“Ngay cả sinh viên Nhật Bản cũng gặp phải nhiều khó khăn để có thể tìm được một công việc làm sau tốt nghiệp, vậy sao tôi có thể tìm việc làm tại Nhật ?”
Trên tình hình thực tế hiện nay, số lượng các bạn du học sinh Việt Nam ở Nhật có xu hướng ngày càng tăng lên. Rất nhiều trong số họ mong muốn tìm thêm cho mình những cơ hội sau tốt nghiệp, với hi vọng sinh sống và làm việc lâu dài tại đất nước mặt trời mọc.
Được sự quan tâm của rất nhiều độc giả, trong bài viết tuần này của Morning Japan chúng mình xin giới thiệu tới bạn chủ đề: tìm việc làm ở Nhật Bản sau tốt nghiệp.
Cùng tìm hiểu những điều bổ ích được bật mí ngay sau đây nhé !
Tìm việc làm tại Nhật – Thời gian nào là phù hợp ?
Một điểm khác biệt khá lớn giữa các bạn sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản đó là thời gian bắt đầu tìm kiếm công việc. Thông thường, đa số sinh viên Việt Nam sẽ bắt đầu tìm những việc làm full-time cho mình sau khi tốt nghiệp. Một số khác tìm việc khi bắt đầu thời gian làm khóa luận ở kì 2 năm cuối.
Ngược lại, ở Nhật Bản, sự liên kết giữa trường học và doanh nghiệp rất chặt chẽ. Điều này được thể hiện phần nào qua việc sinh viên thường tìm việc khá sớm.
Thông thường vào khoảng giữa năm 3, sinh viên đang theo học tại các trường đại học sẽ được tham gia các buổi hướng nghiệp do nhà trường tổ chức. Nội dung của khóa hướng nghiệp này bao quát nhiều vấn đề của quá trình tìm việc làm tại Nhật như cách viết đơn xin việc, kĩ năng phỏng vấn, giới thiệu về các bài kiểm tra năng lực đầu vào SPI ….
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được hướng dẫn xin visa ở lại Nhật sau khi tốt nghiệp để xin việc 特定活動ビザ bạn nhé!
Tháng 3 là thời điểm sinh viên học tập ở Nhật tốt nghiệp, tuy nhiên quá trình tìm kiếm việc làm lại bắt đầu trước đó khá lâu
Ví dụ: Sau đây, Moring Japan chúng mình xin giới thiệu với bạn những mốc thời gian tiêu biểu trong quá trình tìm việc làm tại Nhật dành cho những sinh viên tốt nghiệp tháng 3 và có thể đi làm vào tháng 4.
Lịch trình tìm kiếm công việc toàn thời gian ( Đối với công việc bắt đầu vào tháng 4 hàng năm ) |
|
|
Từ khoảng 1 năm rưỡi trước tốt nghiệp |
|
Từ tháng 1 của năm trước tốt nghiệp |
Chờ đợt kết quả tuyển dụng từ công ty ( Trong thời gian này, bạn có thể thử sức vào một số công ty khác mà bạn quan tâm cho đến khi nhận được việc làm ) |
Từ tháng 4 của năm trước tốt nghiệp |
Sau khi đỗ kì tuyển dụng của công ty, bạn cần thay đổi visa- tư cách lưu trú tại Nhật |
Từ tháng 1 của năm tốt nghiệp |
Bắt đầu làm việc tại công ty Nhật |
Tháng 4 sau khi tốt nghiệp |
Tìm việc làm tại Nhật- Tìm kiếm, tham khảo thông tin từ đâu ?
Để hiện thực hóa ước mơ sống và làm việc lâu dài tại Nhật, các bạn du học sinh Việt Nam sau tốt nghiệp phải đối mặt với rất nhiều sức ép. Cạnh tranh khốc liệt là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cơ hội luôn chia đều cho mỗi người. Hãy luôn lạc quan, chủ động tìm kiếm thông tin để tìm cho mình được một công việc phù hợp, yêu thích bạn nhé.
Morning Japan xin gợi ý tới bạn một số kênh thông tin rất bổ ích để tìm kiếm thông tin việc làm, tìm kiếm cơ hội cho bản thân
-
Tạp chí việc làm:
Có rất nhiều tạp chí việc làm dành cho sinh viên nước ngoài muốn kiếm việc ở Nhật. Bạn có thể tham khảo tạp chí cho sinh viên nước ngoài được xuất bản bởi Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật bản. Ngoài ra, các bạn du học sinh cũng có thể tham khảo thêm các trang tạp chí việc làm dành cho sinh viên Nhật Bản.
Ví dụ : http://www.jasso.go.jp/en/ hay http://www.ifsa.jp/
-
Nhờ sự trợ giúp của văn phòng giới thiệu việc làm tại ngôi trường bạn đang theo học:
Văn phòng trường là nơi lưu giữ rất nhiều những báo cáo về việc làm của sinh viên trong suốt những năm qua. Ngoài ra còn có danh sách tuyển dụng của các công ty có sinh viên trường đang làm việc/ công ty liên kết với nhà trường…. Đây có thể được coi như một nguồn tham khảo thông tin rất hữu ích cho các bạn du học sinh.
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được hướng dẫn xin visa ở lại Nhật sau khi tốt nghiệp để xin việc 特定活動ビザ bạn nhé!
-
Tham khảo ý kiến từ thầy cô, hoặc các senpai đi trước
-
Tìm kiếm việc làm thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài tại Nhật:
Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài tại Nhật thường cung cấp các dịch vụ như tư vấn thông tin và tuyển dụng nhân sự cho các công ty. Đây là một trong những kênh thông tin chi tiết và phong phú. Các bạn du học sinh có thể lựa chọn công việc phù hợp với mình tại đây.
Ví dụ:
-
Trung tâm dịch vụ việc làm cho người nước ngoài tại Tokyo:
Địa chỉ: 160-0021 Tầng 1 Hello Work Shinjuku Bldg, 2-42-10 Kabukicho, Shinjuku-ku, Tokyo
Tel: 03-3200-8609
Fax: 03-3204-8619
Thời gian làm việc: 9:30-16:00 (đóng cửa thứ Bảy, Chủ Nhật, các ngày nghỉ lễ quốc gia và ngày lễ năm mới)
- Trung tâm dịch vụ việc làm cho người nước ngoài tại Osaka:
http://osaka-foreigner.jsite.mhlw.go.jp/
Địa chỉ: Osaka-Ekimae Bldg.15F ,1-2-2 Umeda, Kita-ku, Osaka-shi, Osaka-fu zip 530-0001
Tel: 06-6344-1135
Fax: 06-6344-1134
Thời gian làm việc: 10:00-18:00 Thứ Hai đến Thứ Sáu (đóng cửa ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ quốc gia và các ngày lễ năm mới)
-
Sử dụng công cụ Internet
Quá trình tìm kiếm việc làm tại Nhật
1: Gửi pre-entry sheet cho các công ty trong quá trình tìm việc làm tại Nhật
Việc gửi pre-entry sheet cho các công ty có thể coi như bước khởi đầu của quá trình tìm việc làm tại Nhật. Nói dễ hiểu, pre-entry sheet được coi như một bộ hồ sơ đơn giản, gồm những thông tin cơ bản nhất (họ tên, số điện thoại, địa chỉ, tính cách, sở thích…) của bạn để giới thiệu bản thân đến công ty mà bạn quan tâm.
Việc gửi pre-entry sheet có thể được thực hiện ngay trong các buổi hội chợ/ hội thảo/ ngày hội việc làm …Tuy nhiên, việc gửi bản pre-entry sheet trong trường hợp này có thể gặp bất lợi về mặt hạn chế số lượng do thời gian không cho phép.
Thông thường ứng viên chỉ có đủ thời gian gửi thông tin đến 5-6 công ty mình quan tâm. Ngoài ra, bạn có thể tăng thêm những cơ hội tìm việc làm tại Nhật cho mình bằng việc gửi entry sheet trên web tuyển dụng với sự hiện diện của hàng ngàn công ty với hàng ngàn ứng viên truy cập mỗi ngày.
2: Đăng kí tài khoản (プリエントリ) , đăng kí tham gia các buổi giới thiệu công ty setsumeikai
– Sau khi hoàn thành việc gửi pre-entry sheet cho các công ty mà bạn quan tâm, ứng viên nên đăng kí tài khoản my page từ chính trang tuyển dụng của công ty để nhận được những thông tin mới nhất.
– Một tip nhỏ mà Morning Japan muốn giới thiệu tới bạn để có thể quản lý tốt hơn về quá trình tìm kiếm việc làm tại Nhật, các bạn du học sinh nên lập một file excel để theo dõi. Bảng excel này có thể gồm tên công ty, tài khoản đăng nhập của bạn, email, hạn nộp entry-sheet, ngày diễn ra setsumeikai…. Bạn nhớ lưu ý tránh việc chồng chéo lịch lên nhau nhé. Hoặc tệ hơn là bạn bỏ lỡ mất thời gian hợp lệ để nộp entry-sheet.
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được hướng dẫn xin visa ở lại Nhật sau khi tốt nghiệp để xin việc 特定活動ビザ bạn nhé!
Một chút ngoài lề trong quy trình xin việc ở Nhật mà chúng mình muốn chia sẻ thêm. Đó là những khó khăn khi tham dự các buổi setsumeikai. Có rất nhiều công ty yêu cầu điều kiện bắt buộc để nộp entrysheet là các ứng viên phải tham dự buổi giới thiệu của công ty trước đó.
Thông thường, trong buổi setsumeikai các công ty sẽ giới thiệu tới ứng viên cơ cấu, lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn phát triển… để tìm kiếm những ứng viên quan tâm, phù hợp với công ty mình.
Có lẽ điểm khó khăn đầu tiên mà các bạn du học sinh gặp phải đó chính là ngôn ngữ. Tất các các buổi setsumeikai của doanh nghiệp hoàn toàn là tiếng Nhật. Việc nghe hiểu và nắm bắt thông tin quả là không hề dễ dàng phải không nào.
Hơn nữa, các buổi setsumeikai diễn ra trong khoảng thời gian có thể chồng chéo lên lịch học/ lịch làm thêm của các bạn. Nhiều du học sinh chia sẻ từng phải bỏ dở không kịp hoàn thành bài tập vì bận đi setsumeikai hay rất buồn phải bỏ luôn không nộp entrysheet vào công ty mình đã thích từ rất lâu vì không thể tham gia buổi giới thiệu của công ty trước đó.
Ngoài ra đi setsumeikai thì khá là tốn kém. Với những bạn sinh viên ở những thành phố lớn thì có thể đỡ hơn. Nhưng với những bạn học ở xa, ở các thành phố nhỏ thì chi phí đi lại cũng là một vấn đề đáng lưu ý.
Bởi thế, Morning Japan nghĩ rằng, bạn nên tìm hiểu thật kĩ thông tin của các công ty liên quan tới lĩnh vực theo học,các công ty bạn yêu thích để lựa chọn sao cho những buổi setsumeikai của doanh nghiệp thực sự hiệu quả, hữu ích với bạn nhé.
3: Gửi entry-sheet vào các công ty- Một bước vô cùng quan trọng trong quá tình tìm kiếm việc làm tại Nhật
Viết và gửi entry sheet là một bước vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến thành công của quá trình xin việc của bạn. Tiếng Nhật bình thường đã khó, viết entry sheet bằng tiếng Nhật còn khó khăn hơn rất nhiều.
Tham khảo bài viết Tăng cơ hội trúng tuyển với CV chuẩn Nhật
Entry sheet được coi như là một bộ hồ sơ xin việc chính thức của bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Đây không chỉ là để giới thiệu mà còn để gây ấn tượng, làm nổi bật bản thân.
Điểm khác biệt giữa entry sheet với bản CV thông thường là ở form mẫu. Entry sheet được viết theo quy định của các công ty. Nó có thể do các công ty gửi trực tiếp form cho các ứng viên hoặc bạn có thể tham khảo mẫu CV chuẩn Nhật ở trường, ở nhà sách…
Trong entry sheet thường có các câu hỏi đặc thù như
a) Nội dung các bạn nghiên cứu ( học) tại trường ĐH, Senmon… 研究内容
b) Lý do muốn vào công ty 志望動機
c) PR bản thân 自己PR
d) Hoạt động ngoài giờ 課外活動
e) Điểm mạnh, điểm yếu 長所と短所
f) Vào công ty bạn sẽ muốn làm gì…入社後やりたいこと
Mỗi công ty sẽ có lượng câu hỏi và giới hạn số chữ trong câu trả lời khác nhau. Để viết được một bản entry sheet chất lượng đòi hỏi sự đầu tư của các ứng viên. Nếu chưa tự tin về trình độ tiếng Nhật của mình, bạn có thể nhờ các thầy cô, senpai nhiều kinh nghiệm xem giúp và chỉnh sửa trước khi nộp nhé.
Tham khảo trang web tạo CV chuẩn Nhật miễn phí tại đây
4: Làm các bài test SPI – nét đặc trưng của quá trình tìm việc làm tại Nhật
Một điểm khá đặc trưng và thú vị trong quá trình tìm kiếm việc làm tại Nhật là kì thi SPI. Nếu như ở Mỹ có bài thi SAT để kiểm tra kiến thức phổ thông, qua đó đánh giá trình độ của sinh viên quốc tế thì ở Nhật,bài thi SPI được coi như bài kiểm tra kiến thức của ứng viên về nhiều mảng: Khoa học, xã hội, ngoại ngữ, tính cách, Kanji….
Các câu hỏi trong đề thi thường không quá khó và những dạng đề được lặp đi lặp lại qua các năm. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tìm việc làm tại Nhật, các bạn du học sinh có thể tham khảo các mẫu đề thi SPI trong sách, lên mạng để luyện trước.
Phần test SPI thường được bắt đầu cùng lúc hoặc sau khi bạn nộp entry sheet. Có các dạng web test (làm test trên web tại nhà) hoặc test center (các ứng viên làm test trắc nghiệm tính cách tại nhà và tới trung tâm để làm bài test năng lực).
- Web test: Vì là làm tại nhà nên các ứng viên có thể thấy thoải mái tâm lý hơn rất nhiều so với thi tại test center. Chủ động mua sách tham khảo SPI, chăm chỉ luyện đề trước thì mình tin chắc bạn có thể vượt qua bài thi một cách dễ dàng
Test center: Với test center, bạn phải đăng ký địa điểm dự thi. Mỗi người sẽ làm trên 1 chiếc máy tính riêng và có người giám sát. Đối tượng dự thi và ngày dự thi. Khi vào phòng thi bạn chỉ được phát 2 chiếc bút và 2 tờ giấy nháp. Với kết quả thi test center, ứng viên chỉ cần thi một lần và có thể dùng kết quả đó nộp cho nhiều công ty khác nhau.
5: Phỏng vấn- Vòng quyết định sự thành công của quá trình tìm việc làm tại Nhật
Phỏng vấn luôn được coi như vòng quan trọng nhất quyết định sự thành công trong cả quá trình tìm việc làm tại Nhật của bạn. Vòng phỏng vấn có thể chỉ gồm một lần phỏng vấn. Nhưng đôi lúc cũng phải qua nhiều lần tùy thuộc vào công ty mà bạn ứng tuyển.
Tham khảo bài viết 6 tips để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Có lẽ, với rất nhiều ứng viên, đây là vòng thi căng thẳng, “đáng sợ”, áp lực nhiều nhất. Phỏng vấn với công ty không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để bạn thể hiện bản thân, năng lực, tính cách, nguyện vọng của mình.
Thực tế, có rất nhiều sách báo, bài viết dạy về manner khi phỏng vấn. Các ứng viên có thể đọc và tham khảo. Điều quan trọng nhất là hãy luôn giữ cho bản thân sự bình tĩnh, tự tin và nụ cười.
Hãy đăng ký email tại đây để nhận được hướng dẫn xin visa ở lại Nhật sau khi tốt nghiệp để xin việc 特定活動ビザ bạn nhé!
Câu hỏi, yêu cầu của nhà tuyển dụng trong phòng thi này là muôn màu muôn vẻ. Trong khuôn khổ của bài viết, Morning Japan chúng mình xin giới thiệu tới bạn những câu hỏi cơ bản nhất, để bạn có thể tham khảo, có sự chuẩn bị trước một cách tốt nhất.
Ví dụ:
自己紹介
Giới thiệu bản thân.
– 大学での研究内容を教えてください?
Giới thiệu về đề tài các bạn nghiên cứu ở trường đại học (đề án tốt nghiệp )
– 一番苦労したのはなんですか?それをどうやってクリアしましたか?
Gặp khó khăn nhất ở điểm nào? Cách bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào?
– なぜこの会社を選びましたか?
Tại sao lại chọn công ty này?
– なぜ進学せずに、就職しますか?
Tại sao không học tiếp ( lên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) mà lại đi xin việc?
– 長所と短所を教えてください?
Cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
– 課外活動に参加しますか?
Có tham gia hoạt động ngoại khoá không?
– 部活に入っていますか?
Có tham gia câu lạc bộ nào không?
– なぜ日本に留学しますか?
Tại sao lại tới Nhật học?
– どのように日本語を勉強してきましたか?
Hoc tiếng Nhật như thế nào?
– 日本に来て、一番苦労したことと、それをどうやってクリアしましたか?
Khi tới Nhật thì gặp khó khăn nhất là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào?
– ストレスを解消する方法はなんですか?
Cách bạn giải toả stress?
– 将来、何の仕事をしたいですか?
Bạn muốn làm công việc gì trong tương lai?
– 将来的にベトナムに仕事をしたいと考えてますか?
Bạn có muốn làm việc tại Việt Nam trong tương lai không?
– 日本にずっといますか?
Bạn sẽ ở Nhật suốt chứ?
– この会社に入ったら何かしたいですか?
Khi bạn vào công ty này thì bạn muốn làm gì?
– 志望した仕事と違っても大丈夫ですか?
Nếu vào công ty làm công việc không như bạn chọn ban đầu thì có vấn đề gì không?
– 他の会社の就職状況を聞かせてください?
Cho biết tình trạng xin việc hiện nay của bạn ở các công ty khác?
Tham khảo bài viết 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời hạ gục nhà tuyển dụng Nhật Bản
Trên đây những bước cơ bản, quan trọng của quá trình tìm kiếm một công việc làm tại Nhật mà chúng mình đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng các bạn du học sinh Việt Nam sẽ tìm được cơ hội tốt sau khi tốt nghiệp.
Nếu còn khó khăn, thắc mắc gì thì đừng ngại email chia sẻ với Morning Japan ngay nhé. Hi vọng các bài viết của chúng mình có thể giúp ích bạn phần nào. Chúc các độc giả của Morning Japan sớm nhận được Naitei- thư mời làm việc nhé!
Một điều cần lưu ý với các bạn du học sinh sau khi đã nhận được lời mời làm việc chính thức của công ty. Đừng quên thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật bạn nhé. Bạn có thể đến văn phòng nhập cư khu vực đang sinh sống để chuyển đổi visa từ sinh viên sang hình thức visa lao động.
Bạn nên chú ý một số tài liệu cần thiết bao gồm
- Tài liệu cá nhân của bạn: Hộ chiếu, thẻ đăng kí của người nước ngoài, đơn xin thay đổi giấy phép tư cách lưu trú, sơ yếu lý lịch..
- Tài liệu liên quan đến công ty mà bạn được nhận vào làm việc: Bản sao của hợp đồng làm việc chính thức, bản đăng kí hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty, tài liệu quảng cáo của công ty…
- Tài liệu liên quan đến bằng cấp học vấn: giấy chứng nhận tốt nghiệp cao đẳng/ đại học của bạn, các bằng cấp khác có liên quan….
Có thể với nhiều bạn du học sinh khi trình độ tiếng Nhật còn chưa cao, hay có ít cơ hội tìm việc thì việc tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp quả thật gặp rất nhiều khó khăn.
Với mong muốn được tiếp tục cuộc sống ở đất nước mặt trời mọc, bạn có thể xin chuyển đổi sang hình thức visa 特定活動ビザ (visa dành cho hoạt động đặc biệt). Đây là visa chính phủ Nhật cấp cho các bạn du học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng, trường senmon tại Nhật. Những bạn có visa này sẽ có thêm tối đa 1 năm tiếp tục tìm kiếm công việc cho mình.
Để lại email của bạn để đội ngũ admin của Morning Japan có thể gửi tới bạn bản tóm tắt giới thiệu điều kiện, các giấy tờ cần thiết, lưu ý khi xin loại visa đặc biệt này bạn nhé
Hàng tuần blog của chúng mình luôn cập nhật những bài viết mới nhất về Nhật Bản. Thường xuyên ghé qua để tìm kiếm những thông tin hữu ích bạn nhé. Morning Japan xin chúc bạn một tuần làm việc thật hiệu quả, tràn ngập niềm vui!