Bởi công việc của tư vấn viên có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng cũng như với các phòng ban khác trong công ty. Người nào có kinh nghiệm làm về khách sạn, hoặc làm trong ngành du lịch sẽ là một lợi thế.

Mức lương trung bình

Tiền lương cố định hàng tháng dao động khoảng 170.000 Yên (bao gồm cả trợ cấp). Mức lương tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và năng lực của từng người. Thông thường, thu nhập hàng năm của vị trí này khoảng 3 triệu Yên đến 4,7 triệu yên.

Nội dung công việc

Công việc chính là lập kế hoạch, đề xuất và bán các gói tour cho nhiều tổ chức khác nhau như công ty hay trường học. Mặc dù về cơ bản là công việc bán hàng, nhưng với vị trí này, bạn cần có kiến thức sâu về các sản phẩm của công ty. Ngoài ra, bạn cần biết cách lập kế hoạch, sắp xếp đi lại, có khả năng tư vấn và kỹ năng trình bày tốt.

Bộ phận kinh doanh với nhiệm vụ đi bán gói tour du lịch và mở rộng khách hàng đã trở thành một phần quan trọng, chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của cả công ty. So với bộ phận tư vấn viên hay bán gói tour cho khách hàng cá nhân/ đơn lẻ thì đối tượng khách hàng của bộ phận kinh doanh này có quy mô lớn hơn rất nhiều.

Đối tượng khách hàng có thể lên tới hàng trăm người hay cả một công ty lớn. Vì vậy, để có thể bán được gói tour du lịch cho nhóm khách hàng quy mô lớn như thế, bạn cần lên kế hoạch du lịch thật hấp dẫn, cụ thể, chi tiết cũng như phối hợp với các phòng ban khác.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Mặc dù không có yêu cầu cụ thể về trình độ cho vị trí nhân viên kinh doanh này, nhưng chúng ta cần phải có kiến thức phong phú về du lịch giống như kinh doanh những ngành khác. Vì công việc liên quan đến hoạt động bán hàng nên bạn cần có kiến thức sâu về kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch nói riêng và các ngành liên quan khác.

Ngoài ra, bạn cần tìm kiếm thông tin như đối tượng khách hàng, các địa điểm du lịch… Đồng thời, dựa trên những nhu cầu cụ thể của khách hàng, bạn sẽ cần làm việc với người lên kế hoạch tour du lịch để có thể xác định rõ nên bán cho khách hàng gói tour nào. Chính vì vây, bạn cần có khả năng xây dựng mối quan hệ tin cậy với các đối tác kinh doanh cũng như với các phòng ban khác trong công ty.

Kỹ năng chính

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục
  • Khả năng trình bày tốt
  • Thấu hiểu tâm lý khách hàng
  • Là người biết lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hợp lý

Mức lương trung bình

Mức lương hàng tháng cho vị trí này dao động khoảng từ 190.000 – 480000 yên. Đây là mức lương không cố định. Bởi các công ty sẽ xem xét trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như số lượng gói tour bạn bán được để đưa ra một mức lương hợp lý.

Nội dung công việc

Đây là công việc liên quan nhiều đến sáng tạo và quảng cáo. Media sale cần sáng tạo những mẫu quảng cáo trên các mạng xã hội/ công cụ tìm kiếm để thể hiện tốt nhất sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Để sáng tạo hay xuất bản ra được những mẩu quảng cáo hay, đạt được mục đích của chiến dịch, người làm quảng cáo cần hiểu rõ từng công cụ quảng cáo tận dụng những lợi ích độc đáo.

Với vị trí này, bạn sẽ thường xuyên họp/ làm việc với đại diện truyền thông, các nhà cung cấp quảng cáo. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải đề xuất ý tưởng, phát triển sản phẩm quảng cáo và tối ưu hóa quảng cáo.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Kỹ năng bắt buộc
  • Kỹ năng giao tiếp giỏi
  • Thành thạo kỹ năng trình bày, thuyết trình
  • Có kinh nghiệm về bán hàng, quảng cáo hoặc marketing
Kỹ năng ưu tiên

Ngoài kỹ năng bắt buộc trên, bạn có kinh nghiệm làm việc trong các công ty quảng cáo, công ty truyền thông sẽ là điểm cộng cho bạn.

Trình độ học vấn: cử nhân trở lên

Mức lương trung bình

Mức lương hàng năm dao động khoảng từ 8 – 15 triệu yên, trung bình 600.000 yên/ tháng tùy công ty, kinh nghiệm làm việc và năng lực của bạn.

Nội dung công việc

Vị trí này có nhiệm vụ phụ trách các công việc liên quan đến vé: vé tàu hỏa, vé máy bay… Trong bán vé, không chỉ đặt chỗ và phát hành vé mà nhân viên còn phải xử lý những vấn đề liên quan đến vé. Chẳng hạn: đưa vé trực tiếp cho khách du lịch.

Ngoài ra, bạn cần đàm phán và làm việc với những người điều hành tour để nắm được quá trình du lịch của khách, sau đó đặt và bán vé. Tùy từng công ty, vị trí điều hành tour và bán vé có thể do cùng một người đảm nhiệm. Phần khó nhất của công việc bán vé là hiểu được sự phức tạp của cơ chế vé và tận dụng nó như thế nào. Khi bạn tính toán chính xác, bạn có thể tìm được loại vé phù hợp với gói tour, chất lượng và giúp khách hàng thuận lợi hơn khi di chuyển/ sử dụng dịch vụ.

Những năm gần đây, thông tin du lịch đã trở nên đa dạng hơn nhờ Internet. Khi đó, nhu cầu du lịch cũng trở nên đa dạng hơn. Nếu bạn là một người bán vé xuất sắc, nhanh nhạy bạn có thể theo kịp xu hướng du lịch và lựa chọn các loại vé phù hợp cho khách hàng.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Không đơn thuần là hoạt động mua bán vé như chúng ta thường nghĩ mà việc đặt vé đóng vai trò quan trọng trong mỗi gói tour du lịch. Và trong kinh doanh, công ty sẽ yêu cầu bạn phải có khả năng tìm cách mua vé với mức chi phí càng thấp càng tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Tùy vào từng loại vé, đại lý bán vé hay cách đặt chỗ mà giá vé có thể khác nhau. Vì vậy, khi giữ vị trí này, bạn cần am hiểu rộng rãi về các cơ chế bán vé của hàng loạt những hãng vé liên quan. Bạn cần biết và tạo mối quan hệ với những nơi bán vé uy tín, chi phí hợp lý.

Vị trí này không yêu cầu trình độ nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải giao dịch với những đại lý nước ngoài thì biết nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ là một lợi thế cho bạn.

Kỹ năng chính

  • Linh hoạt, nhanh nhẹn
  • Kỹ năng giao tiếp thành thạo

Mức lương trung bình

Mức lương trung bình hàng tháng dao động khoảng từ 230.000 – 320.000 yên.

Nội dung công việc

Người làm vị trí này sẽ chăm sóc khách du lịch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tour du lịch. Họ quản lý toàn bộ quá trình chuyến đi và đáp ứng các yêu cầu của du khách. Nếu bạn làm trong một công ty du lịch lớn, công ty sẽ cử một người điều khiển tour đi kèm với bạn. Hai người sẽ cùng chịu trách nhiệm cho gói tour này. Nhiệm vụ chính của bạn bao gồm:

  • Quản lý lịch trình, thông tin về khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan
  • Kiểm tra các sự kiện diễn ra ở điểm thăm quan, tình hình giao thông…
  • Đưa đón du khách tới sân bay
  • Làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho khách

Việc quản lý những du khách trong tour sẽ liên quan đến một số vấn đề như bệnh tật, trộm cắp trong suốt quá trình đi lại. Vì vậy, bạn phải nhanh nhạy để có thể giải quyết được những sự cố này bất kỳ lúc nào. Trong trường hợp du lịch nước ngoài, thành thạo tiếng Anh là điều vô cùng cần thiết.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Để trở thành nhân viên của một công ty/ tổ chức du lịch với vai trò là nhà điều hành tour chính, bạn cần có trình độ quản lý hành trình (tour du lịch trong nước). Để có được vị trí này, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc nhất định, thuộc cơ quan du lịch hoặc công ty điều hành tour du lịch. Vì vậy, nếu bạn xác định theo ngành này, hãy làm tại các công ty du lịch trước.

Ngoài ra, bạn cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn về du lịch cũng như kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Mức lương trung bình

Thu nhập của người điều hành tour du lịch không ổn định. Lý do là bởi nó không được tính theo tiền lương cố định như các ngành nghề khác. Mức lương sẽ phụ thuộc vào số ngày bạn đi tour và bao nhiêu tour trong một tháng. Những người làm vị trí này khoảng 3 đến 5 năm sẽ có mức lương dao động khoảng từ 200 đến 3 triệu yên mỗi năm.

Kỹ năng chính

Kỹ năng lãnh đạo

Trong chuyến đi, bạn sẽ điều hành rất nhiều du khách. Ngoài sự hài hước, vui vẻ, là một nhà điều hành tour bạn cần có khả năng lãnh đạo để đảm bảo được sự an toàn và thời gian cho du khách.

Cái đầu lạnh

Khả năng xảy ra những rắc rối, sự cố khi đi du lịch là không tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần có một cái đầu lạnh, tinh thần tỉnh táo để xử lý bất kỳ tình huống nào xảy ra.

Yêu du lịch

Trong suốt chuyến đi, bạn có thể sẽ nhận được những yêu cầu bất hợp lý/ lạ từ khách du lịch. Thậm chí cả những tình huống “khó đỡ” nữa.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp nhiều vô áp lực khác nữa. Vì vậy, nghề này cần bạn có một thể chất dẻo dai, tinh thần thật tốt và yêu du lịch để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khi đó bạn mới có thể đem lại cho khách hàng cảm giác hài lòng với chuyến đi.

Hướng dẫn viên du lịch là người sẽ truyền tải thông tin và hướng dẫn khách tham quan hiểu về văn hóa, lịch sử, lỗi sống địa phương. Có 3 loại hướng dẫn viên du lịch:

  • Hướng dẫn viên du lịch nước ngoài: hướng dẫn du khách Nhật Bản khi du lịch tại các quốc gia khác, chủ yếu bằng tiếng Nhật
  • Hướng dẫn viên cho tour nội địa
  • Hướng dẫn du lịch cho khách nước ngoài đến Nhật bằng các ngôn ngữ quốc tế: tiếng Anh…

Nội dung công việc

Nội dung công việc của hướng dẫn viên khác nhau tùy thuộc vào chuyến tham quan và đối tượng mà họ dẫn. Khi đó bạn sẽ trở thành một trong ba loại hướng dẫn viên đã đề cập ở trên. Tùy thuộc vào nơi làm việc, nội dung công việc chính của bạn sẽ là đón khách tham quan từ sân bay, chăm sóc họ và giới thiệu những điểm tham quan trong suốt hành trình. Khách hàng có thể theo nhóm lớn, nhỏ hoặc cá nhân.

Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch sẽ phối hợp với trưởng nhóm mang lại cho khách hàng chuyến du lịch ý nghĩa, đáng nhớ và an toàn. Trong một số công ty hoặc một số trường hợp, hướng dẫn viên du lịch sẽ kiêm luôn cả nhiệm vụ của trưởng nhóm. Vì vậy, bạn hãy chú ý điều này nhé.

Kỹ năng chính

Với vị trí này, bạn cần phải biết cách quản lý thời gian. Bất kể ở trong nước (Nhật Bản) hay ở nước ngoài (các nước khác), bạn phải đảm bảo mọi hoạt động theo đúng lịch trình đã đưa ra. Mọi trường hợp phát sinh như tắc đường, mất hành lý,… cũng cần được dự tính từ trước và chuẩn bị phương án thay thế.

Không những vậy, bạn cũng cần phải nhắc khách hàng đi đúng giờ để không bị ảnh hưởng tới toàn bộ lịch trình. Giải quyết vấn đề cũng là kỹ năng bạn cần phải rèn luyện thường xuyên. Bởi trong suốt tour du lịch, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề, khó khăn không lường trước được.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Khi là hướng dẫn viên tiếng Nhật trong nước Nhật, bạn không cần phải có trình độ chuyên môn. Nếu bạn hướng dẫn khách du lịch từ nước ngoài đến Nhật Bản, bạn cần phải có bằng/ chứng chỉ “通訳案内士” – “Interpreter Guide” được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Kỳ thi để nhận bằng 通訳案内士 được tổ chức bất kể tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quốc tịch. Tính đến 4/2017, số người đăng ký khoảng 22.000 người. Người trẻ nhất được trao bằng là 13 tuổi, người già nhất là 80 tuổi.

Có 10 ngôn ngữ khác nhau khi thi: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Thái. Bài kiểm tra gồm bài viết và đọc. Bên cạnh ngoại ngữ ứng viên chọn, họ phải viết bằng tiếng Nhật về “Địa lý Nhật Bản”, “Lịch sử Nhật Bản”, “Tình hình chung liên quan đến công nghiệp, kinh tế, chính trị và văn hoá”.

Ngoài ra, một trong những yêu cầu không thể thiếu đó là bạn phải thực sự thành thạo nhuần nhuyễn tiếng Nhật (nếu bạn không phải là người Nhật) đi kèm với tiếng Anh tốt. Chỉ cần vậy thôi, công việc làm hướng dẫn viên du lịch sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Mức lương trung bình

Tương tự như người điều hành tour, mức lương của hướng dẫn viên du lịch cũng không ổn định. Bạn đi dẫn tour càng nhiều, số lần khách một lần dẫn càng cao thì bạn càng được trả cao. Nhìn chung, mức lương trung bình cho vị trí hướng dẫn viên du lịch này khoảng 230 triệu Yên/ năm.

Travel writer hay còn gọi là người viết về du lịch là một ngành nghề có ở hầu hết cả quốc gia. Là một travel writer, bạn có thể làm việc online, miễn là có laptop, máy ảnh hoặc làm việc trong các công ty du lịch. Vị trí làm việc tùy thuộc vào bạn làm freelance hay trở thành nhân viên của một công ty nhất định.

Nội dung công việc

Với vị trí này, bạn sẽ viết các bài viết cung cấp thông tin về các điểm đến thú vị cho ấn phẩm trực tuyến (website, blog…) hoặc ngoại tuyến (sách, báo giấy…). Những người viết về du lịch sẽ sử dụng kinh nghiệm, kiến thức cá nhân của họ để miêu tả/ kể chuyện về các điểm đến du lịch cho các loại ấn phẩm khác nhau. Những bài viết này có thể dưới dạng quảng cáo/ giới thiệu, tài liệu hoặc hướng dẫn du lịch. Đi kèm các bài viết này là hình ảnh về những địa điểm họ đến thăm.

Đối với nhiều người, họ coi đây là công việc thực sự, chứ không phải là một kỳ nghỉ thông thường. Bởi là một travel writer, bạn phải suy nghĩ và viết ra những bài viết hay, cung cấp được một giá trị nhất định nào đó cho độc giả.

Trở thành một travel writer, có thể bạn sẽ phải trải qua khoảng thời gian khá khó khăn ban đầu nếu như chưa từng viết/ làm công việc chia sẻ kiến thức/ suy nghĩ của mình qua con chữ. Tuy nhiên, sau khi quen rồi, bạn có thể linh hoạt và chủ động hơn về vị trí của mình.

Kỹ năng chính

Để viết lên được những bài viết hay, hữu ích, truyền được cảm hứng du lịch thì kỹ năng quan trọng nhất bạn cần có chính là kỹ năng viết. Kỹ năng viết có thể do năng khiếu, bẩm sinh hoặc rèn luyện đủ nhiều. Để có được kỹ năng này, bạn cần đọc và viết nhiều cho thành thục cách sử dụng từ ngữ, câu cú…

Kỹ năng thứ hai bạn cần có là chụp ảnh. Để thêm phần cuốn hút, sinh động, bài viết không thể thiếu những bức ảnh. Do đó, bạn hãy đi học/ tự học, chụp thật nhiều ảnh để nâng cao kỹ năng này nhé. Ưa xê dịch, thích khám phá những điều mới lạ cũng là một yếu tố của người travel writer cần có.

Yêu cầu trình độ và đào tạo

Đối với tùy từng công ty, họ có thể yêu cầu bằng cấp về truyền thông, báo chí, ngôn ngữ hoặc các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, nếu bạn làm freelance thì không cần bằng cấp gì cả. Miễn là khả năng sử dụng ngôn từ và kỹ năng viết của bạn đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài ra, thành thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cũng là một trong những yêu cầu không thể thiếu. Bởi bạn đi đến nhiều địa điểm ở các quốc gia khác nhau, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh là điều quan trọng vô cùng. Thêm nữa, nếu bạn làm cho công ty Nhật (làm freelance hay làm thuê) thì sử dụng tiếng Nhật thành thạo, thậm chí được như người bản ngữ sẽ là điểm cộng rất lớn cho bạn khi là travel writer.

Mức lương trung bình

Travel writer là một nghề bán con chữ lấy tiền. Vì vậy, mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào khả năng viết lách của bạn đến đâu. Thông thường, một bài viết khoảng từ 800 – 1500 từ được trả từ 800 – 1.200 Yên. Bạn viết nhiều, chất lượng bài viết tốt thì bạn sẽ nhận được nhiều hơn.

Ngành Luật Nhật Bản có dành cho bạn?

việc làm tại Nhật ngành nghề

Morning Japan đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn luật sư tương lai về cơ hội dành cho các bạn tại Nhật.

Dù đạt được đến trình độ học vấn và tiếng Nhật phù hợp, yêu cầu về học vấn và giấy phép vẫn sẽ là một rào cản lớn với các bạn muốn làm luật sư hay người thi hành luật tại Nhật.

Cùng Morning Japan tìm hiểu về công việc luật sư ở Nhật và chia sẻ của những người từng trải về cách vượt qua các rào cản này nhé!

Cơ hội nào trong ngành Luật Nhật Bản là dành cho bạn?

Đối với người nước ngoài như bạn, việc trở thành luật sư Nhật Bản (弁護士) là điều không thể. Đầu tiên bạn phải vượt qua kỳ thi Luật sư với tỷ lệ đỗ cao nhất là 25%. Sau đó bạn còn phải thực tập 1 năm tại Viện Đào Tạo và Nghiên cứu Pháp lý (chỉ dành cho cán bộ nhà nước Nhật Bản).

Thuật ngữ đặc biệt dành cho một người nước ngoài đạt yêu cầu trở thành luật sư Nhật Bản là “thành viên liên đoàn” (準会員). Hiện tại luật đã thay đổi và ở Nhật không còn thành viên liên đoàn nào đang thi hành pháp luật nữa. Vì vậy, các sinh viên, nhân viên ngành luật ở nước ngoài có thể làm những điều sau:

  1. Làm biên dịch/biên tập
  2. Làm thực tập sinh
  3. Làm trợ lý luật sư (paralegal, thường có thời hạn 1-2 năm)
  4. Cố gắng lấy được giấy phép Luật sư nước ngoài (外国法事務弁護士)
  5. Liên kết với một công ty đa quốc gia đã được cấp phép (弁護士法人)

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng sử dụng tiếng Nhật thành thạo sẽ rất quan trọng để tìm được việc làm tại Nhật. Một số các luật sư nhiều kinh nghiệm hơn sẽ không biết một chút tiếng Nhật nào nếu tiếng Anh của họ tốt. Còn các luật sư trẻ tuổi hơn có thể sẽ được giao những việc cần sự chăm chỉ và tỉ mỉ như sắp xếp tài liệu tiếng Nhật hoặc giúp họ liên hệ với đối tác Nhật.

Còn nếu bạn không cần trở thành luật sư mà chỉ làm trong ngành Luật nói chung. Thì bạn có thể kiếm được việc làm tại Nhật ngay khi ra trường. Các công ty luật hoặc có bộ phận pháp chế sẽ tuyển nhiều với yêu cầu thấp hơn. Tuy nhiên ở những vị trí này có thể bạn sẽ phải dịch rất nhiều tài liệu.

Morning Japan gửi tặng bạn Ebook tổng hợp thông tin về 9 ngành nghề + 55 công ty luật và luật sư hàng đầu tại Nhật Bản nhé!

Giấy phép Luật sư nước ngoài tại Nhật (Gaiben)

Các gaiben tại Nhật không thể cung cấp dịch vụ liên quan tới luật Nhật Bản. Họ chỉ có thể tư vấn luật pháp nước họ. Vậy nên bạn cần hiểu rõ về luật pháp nước mình trước khi nghĩ tới tìm việc làm tại Nhật nhé. 

Tuy nhiên, việc tìm các vị trí liên quan tới luật Việt Nam không hề dễ. Vậy nên bạn có thể cân nhắc các vị trí khác nữa. Đương nhiên là dù bạn có đủ điều kiện sau đây để lấy giấy phép, hãy cân nhắc đến công sức và chi phí để duy trì cả giấy phép ở nước mình và ở Nhật nhé.

  1. Bạn phải được bộ tư pháp phê chuẩn để trở thành gaiben.
  2. Nếu bạn muốn cung cấp dịch vụ về pháp luật của Việt Nam, bạn sẽ phải xin chấp thuận cung cấp dịch vụ pháp lý Việt Nam nữa.
  3. Yêu cầu khó nhất để có được giấy phép này là bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành luật tại Việt Nam trước. Các công ty Nhật hiếm khi tuyển các luật sư mới vào nghề. Vì họ không đủ điều kiện lấy giấy phép, nghĩa là không được tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
  4. Sau khi trở thành gaiben, cách 2 năm bạn sẽ phải nộp các giấy tờ chứng minh hoạt động của bạn tại Nhật một lần.
  5. Quá trình phê duyệt sẽ kéo dài khoảng 2 tháng kể từ khi bạn nộp đầy đủ giấy tờ
  6. Trước khi nộp giấy tờ, bạn nên làm kiểm tra sơ bộ trước khi đến Nhật để biết chắc chắn khả năng được cấp phép. Quy trình kiểm tra này gần như tương đương xin cấp phép. Khác ở chỗ bạn không cần nộp văn bản gốc hay tuyên thệ trực tiếp.
  7. Phí thành viên gaiben: khi bạn đã được cấp phép, bạn sẽ phải tham gia Liên đoàn Luật sư Nhật bản và Liên đoàn Luật sư khu vực. Phí gia nhập sẽ phụ thuộc vào từng liên đoàn (tại Tokyo là khoảng 12.1tr VNĐ). Bạn sẽ phải nộp thêm lệ phí hàng năm nữa (khoảng 121.6tr VNĐ)
  8. Khi đăng ký gaiben, bạn sẽ không được làm việc trong 2 loại công ty sau:
  • Công ty ABS dạng đầu tư (cho phép những người không phải luật sư và không làm việc cho họ hưởng quyền lợi trong vốn cổ đông)
  • Công ty luật dạng MDP (cho phép những người không phải luật sư và có làm việc cho họ hưởng quyền lợi trong vốn cổ đông)
  1. Đơn xin cấp phép
  2. Tuyên bố bằng văn bản
  3. Tuyên bố tuyên thệ nhậm chức
  4. Giấy chứng nhận hành nghề luật sư
  5. Tài liệu xác nhận bạn có khả năng bồi thường thiệt hại mà bạn có thể gây ra cho khách hàng (bạn nên mua bảo hiểm ở Nhật)
  6. Sơ yếu lý lịch để xác nhận kinh nghiệm làm việc của bạn
  7. Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác để xác nhận danh tính của bạn
  8. Nếu bạn làm việc tại công ty, bạn cần nộp các giấy tờ có thể xác nhận tình trạng nghề nghiệp, tóm tắt tình trạng doanh nghiệp, khả năng chi trả tiền lương cho bạn, diện tích văn phòng…
  9. Nếu bạn tự mở công ty, bạn cần nộp các tài liệu về xây dựng văn phòng (văn bản chứng minh bạn có thể thuê 1 địa điểm nào đó sau khi khi có được giấy phép), giải thích cụ thể về kế hoạch kinh doanh
  10. Giấy tờ chứng minh bạn đã chuẩn bị chỗ ở tại Nhật
  11. Giấy tờ chứng minh bạn có đủ năng lực kinh tế để sinh sống tại Nhật

Làm việc với công ty đa quốc gia được cấp phép

Để có được cơ hội này, bạn cần phải đạt được hai điều kiện sau:

  1. Có thành tích tốt tại trường luật
  2. Thể hiện mong muốn sở hữu việc làm tại Nhật (có thể bằng cách học luật ở Nhật/sống tại Nhật)

Bạn nên lựa chọn công ty dựa trên các tiêu chí sau:

1. Quy mô công ty
Số lượng luật sư nước ngoài trong công ty càng nhiều thì bạn sẽ càng có cơ hội được đào tạo bài bản hơn
2. Tỷ lệ luật sư nước ngoài và Nhật Bản
Do quy định từ trước, các công ty nước ngoài phải liên doanh với công ty Nhật để hành nghề tại Nhật.
Nếu quan hệ giữa hai công ty không gắn bó, bạn có thể sẽ bị cuốn vào mâu thuẫn nội bộ. Hoặc bạn có thể ít khi có cơ hội làm việc cùng luật sư người Nhật hay sử dụng tiếng Nhật.
3. Dự định tương lai của bạn
Bạn muốn làm chuyên về mảng nào?
Các văn phòng ở Nhật Bản của các công ty này sẽ không có nhiều vị trí để bạn chọn như trụ sở nước ngoài của họ.
Sau khi làm ở Nhật bạn định về Việt Nam hay sang nước khác nữa?
4. Khả năng ứng dụng kỹ năng tại Việt Nam
Những kỹ năng nào bạn học được từ việc làm tại Nhật sẽ có giá trị tại Việt Nam?
5. Danh tiếng của công ty
6. Cân bằng cuộc sống và công việc
Số giờ làm việc, làm thêm giờ trả lương thế nào thường phụ thuộc vào quỹ lương và quy mô công ty

Các công ty luật tại Nhật cũng ít khi đăng tuyển rộng rãi, nên cách tốt nhất để ứng tuyển việc làm tại Nhật là liên hệ trực tiếp với chi nhánh tại Nhật và gửi cho họ một CV thật ấn tượng. Nếu bạn mới ra trường và họ chỉ muốn tuyển những người nhiều kinh nghiệm, bạn cũng vẫn có thể xin cơ hội nói chuyện với họ để giữ liên lạc, trao đổi về ngành Luật ở Nhật nói chung chẳng hạn. Hoặc bạn cũng có thể xin làm thực tập sinh.

Các vị trí về luật pháp bạn có thể ứng tuyển tại Nhật

Nhu cầu tuyển dụng chuyên gia về pháp luật cho các ngành như Y tế và Sinh học, Công nghệ, Trò chơi đang tăng cao. Quản lý hợp đồng và pháp luật có khả năng song ngữ vẫn đang và sẽ là vị trí hot cho các bạn trong thời gian tới. Riêng ngành dịch vụ tài chính thì đang tăng trưởng chậm, nên chỉ có cơ hội cho người nước ngoài có kinh nghiệm làm về Dự án và Mua bán & sáp nhập.

Sau đây là các vị trí được tuyển khá nhiều tại Nhật. Cùng tìm hiểu xem bạn có thể làm gì nhé! Còn nếu bạn thắc mắc bạn có thể vào công ty nào, click vào đây để đăng ký nhận Ebook với danh sách top 55 công ty luật và luật sư tại Nhật nha. 

Yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, nhiệm vụ chính, mức lương của từng lĩnh vực, công việc

Mức lương: 100tr VNĐ/tháng – 255tr VNĐ/tháng Nội dung công việc:

  • Dự thảo, kiểm tra và đàm phán các hợp đồng bằng tiếng Anh và tiếng Nhật
  • Cải thiện và phát triển chính sách công ty
  • Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố nguy cơ khác nhau liên quan hoạt động kinh doanh
  • Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả
  • Chủ động cung cấp tư vấn về các vấn đề pháp lý có thể gặp phải
  • Đưa ra lời khuyên chính xác và kịp thời về các vấn đề pháp lý
  • Giao tiếp, đàm phán, làm việc với các bên liên quan về dự án và xây dựng mối quan hệ

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng:

  • Kinh nghiệm 3-6 năm làm việc tại công ty luật hoặc bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp
  • Sử dụng thành thạo tiếng Nhật và tiếng Anh
  • Bằng đại học hoặc tương đương
  • Có khả năng xác định, gợi ý và thực hiện cải tiến quy trình, thủ tục
  • Kỹ năng quản lý công việc, thuyết trình và giao tiếp tốt
  • Có kinh nghiệm/hiểu biết về lĩnh vực của công ty là một lợi thế
  • Dễ thích nghi với môi trường mới
  • Có thể làm việc cá nhân cũng như theo nhóm

Mức lương: 77tr VNĐ/tháng – 119tr VNĐ/tháng Nội dung công việc:

  • Dịch các tài liệu liên quan tới pháp lý và kinh doanh
  • Xử lý rà soát đặc biệt và các báo cáo liên quan
  • Dự thảo và kiểm tra các tài liệu pháp lý để hỗ trợ việc kinh doanh khi cần thiết
  • Cập nhật các mẫu hợp đồng và các tài liệu pháp lý khác trên mạng nội bộ
  • Đào tạo chuyên môn cho nhân viên công ty
  • Tiến hành nghiên cứu về luật pháp ở các lĩnh vực khác nhau
  • Hỗ trợ thiết kế biểu đồ và làm PowerPoint
  • Quản lý quy trình phê duyệt hợp đồng bao gồm nhập liệu và thu lại hợp đồng
  • Hỗ trợ bộ phận pháp chế của doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý thường ngày
  • Hỗ trợ các dự án đặc biệt như áp dụng giấy phép quy định, giao dịch mua lại và sáp nhập….
  • Làm việc với các phòng ban khác theo yêu cầu
  • Một số công việc hành chính và thư ký (xử lý thư tín, quản lý tài liệu, liên hệ, hỗ trợ khách hàng, chuẩn bị tài liệu họp, viết biên bản họp, theo yêu cầu).

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng:

  • Trên 2 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty luật hoặc ban pháp chế doanh nghiệp
  • Sử dụng thành thạo Outlook, Word, Excel, Access, Adobe Acrobat và Power Point
  • Thành thạo đọc, viết, nói tiếng Anh và Nhật
  • Dễ thích ứng với môi trường mới, hiểu về văn hóa Nhật Bản
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Có thể làm việc theo nhóm
  • Khả năng quản lý và ưu tiên công việc tốt, cẩn thận, có thể đa nhiệm
  • Chuyên nghiệp, thận trọng và liêm chính trong việc xử lý các thông tin mật
  • Kinh nghiệm/hiểu biết về lĩnh vực của công ty là một lợi thế

Mức lương: 136tr VNĐ – 204tr VNĐ Nội dung công việc:

  • Thúc đẩy giá trị đạo đức và triết lý của công ty
  • Đảm bảo tất cả các hợp đồng của công ty đều tuân thủ quy định của pháp luật
  • Làm việc với các nhóm pháp chế để phát triển tiêu chuẩn cho các hợp đồng thương mại
  • Dự thảo, kiểm tra, xét duyệt và hoàn thiện các hợp đồng như hợp đồng bán và cho thuê
  • Đảm bảo tất cả các hợp đồng đều được cập nhật đúng thời hạn
  • Đàm phán với khách hàng về các hợp đồng khác nhau

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng:

  • Trên 5 năm kinh nghiệm xử lý hợp đồng
  • Thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật
  • Bằng cấp về luật là một lợi thế
  • Có kinh nghiệm làm việc trong công ty đa quốc gia là một lợi thế
  • Kỹ năng sắp xếp công việc, phân tích, giao tiếp và viết tốt. Có thể đa nhiệm

Mức lương: 102tr VNĐ – 204tr VNĐ Nội dung công việc:

  • Xây dựng và vận hành hệ thống tuân thủ nội bộ
  • Xử lý scandal
  • Vận hành Ủy ban Tuân thủ
  • Kiểm tra và biên tập tài liệu liên quan tới pháp lý
  • Lên kế hoạch cho các công việc hành chính liên quan tới bảo hiểm
  • Giám sát vốn, giao dịch, báo cáo giao dịch khả nghi, giải quyết vấn đề xung đột lợi ích
  • Giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật và tranh chấp
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo
  • Tư vấn các phòng ban trong công ty về pháp lý và tuân thủ

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng:

  • Trên 5 năm kinh nghiệm làm các công việc tương tự
  • Thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật
  • Bằng cấp về luật là một lợi thế
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt

Quà tặng từ Morning Japan

Morning Japan gửi bạn 1 phần quà vô cùng giá trị như sau. Các ebook này sẽ giúp bạn hiểu rõ 9 ngành nghề hơn để tìm được công việc như ý.

  1. Ebook 9 ngành nghề cụ thể dạng file pdf để bạn có thể tải về, đọc bất kỳ lúc nào
  2. Danh sách 50 công ty CNTT uy tín tại Nhật
  3. Con đường Sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư nhanh và tiết kiệm chi phí nhất
  4. Cơ hội trở thành hộ lý, điều dưỡng viên tại Nhật
  5. Top 21 agency và 15 studio Nhật Bản về đồ họa
  6. Bí quyết thành công cho mọi cuộc phỏng vấn giảng viên tiếng Anh tại Nhật
  7. Danh sách 54 công ty du lịch lớn tại Nhật Bản
  8. 54 công ty luật và luật sư tốt nhất tại Nhật Bản
  9. 33 câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi phỏng vấn Phân tích dữ liệu
  10. Cần có gì, làm gì để tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có ngay việc làm tại Nhật xịn?

Tất cả các tài liệu này ở dạng file pdf để bạn dễ dàng xem và tải xuống khi cần. Đây là những nguồn thông tin vô cùng giá trị Morning Japan đã tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp.

Hãy đăng ký mail để chúng mình gửi cho bạn phần quà giá trị này nhé!

quà tặng việc làm tại Nhật
Bình luận Facebook
Chia sẻ